Phẫu thuật sa sinh dục giúp kéo dài chuyện chăn gối
Phương pháp phẫu thuật điều trị sa sàn chậu có sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan với chất liệu polypropylene là một kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng sống tốt hơn cho phụ nữ.
Có gần 50% phụ nữ từ 15 – 50 tuổi bị sa tạng vùng chậu. Bệnh viện Từ Dũ TPHCM đang áp dụng phẫu thuật có sử dụng mảnh ghép tổng hợp polypropylene để phục hồi sàn chậu, tỷ lệ thành công 97,7%.
ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM cho biết, sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu được biết đến do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo.
Theo thời gian, các bó cơ nằm ngang phần bụng dưới bị yếu và nhão. Tử cung có thể bị sa, kéo theo bàng quang phía trước hay ruột ở phía sau cũng bị sa xuống. Sinh đẻ nhiều khiến cho sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt, lao động nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
BSCKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM cho biết, sa tạng vùng chậu chiếm 1/5 chỉ định mổ phụ khoa, trong đó thông thường là cắt tử cung. Cắt tử cung thường gây ra những biến chứng như thủng bàng quàng, nhiễm trùng mỏm cắt, xuất huyết nội. Hầu hết các phụ nữ bị sa sinh dục đều còn muốn sinh thêm con, khao khát kéo dài chuyện quan hệ tình dục sau mãn kinh… Mất tử cung, người phụ nữ cảm thấy mất đi khả năng làm mẹ, làm vợ, đặc biệt là trong chuyện chăn gối.
BSCKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết thêm, với phương pháp phẫu thuật điều trị sa sàn chậu có sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan với chất liệu polypropylene là một kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng sống tốt hơn cho phụ nữ. Các bác sĩ sẽ đưa các miếng ghép tổng hợp không tan với chất liệu polypropylene vào từ âm đạo, sau đó qua nội soi cố định sàn chậu để mảnh ghép có thể phục hồi lại sàn chậu giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, có thể sinh con, quan hệ vợ chồng tốt.
Video đang HOT
Bên cạnh việc áp dụng điều trị sa tạng chậu, tại Bệnh viện Từ Dũ còn áp dụng phương pháp đa phẫu thuật (giải quyết cùng lúc các tạng bị sa) kết hợp sử dụng mảnh ghép tổng hợp ghép phục hồi sàn chậu như phục hồi thành trước và sau âm đạo, nội soi cố định sàn chậu, phẫu thuật điều trị túi sa trực tràng, sa bàng quang…
Theo VNE
Có 13 dấu hiệu sau, quý ông cần đi khám hệ sinh dục ngay
Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện ở hệ sinh dục những vết rộp hay viêm trợt ở đầu dương vật. Đó có thể là biểu hiện nhiễm nấm, virus herpet và thậm chí cả ung thư.
Bạn cũng đừng trì hoãn việc đi khám hệ sinh dục nếu có một trong các biểu hiện sau:
- Có tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: Đây có thể là u sùi, giang mai hay một hình thái ung thư.
- Sưng đau ở bìu: Có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn.
- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: Là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.
- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: Là triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.
- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: Có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.
- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: Có thể là viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh. Khi cần thiết, có thể chườm nóng hay dùng thuốc giảm đau nhẹ.
- Khi giao hợp có cảm giác đau: Có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo khô.
Ảnh minh họa.
- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: Có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng. Cần đi khám khẩn cấp.
- Đau nhẹ quanh tinh hoàn: Có thể viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.
- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: Nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.
- Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: Có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.
- Bìu to tròn, căng như quả bóng: Có nước ở tinh mạc. Nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.
- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: Có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu. Hiếm khi quai ruột bị xoắn nhưng nếu xảy ra thì cần phải mổ. Có loại trang phục mặc vào làm cho ruột đỡ sa và đỡ khó chịu.
Theo TNO
Nội tiết tố sinh dục đàn ông suy giảm khi có con Kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy việc sinh con không chỉ làm thay đổi hormone sinh dục của bà mẹ mà còn làm suy giảm nội tiết tố của cả người cha. Theo Telegraph, nhiều cặp vợ chồng than phiền đời sống tình dục tụt dốc hẳn sau khi đứa con đầu lòng ra đời. Đa phần bà mẹ cảm...