Phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt – Bài 1: Xu thế tất yếu
Đầu thập niên trước, việc trả tiền thuê nhà hoặc mua ô tô bằng tiền mặt là điều bình thường ở Trung Quốc.
Vậy nhưng, đến năm 2024 này, ngay cả những người bán rau ở chợ nhỏ hay người ăn xin trên đường phố cũng sử dụng mã QR.
Nhiều quốc gia hướng đến thanh toán không tiền mặt
Mã QR dành cho thanh toán trực tuyến tại một quầy hàng tại chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Trong một cuộc khảo sát năm 2020 của trang tin The Conversation tại Trung Quốc, 98% người được hỏi cho biết họ chủ yếu thanh toán qua ứng dụng điện thoại thông minh. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang quảng bá “đồng nhân dân tệ kỹ thuật số” do ngân hàng trung ương phát triển.
Sự chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt của Trung Quốc đặc biệt ấn tượng. Quá trình này cũng đang diễn ra trên khắp thế giới, được đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.
Vào năm 2021, chỉ 15% khoản thanh toán ở Vương quốc Anh được thực hiện bằng tiền giấy và tiền xu. Tờ Guardian (Anh) cho biết có dự đoán rằng con số đó sẽ giảm xuống 6% vào năm 2031.
Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên phát hành tiền giấy vào năm 1661 và hiện đang trên đà trở thành xã hội không dùng tiền mặt đầu tiên trên thế giới. Tính đến tháng 5/2022, Thụy Điển chỉ có 32 máy ATM hoạt động trên 100.000 người dân, với hơn 98% dân số sở hữu thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Đây cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong sử dụng thanh toán di động.
Video đang HOT
Tháng 7/2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã triển khai hệ thống thanh toán tức thời FedNow. Fed hy vọng FedNow sẽ thuyết phục được người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ dần bỏ thói quen thanh toán bằng tiền mặt và séc.
Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác như Na Uy, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh và Hà Lan cũng đang chủ trương chuyển sang nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Xã hội không tiền mặt là gì?
Xã hội không tiền mặt là một hệ thống tài chính hoạt động không dựa trên tiền mặt. Thay vào đó, tất cả các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật số như thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, thanh toán qua điện thoại di động hoặc chuyển khoản trực tuyến.
Trong một xã hội không tiền mặt, tất cả các giao dịch tài chính đều được lưu dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số. Ý tưởng về xã hội không tiền mặt không phải là mới và nó đã phát triển trong vài năm qua, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện những bước đi quan trọng hướng tới việc không dùng tiền mặt và một số thậm chí còn đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn tiền mặt.
Theo kênh ABC (Australia), các cơ quan quản lý như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang nỗ lực loại bỏ dần tiền mặt với lý do chính là tính minh bạch. Giao dịch thanh toán trực tuyến để lại dấu vết kỹ thuật số, giúp cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng theo dõi các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế, trái ngược với giao dịch tiền mặt không để lại dấu vết.
Tiền mặt là mục tiêu hấp dẫn của những tên trộm cướp và việc loại bỏ các giao dịch bằng tiền mặt sẽ giảm động cơ của nhiều loại tội phạm. Ngoài ra, giao dịch kỹ thuật số cũng góp phần giảm khả năng tiền giả lưu hành trên thị trường bởi việc tạo tiền kỹ thuật số giả khó hơn nhiều.
Đáng chú ý, còn có rất nhiều lợi ích cho một xã hội không tiền mặt. Ví dụ như tính thuận tiện. Thanh toán bằng tiền mặt có thể phức tạp, đặc biệt khi mua hàng với số lượng lớn. Với thanh toán kỹ thuật số, khách hàng có thể dễ dàng mua hàng chỉ bằng vài thao tác thay vì phải chuẩn bị hàng cọc, thậm chí hàng túi tiền mặt.
Một xã hội không tiền mặt có thể giúp giảm chi phí liên quan đến việc in ấn, lưu trữ và vận chuyển tiền tệ. Điều này giúp tiết kiệm cho chính phủ một khoản đáng kể, và số tiền này có thể được đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Những vấn đề còn tồn tại
Người cao tuổi mua sắm tại một siêu thị ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù thanh toán không tiền mặt có thể là phương pháp thuận tiện để thực hiện các giao dịch nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm cần tìm giải pháp xử lý.
Mối quan tâm hàng đầu là có nhiều đối tượng gặp khó khăn trong tiếp cận các phương thức thanh toán kỹ thuật số như tài khoản ngân hàng hoặc điện thoại thông minh. Đó là người nghèo ở vùng sâu vùng xa, người cao tuổi… Theo Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), tiền mặt chỉ chiếm 13% tổng số khoản thanh toán được thực hiện vào năm 2022. Dữ liệu RBA cũng cho thấy người thuộc các hộ gia đình có thu nhập thấp sử dụng tiền mặt thường xuyên hơn so với những người giàu có. Và trong khi hầu hết người Australia sở hữu tài khoản ngân hàng thì một tỷ lệ nhỏ dân số lại không có. Nhóm này bao gồm những người lao động không có giấy tờ hoặc thiếu giấy tờ tùy thân, như những người di cư mới đến. Nếu không có tiền mặt, họ sẽ thực sự gặp khó khăn.
Hơn nữa, vấn đề mất điện hoặc trục trặc kỹ thuật có thể làm gián đoạn hệ thống thanh toán không tiền mặt. Ví dụ, trong trận lũ lụt tàn khốc ở thành phố Lismore (Australia) năm 2022, hệ thống thanh toán điện tử đã gặp sự cố, khiến nạn nhân lũ lụt không thể chi trả cho các mặt hàng thiết yếu như nước, thực phẩm và nhiên liệu. Trong bối c ảnh đó, liên minh tín dụng địa phương đã bố trí một chiếc trực thăng để vận chuyển máy ATM chứa đầy tiền mặt đến Lismore vốn đang chật vật bởi tình trạng mất điện kéo dài.
Không phải tất cả các loại tội phạm sẽ bị loại bỏ trong một xã hội không tiền mặt. Tội phạm mạng, chẳng hạn như tin tặc, có thể trở nên phổ biến hơn khi có nhiều giao dịch được thực hiện trực tuyến. Một mối lo ngại khác là nguy cơ tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hỗ trợ giao dịch điện tử. Một cuộc tấn công mạng vào hệ thống ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán có thể dẫn đến gián đoạn và hỗn loạn tài chính trên diện rộng.
Để giải quyết những lo ngại này, điều quan trọng là doanh nghiệp và chính phủ phải đầu tư vào các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ. Điều này có thể bao gồm mã hóa, xác thực hai yếu tố và kiểm tra bảo mật thường xuyên. Điều quan trọng hơn nữa là bản thân người dân phải thực hiện các bước để bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của mình, chẳng hạn như sử dụng mật khẩu mạnh và cảnh giác với hoạt động đáng ngờ trên tài khoản của họ.
Bằng cách luôn cảnh giác và thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và doanh nghiệp, chúng ta có thể tiếp tục gặt hái những lợi ích của một xã hội không tiền mặt trong khi vẫn giữ được thông tin tài chính cá nhân an toàn và bảo mật.
Liên minh Mỹ - Anh tiếp tục không kích các mục tiêu Houthi tại Yemen
Ngày 11/6, đài truyền hình Masirah, do lực lượng Houthi điều hành, đưa tin liên minh hải quân Mỹ và Anh đã tiến hành 3 cuộc không kích nhằm vào thành phố cảng Hodeidah của Yemen ven Biển Đỏ.
Máy bay chiến đấu của Anh tham gia đợt không kích với không lực Mỹ nhằm vào các mục tiêu của Houthi tại Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu ở quận al-Salif, phía Tây Bắc thành phố Hodeidah. Trong khi đó, người dân địa phương cho rằng mục tiêu không kích nhắm vào các vị trí của Houthi nằm ở quận này.
Cùng ngày, quân đội Mỹ cho biết lực lượng của họ đã phá hủy 2 tên lửa hành trình chống hạm tại một khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen. Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đánh giá các tên lửa hành trình này là mối đe dọa tiềm tàng đối với nước này cũng như các lực lượng liên minh và các tàu thương mại đi qua khu vực Biển Đỏ.
Houthi kiểm soát phần lớn miền Bắc Yemen trong đó có thành phố cảng Hodeidah. Vào tháng 11 năm ngoái, lực lượng này bắt đầu phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và máy bay không người lái nhằm vào các tàu thuyền đi qua Biển Đỏ mà họ cho là có mối liên hệ với Israel, nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza. Trong động thái đáp trả, kể từ tháng 1 năm nay, liên minh hải quân Mỹ-Anh đóng quân trong khu vực đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Houthi tại Yemen.
Dấu hiệu về những bất ngờ lớn trong cuộc bầu cử sắp tới tại Anh Ngày 3/6, hãng nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu YouGov công bố kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy Công đảng Anh đang có cơ hội đón nhận thắng lợi bầu cử lớn nhất trong lịch sử đảng này. Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu tại thủ đô London. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Cuộc thăm dò...