Phẫu thuật khối u bạch huyết khổng lồ cho bé trai mới 1 tháng tuổi
Sau 6 giờ đồng hồ gây mê và phẫu thuật, các Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật lấy khối u bạch huyết khổng lồ trên cơ thể bé trai mới 1 tháng tuổi.
Khối u lớn ở vùng mặt bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Bé trai G.A.D., 1 tháng tuổi, dân tộc HMông. Từ khi mới sinh ra, bé đã bị khối u to chiếm toàn bộ nửa mặt, cổ và thân. Bé được các bác sĩ và quỹ bảo trợ trẻ em huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang hỗ trợ chuyển xuống Hà Nội thăm khám.
Bé đã được hội chẩn với 3 bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ thống nhất chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật.
Bé được nhập viện điều trị khi 1 tháng tuổi. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
TS. BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhi đến bệnh viện với khối u bạch huyết to khổng lồ, có chỉ định mổ nhưng do bệnh nhi bị viêm da rất nặng (cả 2 bố mẹ và bệnh nhi đều bị) nên phải điều trị viêm da cho bệnh nhi trong 2 tuần.
Mặc dù khoa rất đông bệnh nhân nhưng bệnh nhi vẫn được bố trí một phòng riêng để tránh lây nhiễm. Toàn bộ quần áo của bệnh nhi được mang đi giặt riêng.
Sau khi vào viện, tình trạng của bệnh nhi ngày càng tiến triển nặng, khối u tăng lên, bệnh nhi phải 2 lần truyền máu, có hình ảnh xuất huyết trong u. Nếu không được phẫu thuật ngay lập tức sẽ chảy nhiều máu, mất máu, gây tử vong.
Các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn cùng các chuyên gia của Trung tâm Gây mê hồi sức, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhi.
Bệnh nhi phải đặt nội khí quản, thời gian gây mê kéo dài 3 tiếng và thời gian phẫu thuật là 3 giờ đồng hồ. Sau ca phẫu thuật, khối u được giải phóng hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhi.
Hiện tại, bệnh nhi đã bú được, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Giải thoát cho nam bệnh nhân khỏi khối u khổng lồ trên má từng 3 lần bị từ chối điều trị
Nam bệnh nhân 48 tuổi, trú tại Quảng Nam vào viện trong tinh trạng gương mặt bị sưng phù và méo lệch sang trái, khối u to với kích thước 4x5cm.
Bệnh nhân mang khối u bạch huyết lớn ở má trái. Ảnh: BVCC
Theo thông tin từ bệnh viện, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết từng thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u tại một bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh cách đây 4 năm. Tuy nhiên, các bác sĩ khi ấy đã không thể cắt lấy hết khối u trên má trái vì u xơ chai lan tỏa và nếu làm rộng có thể liệt dây thần kinh mặt.
Cũng theo lời bệnh nhân, suốt 4 năm qua, anh đã đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều nhận lấy cái lắc đầu từ chối vì khối u ở vị trí quá "hiểm", không thể xử lý triệt để và nếu có thể, khả năng tái phát bệnh là rất cao.
Bác sĩ Tú Dung kiểm tra phim chụp MRI của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Tại Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc (TP. Hồ Chí Minh), qua kết quả chụp cộng hưởng từ MRI và thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc căn bệnh u hạch bạch huyết vùng mặt, tổn thương lan tỏa trong mô dưới da vùng mặt trái, giới hạn không rõ, lan tỏa vào tuyến mang tai trái.
Sau khi hội chẩn với một số bác sĩ chuyên khoa, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc bệnh viện và tất cả mọi người đều cảm thấy không nên phẫu thuật vì nhiều rủi ro và xác suất thành công là rất thấp.
Để tìm ra lời giải cho căn bệnh u bạch huyết của bệnh nhân, bác sĩ Tú Dung đã hội chẩn cùng nhiều chuyên gia về phẫu thuật hàm mặt, ung bướu đầu - mặt - cổ, tuy nhiên câu trả lời vẫn không thay đổi: có quá nhiều xác suất và rủi ro nếu thực hiện phẫu thuật vì u lan tỏa, xơ cứng, xuyên qua cơ cắn dính vào tuyến mang tai. Nếu mổ lấy u thì được nhưng sẽ xảy ra nhiều nguy cơ. Trong đó, nguy cơ liệt mặt là cao nhất, nguy cơ tiếp theo là tái phát, nguy cơ thứ 3 là sẹo lớn trên mặt.
3 lần thăm khám, bác sĩ Tú Dung đều tư vấn và khuyên can bệnh nhân, nhưng rồi lại bị thuyết phục bởi sự quyết tâm đáng khâm phục của bệnh nhân: "Tôi vẫn muốn mổ, để loại bỏ phần nào khối u hoặc làm một phương pháp nào đó để khối u không lớn nhanh. Bác sĩ làm gì tôi cũng tin".
9h sáng ngày 1/4, ca phẫu thuật chính thức diễn ra. Bác sĩ Tú Dung cho biết: "Đường mổ đầu tiên bóc tách niêm mạc vùng má. Chúng tôi thận trọng đi dọc tiếp xuống vùng môi, bóc tách từng ít để tránh ảnh hưởng tuyến nước bọt, dây thần kinh cũng như cơ cắn của bệnh nhân, cho đến khi thấy rõ toàn bộ khối u, ê-kíp mới phần nào trút bớt gánh nặng. Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại, tôi chỉ có thể tỉ mỉ thực hiện từng đường dao rất nhỏ để tách rời khối u xơ cứng".
"Ca phẫu thuật kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ, nhưng không một giây nào tôi cho phép bản thân mất tập trung vì chỉ cần sai một ly có thể gây tổn thương, khiến bệnh nhân biến chứng liệt nửa mặt cả đời" - bác sĩ Tú Dung chia sẻ.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, được cắt bỏ hoàn toàn khối u và đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ trên gương mặt.
Tự ý bỏ thuốc chống đông, người bệnh may mắn được can thiệp kịp thời Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa can thiệp tĩnh mạch não của bệnh nhân hút ra nhiều cục máu đông, tái thông dòng chảy thành công. Bệnh nhân Đ.T.X. (nữ, 62 tuổi) được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não từ vài tháng trước. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông và theo dõi định kỳ,...