Phình động mạch chủ bụng: Dễ chết
Phình động mạch chủ bụng là bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao khi có biến chứng. ThS-BS Lê Thanh Phong, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, phân tích về bệnh này.
Xin BS cho biết thông tin về căn bệnh này?
- BS Lê Thanh Phong: Động mạch chủ (ĐMC) là một động mạch chính của cơ thể bắt đầu sinh ra từ tim, đi trong lồng ngực xuống bụng. Phình ĐMC bụng là sự dãn to phần trong ổ bụng của ĐMC. Phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Cụ thể: đường kính túi phình nhỏ hơn 5 cm thì nguy cơ vỡ mỗi năm ước tính nhỏ hơn 3% nhưng lớn hơn 7 cm thì nguy cơ vỡ mỗi năm sẽ 20%-40%. Khi bị phình, thành ĐMC bụng dễ vỡ và vỡ thì gây mất máu nặng, dẫn đến hy vọng sống của bệnh nhân rất mong manh.
Qua thực tiễn điều trị, tỉ lệ tử vong với căn bệnh này được ghi nhận như thế nào?
- Theo các số liệu trong nước, tỉ lệ tử vong ở người bị vỡ phình ĐMC bụng rất cao, khoảng 90% trường hợp.
Video đang HOT
Vậy những dấu hiệu nào giúp người bệnh tự nhận biết phình ĐMC bụng để sớm được can thiệp?
- Đây là bệnh có thể tiến triển âm thầm không triệu chứng trong nhiều năm nhưng đột nhiên vỡ bất kỳ lúc nào. Cái khó là ở chỗ bệnh thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì, đôi khi bệnh nhân có thể tự sờ được một khối to ở bụng, đập theo nhịp tim nhưng trong đa số trường hợp, bệnh được phát hiện tình cờ khi làm chẩn đoán cho các bệnh khác như siêu âm bụng, siêu âm mạch máu hoặc chụp cắt lớp điện toán vùng bụng (CT).
Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất cho phép chẩn đoán được bệnh. Chụp cắt lớp điện toán bụng có cản quang (CT Scan) là phương tiện chẩn đoán chính xác hơn. Qua đó, thầy thuốc có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Với một căn bệnh nguy hiểm như vậy thì khả năng điều trị hiện như thế nào?
- Khi kích thước túi phình bằng hoặc lớn hơn 5 cm thì phải phẫu thuật. Hiện đang có 2 phương pháp điều trị là mổ hở và đặt stent. Mổ hở là phương pháp thay túi phình ĐMC bằng 1 ống mạch máu nhân tạo. Đây là một phẫu thuật lớn, mất máu nhiều, đường mổ dài, gây đau sau mổ và thời gian nằm viện lâu. Gần đây, một số bệnh viện đã áp dụng đặt stent (can thiệp nội mạch) như là một phương pháp điều trị tương đương với mổ mở cho những bệnh nhân phù hợp. Phương pháp điều trị này ít xâm lấn, ít đau, ít mất máu và thời gian hồi phục nhanh nhưng cho kết quả ngắn hạn và trung hạn tương đương với mổ hở.
Như vậy thì thể trạng bệnh nhân có là việc cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp điều trị trong trường hợp này?
- Có chứ. Bởi tuy có nhiều ưu điểm và đem lại cơ hội sống còn cho nhiều bệnh nhân nhưng không hẳn đặt stent sẽ tốt hơn mổ hở. Hai phương pháp điều trị này bổ sung cho nhau vì đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bệnh nhân có thể trạng tốt thì mổ hở sẽ phù hợp hơn vì kết quả về lâu dài là rất tốt nhưng thể trạng kém và có thể có biến chứng nguy hiểm khi mổ hở thì đặt stent lại là lựa chọn hợp lý, có thể chữa lành bệnh với nguy cơ sau mổ thấp hơn.
Nên siêu âm bụng
Phình ĐMC bụng thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, có bệnh tắc mạch ngoại biên hoặc có người thân bị mắc bệnh phình ĐMC bụng. Bệnh xơ vữa mạch là nguyên nhân chính của bệnh này.
Việc phát hiện bệnh trước khi vỡ phình ĐMC là rất khó nhưng hết sức cần thiết. Khi chúng ta sờ thấy có một khối to ở bụng đập theo nhịp tim thì nên đến bệnh viện để siêu âm. Nam giới trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ tim mạch, nên siêu âm bụng để xem có mắc bệnh này hay không. Khi đã xác định có phình ĐMC bụng nhưng chưa có chỉ định mổ thì cần được theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng bằng siêu âm cho đến khi có chỉ định.
Theo LƯƠNG DUY (Người lao đông)
Lạ, nhìn ngực mẹ đoán giới tính thai nhi
Quan niệm trước đây cho rằng bụng bầu người mẹ càng nhô cao, khả năng sinh con trai càng nhiều. Ngược lại, bụng to đều, thấp là dấu hiệu của một bé gái sắp chào đời. Tuy nhiên, nữ khoa học - nhà báo Anh Jena Pincott đã tìm ra bằng chứng cho thấy hầu hết mọi người đã nhìn nhầm chỗ.
Một công bố mới của nhà khoa học này cho thấy ngực người phụ nữ mới là nơi tiết lộ giới tính thai nhi.
Tờ Daily Mail ngày 5-3 trích nội dung cuốn sách của Pincott có tên "Do Chocolate Lovers Have Sweeter Babies?" xuất bản năm 2013 cho thấy những bà mẹ mang thai con gái có ngực lớn hơn những bà mẹ sinh con trai.
Ngực mẹ càng to, khả năng sinh con gái càng lớn
Trong cuốn sách, Pincott nói rằng ngực phụ nữ mang thai con gái sẽ lớn hơn 8 cm, trong khi ngực phụ nữ mang thai bé trai chỉ phát triển 6,3 cm. Giải thích về điều này, bà cho rằng đó là do sự khác nhau về lượng testosterone giải phóng trong suốt thời kỳ mang thai. Theo đó, bào thai mang giới tính nam tạo ra hormone làm suy giảm sự phát triển ngực bình thường của bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
Khoa học đã chứng minh tinh trùng người cha quyết định giới tính của đứa con, nhưng giới tính thai nhi có thể biểu hiện trên cơ thể mẹ lúc mang thai. Thông thường, cứ 107 thai nhi nữ được thụ tinh thì 100 thai nhi nam hình thành, sự chênh lệch này bắt nguồn từ độ tuổi cha mẹ, căng thẳng, chu kỳ rụng trứng và các yếu tố khác. Tuy nhiên, do sự can thiệp của con người, tỉ lệ giới tính trẻ em được sinh ra trái ngược với con số này.
Cách chính xác nhất để xác định giới tính của thai nhi là chọc dò ối (chính xác tới 100%), nhưng có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Siêu âm là biện pháp an toàn, nhưng chỉ có thể xác định giới tính chính xác khi bé hơn 18 tuần tuổi.
Một nghiên cứu năm 2011 đăng trên Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ cho thấy xét nghiệm máu của mẹ để phân tích AND thai nhi sau 7 tuần có thể xác định giới tính chính xác đến 95% đối với bé trai và 98% đối với bé gái. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể biết giới tính thai nhi, nhưng phương pháp này không đáng tin cậy.
Làm cha mẹ, ai cũng tò mò muốn sớm biết giới tính đứa con sắp chào đời, nhưng với tình hình mất cân bằng giới tính trầm trọng ở nước ta hiện nay (120 bé trai/ 100 bé gái), các bậc cha mẹ chỉ nên dùng các mẹo vui để đoán biết, chứ tuyệt đối không nên can thiệp vào giới tính thai nhi.
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Đàn ông và bệnh "vùng cấm" Nếu so sánh với phụ nữ thì cơ quan sinh dục của đàn ông đa chức năng hơn, vì gộp chung đường bài tiết và tình dục làm một. Nhưng, "máy" càng đa chức năng càng phức tạp, và việc tìm bệnh cũng vì thế mà trở nên khó khăn Bảo vệ "đạn dược" Trong quá trình phát triển của bào thai, thoạt...