Phòng bệnh đường ruột dịp Tết
Trong dịp Tết, nhịp sống thường ngày của chúng ta bị đảo lộn, lại là lúc có nhiều thay đổi về thời tiết, vui chơi và ăn uống thiếu điều độ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần nắm được cách xử trí khi đường tiêu hóa bỗng dưng trở chứng.
Chướng bụng, đầy hơi
Đây có lẽ là rối loạn thường gặp nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa với triệu chứng no hơi, nặng bụng, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm; lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích dẫn đến tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày.
Gặp trường hợp này, chúng ta có thể xử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ, vắt lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm lên vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu, đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày – ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa. Nên dùng từ 3 – 5 ngày, nếu không đỡ thì phải đến bác sĩ để khám.
Ngộ độc thực phẩm
Dùng thức ăn kém vệ sinh hoặc ôi thiu, dị ứng hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau… sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Biểu hiện chủ yếu là nôn ói và tiêu chảy, đôi khi sốt. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói hay tiêu chảy nhiều hơn. Lúc này, cơ thể cần bổ sung orezol (có bán ở tất cả các hiệu thuốc) để bù lại lượng nước và muối đã mất.
Bổ sung orezol là biện pháp căn bản để tránh các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra. Có thể thay thế orezol bằng viên Hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200 ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỉ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc có tác dụng hấp thu, thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc các chất kháng tiết ở ruột non. Lưu ý là nếu sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy thì chỉ sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Trong ngày Tết, nhiều người dễ bị viêm dạ dày cấp do uống rượu, bia quá độ, sử dụng các chất kích thích như cà phê, ớt… Biểu hiện chủ yếu của bệnh là đau bụng cồn cào, nóng rát vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng, có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu và đại tiện phân đen. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được điều trị hợp lý.
Ngoài các biện pháp trên, để bảo đảm sức khỏe đường ruột ngày Tết, chúng ta cần ăn đầy đủ rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm dạng hạt, đặc biệt nên bổ sung một số thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi như tỏi, nấm hương, mộc nhĩ… Nên uống nhiều nước, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, thức uống có cồn, đồ ngọt (bánh, kẹo, mứt)…, có thể sử dụng các loại trà thảo dược. Nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Chỉ cần những giấc ngủ ngắn cũng sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tránh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi; đồng thời hỗ trợ cơ quan tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Lưu ý với người bệnh gan Người mắc bệnh gan phải cẩn trọng trong việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm ngày Tết. Ở những người bị viêm gan mãn tính đang ổn định, các chứng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể gây ra một đợt tiến triển, có khi rất nặng. Những rối loạn về tiêu hóa cũng có thể làm cho bệnh xơ gan trở nên nặng hơn, gây phù hoặc cổ trướng.
Theo dân trí
Mối liên quan giữa thực phẩm và sức khỏe răng miệng
Cơ thể giống như một bộ máy phức tạp. Lượng thức ăn được tiêu thụ chính là nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Video đang HOT
Trong khi đó, tần suất "nạp năng lượng" sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tác động đến hai bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa là răng và lợi nói riêng. Thói quen ăn uống và sự lựa chọn thức ăn ở tuổi nhi đồng và thiếu niên là những nhân tố quan trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sâu răng trong giai đoạn trưởng thành về sau. Một chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thể dục thể thao, tránh xa stress và những thói quen sống lành mạnh sẽ đảm bảo cho răng luôn chắc, bền và đẹp theo thời gian.
Để duy trì sự khỏe mạnh cho răng, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Điều quan trọng nhất là bạn cần tiêu thụ đa dạng các nhóm thực phẩm, bao gồm lương thực, rau xanh, trái cây, sữa, các loại đậu cùng với một lượng chất béo và dầu ăn phù hợp. Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng vì các lỗ sâu trên răng chính là hệ quả của những gì chúng ta ăn và số lần thức ăn được tiêu thụ.
Không phải mọi loại thức ăn và đồ uống đều tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm được đánh giá là có ích cho nụ cười của bạn cũng không nhiều. Tập trung vào danh sách những loại thức ăn và đồ uống dưới đây chính là cách để bạn có được một nụ cười tự tin và tỏa sáng mà nhiều người mơ ước.
1. Trái cây tươi
Trái cây tươi chắc chắn là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn duy trì sức khỏe răng miệng. Các loại trái cây tươi sẽ kích thích nước bọt, góp phần làm giảm lượng a-xít trong miệng. Không chỉ vậy, nước bọt còn rửa trôi những mẩu thức ăn bé xíu còn bám trên răng hay trong khoang miệng. Trong số các loại trái cây, bạn nên ưu tiên ăn nhiều táo để có hàm răng trắng bóng. Không chỉ mang đến những lợi ích như đã đề cập ở trên, trong quả táo còn chứa một chất mài mòn tự nhiên, có khả năng làm sạch và đánh bóng cho răng.
2. Cà rốt và cần tây
Ảnh: Livejournal.com
Cả hai loại rau giàu chất xơ này đều là nguồn thực phẩm tuyệt vời đối với răng vì chúng hỗ trợ cho lợi luôn chắc khỏe. Đây cũng là vấn đề cốt yếu đối với sức khỏe răng miệng.
3. Những sản phẩm từ sữa
Ảnh: Wholefoodsmarket.com
Can-xi là khoáng chất quan trọng đối với răng, đặc biệt là đối với sự phát triển hệ răng ở trẻ em. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp can-xi tuyệt vời với rất nhiều lựa chọn khác nhau như sữa, sữa chua và phó mát. Tuy nhiên, can-xi không thể "cư ngụ" chung với chất béo, do đó chỉ có những sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo mới cung cấp nhiều can-xi cho cơ thể.
4. Lương thực thô
Các loại lương thực thô cung cấp nhiều vitamin nhóm B và chất sắt, giúp giữ cho lợi luôn khỏe mạnh. Đây cũng là nguồn thực phẩm giàu ma-giê, một thành phần quan trọng đối với xương và răng.
5. Kẹo gum ít đường
Lợi ích chính mà kẹo gum ít đường mang lại chính là tác dụng kích thích sự tiết nước bọt trong miệng. Càng nhiều nước bọt được tiết ra, các mẩu thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng càng được rửa trôi tốt. Điều này giúp phòng tránh bệnh sâu răng và bệnh về nướu. Ngoài ra, kẹo gum ít đường cũng không gây hại cho men răng.
6. Nước
Nước sẽ rửa trôi những mẩu thức ăn nhỏ. Hơn nữa, chúng còn chứa flo, giúp men răng luôn được chắc, khỏe.
Những loại thực phẩm cần tránh
Ảnh: Topnews.in
- Cà phê đen hoặc trà: Thói quen nhâm nhi ly cà phê đen hoặc trà sẽ ảnh hưởng không tốt đến nụ cười của bạn. Những loại thức uống sậm màu hoàn toàn không có lợi cho răng.
Ảnh: Bacchusandbeery.com
- Rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ có chứa các polyphenol. Những chất có khả năng chống ô-xy hóa này chính là nguyên nhân gây ra các vết ố vàng trên răng. Chất cồn trong rượu vang đỏ chứa hàm lượng a-xít rất cao nên sẽ gây hại cho men răng, làm lộ ra phần ngà răng mềm có màu vàng phía bên dưới.
- Kem que: Đây là món ăn vặt được nhiều người, đặc biệt là trẻ em và thiếu niên yêu thích nhưng những chất nhuộm màu thực phẩm trong kem que không chỉ làm cho phần môi và lưỡi xuất hiện những màu sắc vui nhộn mà chúng còn làm răng bị bám màu và ố vàng đi.
- Nước tương đậu nành: Nước tương đậu nành không phải là loại nước chấm "xấu" đối với sức khỏe nhưng chúng lại không tốt cho răng. Dùng nhiều nước tương đậu nành (vốn có màu đen) sẽ khiến cho các chất nhuộm màu xâm nhập sâu vào lớp men răng, làm răng bị ố vàng, trông rất mất thẩm mỹ.
- Những thực phẩm có nhiều đường: Ai cũng biết rõ đường chính là kẻ thù của răng. Do đó, nên hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng những thực phẩm có chứa đường. Tốt nhất, bạn nên tập trung tiêu thụ tất cả các thức ăn có đường cùng một lúc, tránh việc phải ăn chúng nhiều lần trong ngày.
Một số thói quen có ích cho sức khỏe của răng miệng, giúp răng luôn sáng bóng và chắc khỏe
Ảnh: Lakesidefamilydentalcare.com
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Uống nhiều nước và chịu khó uống nước thường xuyên.
- Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn chính. Khi phải ăn vặt, nên chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chứa ít đường.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flo.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc những phương pháp làm sạch các kẽ răng mỗi ngày để lấy đi hết những mảng bám nằm bên dưới nướu và giữa các khe răng.
- Khám răng và vệ sinh răng định kỳ theo khuyến cáo của nha sĩ.
Theo SK&ĐS
Sữa chua và sức khoẻ có thể bạn chưa biết Sữa chua hay yaourt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus) . Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Nói chung các loại sữa chua đều được sản xuất từ sữa đã thanh trùng, do đó mọi quá trình vi...