Phòng dịch Covid-19: Ăn quá nhiều muối có thể làm suy yếu hệ miễn dịch
Khi đại dịch Covid-19 càn quét toàn cầu, tất cả mọi người đều cố gắng hết sức để chăm sóc bản thân và tăng cường hệ miễn dịch của mình.
Ăn nhiều muối làm suy giảm hệ miễn dịch – Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, có một thói quen phổ biến ở nhiều người không ngờ lại phá hoại nghiêm trọng hệ miễn dịch, mà chúng ta không hề hay biết.
Đó là: tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm suy yếu đáng kể hệ miễn dịch, theo Mbg.
Giáo sư – tiến sĩ Christian Kurts từ Viện Miễn dịch Thực nghiệm tại Đại học Bonn (Đức), nói: Lần đầu tiên khoa học chứng minh được điều này.
Đương nhiên, quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Nhưng nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng tiêu thụ muối quá mức làm suy yếu đáng kể hệ miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng giảm lượng muối là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe, bao gồm cả hệ thống miễn dịch, theo Mbg.
Thực đơn của người được cách ly tại Đà Nẵng mỗi ngày bao nhiêu tiền?
Muối làm suy giảm hệ miễn dịch
Tác giả chính của nhóm nghiên cứu, ông Katarzyna Jobin, cho biết trước đây nhóm nghiên cứu của ông đã thử nghiệm cho một số con chuột theo chế độ ăn nhiều muối.
Kết quả là trong lá lách và gan của chúng, các nhà nghiên cứu đã đếm được 100 đến 1.000 lần số mầm bệnh gây bệnh. Họ cũng quan sát thấy nhiễm trùng đường tiết niệu ở những con chuột được ăn nhiều muối – lâu lành hơn.
Đối với nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều muối đối với cả chuột và người.
Những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều muối cuối cùng đã bị “nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng hơn nhiều”.
Còn đối với nghiên cứu ở người, kết quả cho thấy những người ăn thêm 6 gram muối mỗi ngày, đã biểu hiện “sự thiếu hụt miễn dịch rõ rệt”, theo Mbg.
Chỉ sau một tuần tăng cường ăn muối, xét nghiệm máu cho thấy các tế bào miễn dịch ở người đã chống lại vi khuẩn kém hơn nhiều so với khi theo chế độ ăn bình thường trước đó.
Như nghiên cứu giải thích, quá nhiều muối có thể kích hoạt thận và thúc đẩy sự tích tụ hoóc môn glucocorticoids trong cơ thể. Hoóc môn này làm suy yếu loại tế bào miễn dịch phổ biến nhất trong máu là bạch cầu hạt, khiến cho việc chống lại vi khuẩn trở nên khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn, theo Mbg.
Mối liên quan giữa lượng muối tiêu thụ và khả năng miễn dịch từ trước đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Và phát hiện này như một lời cảnh báo cho những người có thói quen ăn mặn.
Bằng cách giảm lượng muối ăn mỗi ngày, chúng ta có thể chú ý đến cả sức khỏe của tim và khả năng miễn dịch, theo Mbg.
2 yếu tố quyết định sức đề kháng trong dịch virus corona | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
Quyên Quân
Top những loại trái cây tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch
Trái cây giúp bổ sung lượng lớn chất xơ và vitamin giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Một quả đào cỡ lớn cung cấp hơn 300mg kali, đáp ứng khoảng 10% lượng kali mà cơ thể người lớn cần nạp trong một ngày giúp cơ thể kháng viêm, tăng cường sức khỏe cơ bắp và hệ thần kinh.
Những quả dứa thơm ngọt chứa rất nhiều bromelain- một loại enzym kháng viêm có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và tốt cho da.
Nho là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng làm giảm mỡ máu, viêm nhiễm và điều hòa huyết áp. Nho cũng giàu kali giúp phòng ngừa nguy cơ bị chuột rút.
Kiwi chứa nhiều vitamin C - chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ chống ung thư và vô cùng tốt cho da và mắt.
Xoài là loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng với hàm lượng beta-caroten cao, từ đó cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện thị
Một quả táo tuy chứa ít calo, song lại giàu quertecin - chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa quá trình thoái hóa tế bào não dẫn đến bệnh Alzheimer.
Lựu là một nguồn kali tuyệt vời, giúp duy trì năng lượng và kiểm soát huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm viêm.
Bưởi là loại trái cây giàu vitamin C, vitamin B - chất thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, nhờ đó phục hồi làn da và mái tóc đang tổn thương vì ô nhiễm và hóa chất.
Chuối giàu kali và chất xơ giúp cơ thể sinh năng lượng và tỉnh táo trong ngày.
Việt quất rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C giúp chống lại bệnh tật (đặc biệt là ung thư), anthocyanin bổ não và tăng cường trí lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng./.
CTV Vũ Gia
Thừa cân làm tăng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19 Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19. Trọng lượng quá khổ khiến người thừa cân, béo phì khó thở sâu. Hệ miễn dịch của họ cũng yếu hơn so với người khỏe mạnh. Béo phì làm tăng nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock Nghiên cứu...