Phe đảo chính Niger tiếp tục tung đòn vào tổng thống
Phe đảo chính ở Niger vào cuối ngày 13.8 tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum vì tội “ phản quốc” và “phá hoại an ninh” của đất nước, AFP dẫn thông báo trên truyền hình quốc gia.
Theo Đại tá Amadou Abdramane, quân đội đã thu thập bằng chứng để truy tố “tổng thống và các đồng phạm trong và ngoài nước” liên quan các cáo buộc phản quốc và phá hoại an ninh bên trong lẫn bên ngoài của Niger”.
Các thông báo mới nhất được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phe đảo chính nói sẵn sàng sử dụng ngoại giao để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), theo thông tin được nhóm học giả Hồi giáo cấp cao của Nigeria công bố hôm 13.8, Reuters đưa tin.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới ở Pháp vào tháng 6. ẢNH REUTERS
Nhóm học giả Nigeria trước đó đã được Chủ tịch ECOWAS và Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cử đến Niger để tìm cách thúc đẩy hòa bình và khôi phục chính phủ dân cử ở nước này. Ông Sheikh Abdullahi Bala Lau, người dẫn đầu phái đoàn, cho biết cuộc gặp của nhóm với Tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, kéo dài vài giờ.
“Ông ấy nói rằng cánh cửa của họ đã được mở, nhằm tìm giải pháp ngoại giao và hòa bình trong việc giải quyết vấn đề”, theo ông Lau.
Các học giả Nigeria tiết lộ tướng Tiani đã nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử giữa Niger và Nigeria, nói rằng các nước “không chỉ là láng giềng mà còn là anh em, do đó [các bên] nên giải quyết các vấn đề một cách thân thiện”.
Chính quyền quân sự Niger không bình luận sau cuộc họp. Tuy nhiên, những phát biểu của ông Tiani là một trong số ít dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng đàm phán.
Phe đảo chính Niger dọa giết tổng thống nếu bị tấn công
Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính trước đó đã từ chối các nỗ lực ngoại giao của ECOWAS, Mỹ và các nước khác. Điều này đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột tiếp theo ở khu vực Sahel nghèo khó ở Tây Phi, nơi đang phải đối phó với sự trỗi dậy của làn sóng khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Với tình hình ngoại giao đang chững lại vào tuần trước, ECOWAS đã kích hoạt một lực lượng quân sự dự phòng mà họ cho biết sẽ được triển khai như phương sách cuối cùng nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Vì sao người Niger ủng hộ đảo chính?
Hơn 10 ngày sau cuộc đảo chính quân sự tại Niger, khi thời hạn chót khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum do khối Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đưa ra đã hết mà các tướng lĩnh quân đội đảo chính không có động tĩnh gì, thậm chí đã sẵn sàng cho cuộc can thiệp quân sự.
Sau những diễn biến nhanh chóng, giới phân tích nhận định Pháp và phương Tây đang bị "đuổi" ra khỏi Niger và hình bóng nước Nga đã bắt đầu xuất hiện trên đường phố thủ đô Niamey của Niger.
Nhiều người Niger biểu tình ủng hộ phe đảo chính, giương cờ Nga và khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Putin.
Trong khi Tổng thống Mohamed Bazoum bị binh lính giam giữ tại dinh Tổng thống ở Niamey thì những tình huống căng thẳng vẫn tiếp diễn trên các đường phố. Người Niger ủng hộ đảo chính, một số người vẫy cờ Nga, hô vang "Putin muôn năm" và "Đả đảo Pháp" trong khi tấm biển tại Đại sứ quán Pháp đã bị phá bỏ.
Những hình ảnh căng thẳng đó làm chấn động Điện Elysee ở Paris, cách xa hàng ngàn dặm. Tổng thống Pháp Macron đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào công dân Pháp và lên án cuộc đảo chính là "hoàn toàn bất hợp pháp và cực kỳ nguy hiểm đối với người Niger, đất nước Niger và toàn khu vực".
Mỹ cùng các quốc gia phương Tây khác cũng lên án cuộc đảo chính và khối ECOWAS đe dọa sẽ can thiệp quân sự nếu ông Bazoum không được phục hồi chức vụ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bazoum, nói rằng Washington "sát cánh cùng người dân Niger" khi đất nước này phải đối mặt với "thách thức nghiêm trọng đối với nền dân chủ của mình".
10 ngày sau đảo chính, hầu hết công dân và những người làm việc trong các cơ qan đại diện ngoại giao của Pháp, Anh, Mỹ và các nước đồng minh khác đã được sơ tán khỏi Niamey. Những động thái đó nói lên sự bất lực của Pháp và đồng minh phương Tây tại Niger nói riêng, toàn châu Phi nói chung.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là "tại sao người dân Niger ủng hộ phe đảo chính"? Cần nhớ rằng các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi thường kéo theo sau nó là cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội làm đảo chính với người dân bảo vệ quyền tự do, dân chủ tại đất nước của họ. Nhưng, ở Niger, không có chuyện đó xảy ra, thậm chí người dân còn ủng hộ phe đảo chính.
Cuộc đảo chính tại Niger đã đào sâu thêm vấn đề của Pháp tại các nước thuộc địa cũ đồng thời mở ra thêm cơ hội gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Lục địa đen. Niger là thuộc địa của Pháp trong hơn 60 năm trước khi nước này giành độc lập vào năm 1960. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước rất bền chặt trước cuộc đảo chính hôm 31/7, nhưng nhiều người Niger tin rằng Pháp tiếp tục hành động như một cường quốc trong quan hệ với Niger. Đất nước Niger giàu tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ và nhiều loại khoáng sản có giá trị cao. Nhưng, thực trạng đời sống của người dân Niger không tương xứng với tiềm năng giàu có đó. Niger là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và nhận được hàng trăm triệu USD hỗ trợ mỗi năm. Người dân Niger tin rằng phần lớn tài nguyên thiên nhiên của nước họ đã bị bòn rút một cách có hệ thống trong suốt nhiều năm qua và các nhà lãnh đạo của Niger được xem là chịu sự chi phối của Paris trong việc lèo lái nền kinh tế đất nước.
Karimou Sidi, một trong những người biểu tình nói: "Niger đã phải chịu đựng quá nhiều dưới mệnh lệnh của Pháp. Tôi đã thất nghiệp 10 năm vì hệ thống của họ. Chúng tôi muốn tự do". Còn Hadiza Kanto, một sinh viên đại học tham gia biểu tình cho biết anh ủng hộ những người lãnh đạo cuộc đảo chính vì "họ chống lại nước Pháp đã cướp đi tất cả của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa Pháp ra khỏi châu Phi".
Trong những năm gần đây, Nga đã có những hoạt động mở rộng quan hệ với các quốc gia châu Phi, đã tận dụng tâm lý chống thực dân này để củng cố ảnh hưởng của mình trên khắp lục địa. 17 nguyên thủ quốc gia châu Phi đã tới St. Petersburg vào ngày 27/7 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi. Bài phát biểu "lịch sử" của nhà lãnh đạo Burkina Faso Traore tại hội nghị, trong đó nhấn mạnh "Nga là một phần của gia đình châu Phi", là một minh chứng cho ảnh hưởng tăng mạnh của Nga.
Phong trào chống Pháp và thân Nga không phải là mới trong khu vực, mà đã được quan sát thấy ở nhiều quốc gia khác nhau ở khu vực Sahel trong những năm qua, gần đây nhất là ở Burkina Faso, nơi chính phủ quân sự yêu cầu quân đội Pháp rời khỏi đất nước vào đầu năm nay.
Pháp lần đầu tiên triển khai quân đội chống lại các phần tử thánh chiến ở Mali vào năm 2013 dưới thời Tổng thống đảng Xã hội Francois Hollande, nhưng trong 3 năm qua, một số cuộc đảo chính quân sự trong khu vực, cũng như sự hiện diện liên tục của các phần tử thánh chiến, đã phơi bày những hạn chế của chiến lược quân sự và buộc Pháp phải giảm quy mô hiện diện và tập trung nỗ lực ở Niger, với ông Bazoum là một đồng minh vững chắc. Pháp có 1.500 quân ở Niger và một căn cứ không quân gần Niamey. Tại Mali, một cuộc đảo chính vào năm 2020 đã dẫn đến bế tắc ngoại giao với Pháp, quốc gia đã rút quân vào năm ngoái. Pháp cũng rời khỏi Burkina Faso sau 2 cuộc đảo chính vào năm ngoái, điều đã mang lại một chính quyền theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.
Niagalé Bagayoko, một nhà khoa học chính trị và chuyên gia quốc phòng, nói với đài phát thanh France Inter rằng nhóm các quốc gia G5 Sahel được thành lập để chống lại cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến hiện có phần lớn các chính quyền quân sự. Bà cho biết Pháp không thể tiếp tục tham gia quân sự ở Niger trong hoàn cảnh hiện tại, đồng thời nói thêm rằng Pháp đã suy nghĩ lại về sự hiện diện của mình trong khu vực trong hơn 2 năm. Theo bà, quân đội nước ngoài, bao gồm Mỹ và các nước châu Âu khác cũng như Pháp, bị coi là không được lòng dân và mọi người muốn họ rút quân.
Chính quyền quân sự Niger có khả năng đối thoại với ECOWAS Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, sau cuộc gặp chính thức ở Niamey ngày 13/8 với chính quyền quân sự Niger, một nhóm các học giả Hồi giáo của Nigeria cho biết những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger sẵn sàng đối thoại để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Toàn cảnh...