Philippines quyết liệt chống dịch sốt xuất huyết
Người dân làng đã thả cóc và cá ăn bọ gậy vào các kênh rạch, ao hồ nhằm tiêu diệt ấu trùng của muỗi Aedes – loài côn trùng lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết cho con người.
Nhân viên y tế phun thuốc diệt bọ gậy tại thị trấn Antipolo, tỉnh Rizal, Philippines. Ảnh: AFP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), gần hai năm sau khi Chính phủ Philippines từ chối sử dụng vaccine chữa sốt xuất huyết đầu tiên của thế giới, những cộng đồng dân cư ở nước này đã phải dùng cóc, cá, gạo và trà thảo dược để chống lại dịch sốt xuất huyết. Tính đến nay, tại Philippines đã có gần 900 người thiệt mạng và 209.000 bị nhiễm căn bệnh này.
Tuần trước, giới chức một ngôi làng ở Manila đã thả 1.000 con cóc vào các kênh rạch, ao hồ để ăn ấu trùng muỗi Aedes – loài côn trùng gây ra căn bệnh nguy hiểm trên. Tại tỉnh Pangasinan, người dân cũng thả hàng nghìn con cá ăn xuống sông, lạch để diệt bọ gậy. Tại làng Alion thuộc tỉnh Bataan, người dân có thể đổi 200 con muỗi chết lấy 1kg gạo.
Trong khi đó, một số nhà khoa học địa phương đã gợi ý dân chúng nên uống trà sắc từ các loại thảo mộc bản địa sẵn có để chữa bệnh.
Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque III thông báo số ca mắc và tử vong do dịch sốt xuất huyết trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ riêng Philippines, dịch sốt xuất huyết đang hoành hành khắp khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Lào, Việt Nam và Singapore đã gia tăng số ca mắc bệnh 300 – 450% từ tháng 1 đến tháng 7/2019, so với cùng kỳ năm ngoái.
Sốt xuất huyết là loại virus do muỗi lây truyền phổ biến nhất trên thế giới. Mỗi năm, bệnh ảnh hưởng tới khoảng 390 triệu người tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó 25.000 người tử vong. Hiện chưa có vaccine và thuốc đặc chế điều trị. Bệnh có triệu chứng sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, rối loạn đông máu, suy tạng… Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử lý kịp thời, bệnh nhân rất dễ tử vong.
Video đang HOT
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Hà Đông: Tích cực ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Theo đánh giá của ngành Y tế, năm nay dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hà Đông đến sớm hơn, với số ca mắc tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018.
Trước nguy cơ bùng phát dịch, quận Hà Đông đã tích cực chỉ đạo các cấp, ngành tích cực triển khai các biện pháp phòng chống.
Nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Theo báo cáo của quận, đến ngày 9/8 trên địa bàn Hà Đông có 352 trường hợp mắc sốt xuất, trong đó có 339 trường hợp đã khỏi bệnh, hiện còn 13 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Các gia đình tích cực kiểm tra các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.
Trong 17 phường, chỉ có Biên Giang không có dịch sốt xuất huyết. Địa phương có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) nhất là Phú Lương, với 205 ca mắc. Số ca mắc mới cũng nhiều nhất với 7 ca. Phú Lãm đứng sau với tổng số 27 ca, trong đó có 6 ca mắc mới. La Khê và Kiến Hưng có 20 và 21 ca mắc. Đến tuần 30 - 31, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận gần như đi ngang. Trong đó có 16 ổ dịch, 6 ổ dịch đã kết thúc và còn 10 ổ dịch đang hoạt động.
Phường Phú Lương có ổ dịch lớn nhất với quy mô phường. Tuy nhiên, số ca mắc cao nhất ở tuần 29, đến tuần 31 số lượng ca mắc có xu hướng giảm. Phường có xu hướng gia tăng ca mắc SXH tại thời điểm giữa tháng 8 là Phú Lãm và Kiến Hưng.
Phú Lương là ổ dịch lớn nên tập trung nhiều lực lượng phòng chống muỗi sinh trưởng trong các diện tích đất trống.
Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn và địa phương, đây là thời điểm bước vào mùa mưa, thời gian mưa có thể còn kéo dài sang tháng 9. Đây là thời điểm muỗi sinh sản của muỗi, ý thức của người dân tại một số vùng chưa cao, do vậy nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao nếu không có biện pháp ngăn chặn.
Chủ động phòng chống
Trong thời gian vừa qua, chính quyền các địa phương, ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Lãnh đạo quận đã đến kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại các phường có số ca mắc tăng như Phú Lương, Phú Lãm ... Thường xuyên họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Các nghĩa trang được các tổ chức tham gia tích cực diệt bọ gậy.
Với 103.692 hộ gia đình, 290 cơ quan đơn vị, 128 trường học, 143 khu đô thị, 128 đình chùa, 68 nghĩa trang, 92 khu đất trống, 28 chợ, quận đã tổ chức rà soát, thống kê các khu vực công cộng, lập kế hoạch triển khai vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, phu hóa chất ... Duy trì việc ra quân dọn vệ sinh môi trường vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần.
Quận và các phường phát động mỗi cá nhân, hộ gia đình nâng cao ý thức, hiểu đúng đặc điểm lây truyền của bệnh để chủ động các biện pháp hạn chế muỗi sinh sản, tích cực phòng sốt xuất huyết.
Đặc tính của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các vật chứa nước có sẵn trong nhà và xung quanh nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày, do đó quận đã tổ chức 44 chiến dịch dọn VSMT diệt bọ gậy. Trong đó 16 chiến dịch có sự tham gia của 1.262 lượt cán bộ y tế. Thông qua việc tuyên truyền, làm vệ sinh, đến nay đã có trên 120.450 lượt hộ gia đình tham gia kiểm tra đồ dùng dụng cụ, tránh muỗi phát sinh, chiếm 93% số hộ trên địa bàn.
Phụ nữ quận và phường Văn Quán, Yết Kiêu tham gia hỗ trợ diệt bọ giúp người dân phường Phú Lương.
Quận đã huy động các tổ dân phố, hội đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, kiểm tra và lật úp các dụng cụ chứa nước làm nơi cho muỗi sinh sản. Theo chia sẻ của bà Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ (HPN) quận, thời gian qua HPN quận, phường thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, kiểm tra các khu vực đất trống, chợ, tuyên tuyền các gia gia đình chủ động lật các dụng cụ chứa nước. Ngoài ra, HPN còn tăng cường các hội viên ở những địa phương ít dịch bệnh, đến phường gia tăng nhiều ổ dịch như Phú Lương để tuyên tuyền, cùng với người dân kiểm tra các dụng cụ chứa nước và diệt bọ gậy.
Các lọ ho ở nghĩa trang là nơi chứa nước để muỗi sinh sản được hội viên HPN úp đổ nước tránh sự phát triển của bọ gậy.
Đến nay, toàn quận đã kiểm tra, xử lý 12.500/244.466 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả 2.793 con cá diệt bọ gậy. Quận đã tổ chức phun hóa chất ở các khu vực ổ dịch tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Nghuyễn Trãi, La Khê, Vạn Phúc, Yết Kiên, Kiến Hưng, Quang Trung ... Riêng ổ dịch phường Phú Lương quận đã phun hóa chất đạt 83% hộ gia đình.
Cùng với việc chủ động giảm lượng muỗi sinh sản với tinh thần "không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết", ngành Y tế và các địa phương trên địa bàn quận tuyên truyền cho người dân nhận biến hiệu sớm của bệnh SXH là bị sốt cao, sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng đau nhức cơ thể, chán ăn phải đến ngay cơ quan Y tế để kiểm tra, được hỗ trợ điều trị, tránh khi bệnh quá nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo kinhtedothi
600 người chết do sốt xuất huyết, Philippines tuyên bố dịch bệnh Đợt dịch sốt xuất huyết ở Philippines đã được tuyên bố là dịch bệnh quốc gia sau khi gây ra hàng trăm ca tử vong trong năm nay. Bộ Y tế cho biết Philippines đã ghi nhận 146.062 trường hợp mắc sốt xuất huyết từ tháng 1 đến ngày 20/7, cao hơn 98% so với cùng kỳ năm 2018. Đợt dịch bùng phát...