Phơi nắng lúc nào trong ngày là tốt nhất?
Người lớn nên phơi nắng 10-15 phút trong khoảng 9-10h sáng hoặc 15-16h khi tay chân không che chắn và không dùng kem chống nắng.
Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Tia UVB là loại tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3. Trước 9h sáng và sau 4h chiều, tia UVB bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, chỉ có chủ yếu tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu phơi nắng. Do đó, thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam trong khoảng 9 đến 10h sáng hoặc từ 3 đến 4h chiều.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết khi cơ thể hấp thụ một lượng tia tử ngoại vừa đủ sẽ chuyển hóa một số chất trong mỡ dưới da thành vitamin D, phòng ngừa được bệnh loãng xương.
Tuy nhiên không phải phơi nắng càng nhiều càng tốt. Tia tử ngoại trong ánh nắng có bước sóng từ 340 mm trở lên làm cho da nhanh đen, lão hóa sớm, khô, nhăn, thậm chí ung thư da. Người đi nắng nhiều nhưng không đeo kính chống tia tử ngoại có thể bị bệnh đục thủy tinh thể.
“Mọi người nên ra nắng hàng ngày trong khoảng 10 đến 15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Mùa đông đi bộ ngoài trời 30 phút đã có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể”, bác sĩ Ngọc nói.
Video đang HOT
Tắm nắng giúp cơ thể bổ sung vitamin D, phòng ngừa loãng xương. Ảnh: Daily Sun
Bác sĩ Phan Cao Minh, Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, cho biết trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên tắm không quá 20 phút một lần.
Mùa hè, trời nắng sớm, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Thời gian lý tưởng khoảng 6-7h sáng. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, cha mẹ hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé bị đổ mồ hôi nhiều.
Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn, ánh nắng yếu. Do đó nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, cha mẹ không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé.
Cẩm Anh
Theo VNE
Thói quen trùm kín ra đường có thể gây loãng xương
Che chắn quá kỹ khiến da không được tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, gây loãng xương.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài khiến da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến cơ thể bị thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương, dẫn đến loãng xương.
Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam trong khoảng 9 đến 10h sáng hoặc từ 3 đến 4h chiều.
Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng 10 đến 15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU trong một ngày cho trẻ 1-18 tuổi và 800-1000 IU ở người lớn.
Mọi người nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian hợp lý để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Ảnh: Giang Huy
Bác sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng... cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày.
"Nếu không thể phơi nắng và thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, bạn có thể bổ sung bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt cho trẻ em và viên vitamin D cho người lớn", bác sĩ Tường khuyên.
Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương, dẫn đến tổn thương sức mạnh của xương, tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài, tăng nguy cơ gãy xương, tàn phế và tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh có thể phòng ngừa được nếu mọi người được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế những thói quen hút thuốc, uống rượu bia, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc.
Cẩm Anh
Theo VNE
Bệnh thường gặp của giới văn phòng Nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh trĩ, nhức đầu, đau lưng, suy tĩnh mạch, bệnh lý về da, mắt và hô hấp... Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết công việc văn phòng phải ngồi trước máy tính quá lâu, chế độ ăn uống không...