Phát triển dự án xanh bằng công nghệ “thu giữ carbon”
Các nhà phát triển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ đang tìm cách tăng cường chứng chỉ dự án xanh của họ và tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn cầu, bằng cách chào hàng một công nghệ tốn kém mà phần lớn chưa được thử nghiệm là “ thu giữ carbon”.
Ảnh minh họa.
Hôm 5/5, cả Cheniere Energy và Sempra Energy, hai trong số những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Mỹ, đã thông báo rằng họ đang tìm cách bổ sung khả năng thu giữ và cô lập carbon cho các dự án của mình.
Tháng trước, NextDecade có trụ sở tại Houston cho biết họ sẽ thành lập một đơn vị kinh doanh thu giữ carbon riêng biệt.
Video đang HOT
Các động thái này diễn ra khi ngành công nghiệp làm việc để làm sạch hình ảnh của mình và đưa hàng chục dự án bị đình trệ phát triển bằng cách ký hợp đồng với những người mua có ý thức về môi trường ở châu Âu và các nơi khác. Trong khi LNG của Mỹ nằm trong số rẻ nhất trên thế giới nhờ lượng khí đá phiến dồi dào, thì lượng khí thải carbon của đáng kể.
Liên minh châu Âu, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Mỹ đã tìm cách gây áp lực buộc các công ty Mỹ cắt giảm lượng khí thải khi khối này thắt chặt các mục tiêu carbon của chính mình.
Cheniere, nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của Hoa Kỳ, cũng đang tìm cách bổ sung thu giữ và lưu trữ carbon vào nhà máy Corpus Christi ở Texas và bến Sabine Pass ở Louisiana.
Công ty gần đây cũng hợp tác với tập đoàn dầu khí Shell của Hà Lan để gửi một lô hàng LNG trung tính carbon đến châu Âu vào tháng 4, nhằm thúc đẩy hồ sơ môi trường của công ty có trụ sở tại Houston trong số những người mua ở nước ngoài.
Tuy nhiên, các động thái chủ yếu vẫn là giả thuyết, không công ty nào đưa ra mốc thời gian hoặc ngân sách để đầu tư vào các dự án xanh mà họ đã thả nổi. Mặc dù các khoản tín dụng thuế liên bang có sẵn để thu giữ carbon, nhưng công nghệ này hiện không mang tính kinh tế và chưa được triển khai ở quy mô thương mại.
Không có gì đảm bảo rằng thị trường LNG toàn cầu sẽ hỗ trợ sự phát triển của các cơ sở xuất khẩu mới. Tháng trước, Annova LNG đã loại bỏ kế hoạch xây dựng một trong những cơ sở xuất khẩu được đề xuất xanh nhất ở Hoa Kỳ, với lý do “những thay đổi trong thị trường LNG toàn cầu”.
Nga trả đũa loạt trừng phạt của Mỹ
Nga trục xuất 10 quan chức ngoại giao và xem xét biện pháp "gây tổn hại" công ty Mỹ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt trước đó của nước này.
Trong cuộc họp báo ngày 16/4, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết sẽ trục xuất 10 quan chức ngoại giao Mỹ để trả đũa động thái trục xuất 10 quan chức Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử và "các hành động ác ý khác".
Lavrov nói Nga đang xem xét các biện pháp "có thể gây tổn hại" cho hoạt động kinh doanh của Mỹ tại nước này, đồng thời chấm dứt hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ của Mỹ tại Nga bị cáo buộc "can thiệp tình hình nội bộ".
"Sau cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Nga sẽ ra thông cáo nêu rõ các biện pháp được Tổng thống Nga phê duyệt nhằm đáp trả những hành vi hoàn toàn không thân thiện và vô cơ mà Mỹ công bố nhằm vào Liên bang Nga, các công dân, cá nhân, pháp nhân và liên quan đến hệ thống tài chính của chúng tôi", Ngoại trưởng Lavrov nói trong cuộc họp báo sau buổi hội đàm với người đồng cấp Serbia Nikola Selakovic.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc họp báo tại Cairo, Ai Cập, ngày 12/4. Ảnh: BNG Nga .
Ngoài trục xuất 10 quan chức ngoại giao Nga, chính phủ Mỹ ngày 15/4 đưa một số công ty Nga vào danh sách đen và cấm các ngân hàng Mỹ mua trái phiếu từ Ngân hàng Trung ương Nga, Bộ Tài chính và quỹ tài sản quốc gia của nước này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimtry Peskov nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". "Tổng thống Putin nhiều lần nói rằng chúng tôi sẵn sàng khởi động đối thoại nếu những người đồng cấp Mỹ sẵn lòng làm vậy", Peskov nói.
Quan hệ Nga - Mỹ giảm xuống mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 3 gọi Putin là "kẻ sát nhân". Nga sau đó triệu hồi đại sứ tại Mỹ Anatoly Antonov để tham vấn. Đại sứ Antonov chưa quay trở lại Mỹ dù gần một tháng đã trôi qua.
Mỹ áp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga với cáo buộc nước này can thiệp bầu cử năm 2020, tấn công mạng, uy hiếp Ukraine cùng nhiều "hành vi ác ý khác". Nga phủ nhận tất cả cáo buộc này.
Tổng thống Biden đề xuất tổ chức hội đàm với Putin và kêu gọi giải tỏa căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ, khẳng định Nhà Trắng và Điện Kremlin cần giữ liên lạc. Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin chưa quyết định tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ chủ trì hay không.
Sản lượng thép của Trung Quốc đạt 1,16 tỷ tấn vào năm 2025 Sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh khoảng 1,16 tỷ tấn vào năm 2025, khi lượng khí thải carbon trong lĩnh vực này cũng chạm mức cao nhất. Sản phẩm thép tại một nhà máy ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Viện nghiên cứu và quy hoạch ngành luyện kim Trung Quốc, một đơn vị tư vấn cho chính...