Người phụ nữ 56 năm không có âm đạo
Hội chứng bất sản ống Muller khiến người phụ nữ 56 tuổi sống chung với tình trạng không có âm đạo , buồng trứng, mất kinh và khó có con .
Các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E , Hà Nội , vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 56 tuổi mắc chứng dị tật bẩm sinh không có âm đạo . Năm 15-16 tuổi, bà không có kinh nguyệt nên gia đình đưa đi khám sản khoa. Tuy nhiên, bệnh nhân không biết về căn bệnh dị tật bẩm sinh không âm đạo khiến mình mất kinh, khó có con .
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng cho rằng chưa thể có con vì hiếm muộn mà chưa biết đến thủ phạm thực sự. Dù vậy, thiếu khuyết cơ quan sinh dục khiến cuộc sống của họ không viên mãn, nhiều lần đau khổ.
Tại Bệnh viện E , thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, chẩn đoán nữ bệnh nhân 56 tuổi mắc hội chứng bất sản ống Muller (hay còn gọi là hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser). Đây là dị tật không có âm đạo bẩm sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, chất lượng sống của người bệnh.
Sau khi siêu âm và chụp MRI, các bác sĩ nhận thấy ống âm đạo của bệnh nhân chỉ là dải xơ dài khoảng 1,5 cm. Ngoài ra, bệnh nhân không có tử cung. Kết quả xét nghiệm các chỉ số hormone, nội tiết cho thấy sự thiếu hụt do thiếu sản buồng trứng.
Đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ 46XX, xác định bệnh nhân giới tính nữ. Vì thế, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân này bằng niêm mạc môi bé (hoặc cả phần môi lớn phì đại). Đây là phương pháp vừa tạo hình âm đạo, vừa làm đẹp vùng tầng sinh môn cho người bệnh. Khoang “cô bé” mới nằm giữa trực tràng và bàng quang của bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Ca phẫu thuật kéo dài một giờ với 3 ê-kíp cùng thực hiện. Để tạo khoang âm đạo có độ dài từ 8 đến 10cm, rộng khoảng 3-4 cm, các bác sĩ phải tạo hình những mảnh ghép niêm mạc được lấy từ môi bé của cơ quan sinh dục ngoài. Sau đó, những mảnh ghép này được xử lí làm mỏng, phủ kín lên khuôn nong và cố định lại vào khoang âm đạo vừa được tạo hình.
Khó khăn của ca phẫu thuật này là việc bóc tách khoang âm đạo mới phải vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ để không làm rách trực tràng, bàng quang, cũng như tránh được tổn thương mạch máu. Ngoài ra, mảnh ghép niêm mạc môi bé được ê-kíp thực hiện lấy, xử lý đúng kỹ thuật và phải cố định tạo hình tốt nhằm đảm bảo “sự sống” ở nơi nhận, không để bị hoại tử. Đặc biệt, ê-kíp của Bệnh viện E đã tự chế tạo khuôn nọng âm đạo cho bệnh nhân bằng silicon.
Bác sĩ Minh khuyến cáo phụ nữ có điều bất thường như không có kinh nguyệt, không thể quan hệ cần thăm khám sớm. Hầu hết dị tật vùng kín đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, chụp X-quang và MRI. Phương pháp tạo hình âm đạo được thực hiện cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. Chi phí của thủ thuật này cũng không quá tốn kém.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E, chi phí phẫu thuật tạo hình âm đạo không quá lớn, mang lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser khiến âm đạo, tử cung không phát triển. Bệnh nhân vẫn có 2 buồng trứng, các hormone giới tính trong giới hạn bình thường. Các bộ phận khác trên cơ thể bé gái mắc bệnh vẫn phát triển nhưng lại không có cơ quan sinh dục…
Tình trạng nữ giới không có âm đạo khá hiếm, chiếm tỷ lệ từ 1/4.000 tới 1/10.000. Cứ 4.000 trẻ em sinh ra có một bé không có âm đạo. Đây là một bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ chưa tìm ra nguyên nhân.
Bệnh thường phát hiện ở độ tuổi sơ sinh hoặc dậy thì. Ở tuổi sơ sinh, dưới tác động của estrogen từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sẽ tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo. Điều này có thể gây các khối u vùng âm hộ hoặc các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục…).
Ở tuổi dậy thì, đến thời kỳ có kinh nguyệt nhưng nữ giới chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng và không thấy kinh. Đặc biệt, để có đời sống tình dục bình thường, nữ giới mắc dị tật này cần được phẫu thuật tạo hình âm đạo.
29 tuổi không có kinh nguyệt, nữ bác sĩ được tạo âm đạo từ niêm mạc miệng
Cô gái từng có lúc muốn buông xuôi tất cả khi biết mình không thể lấy chồng, sinh con do không có âm đạo và tử cung.
Dậy thì vẫn không có kinh nguyệt
Ở tuổi 29, Minh Hương là cô gái xinh đẹp, hiện làm bác sĩ tại một bệnh viện tỉnh ở miền Trung. Tuy nhiên, có một sự thật Hương luôn giấu bạn bè suốt nhiều năm là đến nay vẫn chưa có kinh nguyệt dù cơ thể hoàn toàn bình thường.
Bí mật này khiến bản thân cô luôn mặc cảm, tự ti, không dám đón nhận tình cảm của bất kỳ chàng trai nào.
Cô Nhung, mẹ của Hương kể, khi học cấp 3, bạn bè cùng trang lứa đều đã bị "đèn đỏ" nhưng con gái không có bất kỳ dấu hiệu nào. Chia sẻ lo lắng với người thân, có người động viên lấy chồng rồi sẽ có nên gia đình tạm yên tâm.
Năm 2010, khi Hương vừa thi đại học xong, bố mẹ quyết định đưa Hương lên Hà Nội kiểm tra. Bác sĩ phát hiện bất thường, liền gọi vợ chồng cô Nhung ra ngoài trao đổi nhỏ.
"Bác sĩ nói cháu không có tử cung, không có âm đạo. Sau này nếu lấy được chồng thì phải nhờ người khác mang thai hộ. Vợ chồng tôi nghe xong rụng rời vì nhà chỉ có 2 cô con gái. Chúng tôi quyết định giấu cháu, vứt toàn bộ giấy khám ở viện vì muốn đợi con trưởng thành hơn, trong thời gian này sẽ cố tìm giải pháp", cô Nhung nhớ lại.
Hương đã được tạo hình âm đạo, hiện theo dõi tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai . Ảnh: T.Hạnh
Cô con gái giỏi giang sau đó đỗ đại học ngành y. Trước ngày đi học, Hương tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và bà nội, lúc này em mới biết cơ thể có bất thường, không có tử cung, âm đạo, không thể quan hệ tình dục và không thể sinh con.
"Khi biết sự thật, em đã khóc mấy đêm liền không thể ngủ. Nghĩ sau này mình sẽ phải sống cuộc đời cô độc, không chồng, không con, nước mắt cứ thế trào ra. Nếu không đỗ đại học, em nghĩ có thể mình sẽ tìm đến cái chết", Hương nhớ lại.
Sau đó Hương tâm sự với em gái. Bố mẹ khi biết chuyện chỉ biết ôm Hương và khóc, động viên con tiếp tục cố gắng.
"Thấy bố khóc, thực sự em rất thương, nghĩ rằng bố mẹ đã nuôi mình lớn chừng này nếu mình có sao thì bố mẹ sẽ rất đau lòng. Hơn nữa, mình cũng may mắn hơn nhiều người khác khi không bị tàn tật mà có vẻ ngoài lành lặn. Nghĩ vậy nên từ đó em bắt đầu sống lạc quan hơn, tính sau này có thể xin con nuôi sống cùng bố mẹ", Hương kể.
Quãng thời gian làm sinh viên ngành y, Hương đã tự tìm hiểu về căn bệnh của mình với nhiều phương pháp điều trị từ ghép da đùi, dùng ruột non... tuy nhiên chưa tìm được cơ sở uy tín để thực hiện.
Cách đây vài tháng, Hương tình cờ đọc được bài viết của TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội, hiện phụ trách khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai nói về phương pháp tạo hình âm đạo sử dụng niêm mạc miệng. Hương chủ động liên hệ hẹn lịch khám để phẫu thuật.
Âm đạo mới từ niêm mạc miệng
TS Dung cho biết, Hương mắc hội chứng bất sản ống Muller hay còn gọi là hội chứng Mayer - Rokitansky - Kuster - Hauser (MRKH). Đây là rối loạn bẩm sinh do đột biến gene khiến phụ nữ đến tuổi dậy thì vẫn không có kinh nguyệt do không có âm đạo và tử cung, không thể quan hệ tình dục và mang thai. Tỷ lệ mắc hội chứng này do động từ 1/4.000 - 1/10.000 bé gái.
Hiện trên thế giới và nhiều cơ sở y tế sử dụng vạt da đùi, da bẹn, da bụng hoặc ruột non để tạo hình âm đạo. Tuy nhiên, các phương pháp này bộc lộ nhiều nhược điểm.
Nếu chọn sử dụng da ghép, âm đạo mới tái tạo thường bị co kéo trong khi vạt da mỡ lân cận dày, lấp khoang âm đạo. Ghép da cũng khiến bề mặt âm đạo bị khô, gây khó khăn và đau đớn khi quan hệ tình dục. Phương pháp sử dụng ruột non sẽ khiến vùng âm đạo tiết dịch ẩm ướt cả ngày khiến người bệnh khó chịu.
Để khắc phục, GS Trần Thiết Sơn, nguyên Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu ra phương pháp đục lỗ mắt lưới niêm mạc miệng để tạo hình âm đạo.
Từ 2013 đến nay, phương pháp này đã được GS Sơn giới thiệu tại nhiều hội nghị quốc tế chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò. Kỹ thuật này được các bệnh nhân, giới chuyên môn trong nước và quốc tế đánh giá rất cao.
Để tạo hình âm đạo, bác sĩ phải tạo khoang có vị trí và kích thước tương tự âm đạo thật, dài 9 cm, rộng 4 cm. Công đoạn này yêu cầu phẫu thuật viên phải bóc tách thật khéo léo vì vị trí này nằm giữa trực tràng và niệu đạo.
Để che phủ khoang vừa tạo, bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc miệng ở 2 bên má, môi trên, môi dưới rồi đục lỗ mắt lưới để làm tăng diện tích, sau đó cuộn vào khuôn nong và ghép vào khoang âm đạo vừa tạo.
Niêm mạc miệng có ưu điểm tương đồng với niêm mạc âm đạo về tính chất mô học, bề mặt trơn nhẵn, mỏng, có khả năng tiết dịch tự nhiên sau khi tạo hình giúp bệnh nhân không bị đau khi quan hệ tình dục.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ nằm lại viện theo dõi 10-14 ngày. Sau khi về nhà cần tiếp tục kiên trì sử dụng dụng cụ nong giãn hàng ngày trong 4-6 tháng để tránh âm đạo bị dính trở lại.
Theo TS Dung, gần đây mỗi năm có khoảng hơn chục trường hợp không có âm đạo được phẫu thuật theo phương pháp này. Đến nay, kết quả sau ghép đều tốt.
Dù có bất thường ở âm đạo, tử cung nhưng buồng trứng các bệnh nhân đều bình thường nên sau khi kết hôn, họ có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm và nhờ mang thai hộ.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới hay không? Một căn bệnh thầm kín nhưng lại có nhiều người mắc phải, nếu không chữa trị từ sớm thì phái nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường. 1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang thực chất là một hội chứng do cơ chế điều hòa kinh nguyệt bất thường trong...