Phát triển công nghệ chẩn đoán ung thư vú không cần sinh thiết
Phương pháp mới này đang hướng đến mục tiêu đạt độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 90% và sẽ dần thay thế được sinh thiết, trong chẩn đoán ung thư vú.
Theo Bộ Y tế, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Thống kê của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2018 chỉ ra rằng, mỗi năm nước ta có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỷ lệ 9,2%).
Ung thư vú được xếp ở vị trí thứ hai trong những loại ung thư gây chết người nhiều nhất ở phụ nữ (sau ung thư phổi). Hiện nay, người ta ghi nhận tỷ lệ phát triển ung thư vú khoảng 12% trong suốt cuộc sống của người phụ nữ.
Sự kết hợp giữa công nghệ sóng siêu âm và công nghệ quang
Chẩn đoán sớm là một yếu tố cốt lõi quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư vú. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh. Từ giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2, bệnh có thể chữa ổn định tới hơn 90%, đến giai đoạn 3, tỷ lệ này là 60%. Thế nhưng, đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
Vì vậy, đối với căn bệnh này điều quan trọng là phải có các công cụ chẩn đoán có độ nhạy cao, để phát hiện sớm và độ đặc hiệu cao để tránh kết quả dương tính giả. Đây chính là những mục tiêu mà một dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ có tên SOLUS đang hướng đến.
Video đang HOT
Các nhà khoa học tham gia dự án SOLUS đã phát triển một hệ thống chụp quét không xâm lấn, đa phương thức, sử dụng công nghệ siêu âm và ánh sáng có thể dễ dàng phân biệt các tổn thương lành tính và ác tính, mà không cần phải thực hiện sinh thiết.
Công nghệ mới này có nhiều nét tương đồng với quy trình siêu âm thai nhi. Theo đó, để tiến hành, bác sĩ sẽ quét ngực bằng đầu dò thông minh cầm tay, kết hợp ánh sáng và âm thanh để thu thập các thông số máu và thành phần mô.
Nhờ đó, bác sĩ có thể theo dõi sự thay đổi nồng độ của hemoglobin mang oxy và đã bị khử oxy, collagen, lipit và nước có trong một khối u nghi ngờ xuất hiện ở vú, từ đó đối chiếu với tập hợp các kết quả đã lập trình sẵn, để đưa ra kết luận.
Ít kết quả dương tính giả
Nhóm tác giả nhấn mạnh rằng, vì phương pháp chụp nhũ ảnh hiện đang được sử dụng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả: Các khối u bản chất là lành tính nhưng lại cho kết quả xét nghiệm là ác tính. Vì vậy, khi chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ cần phải thực hiện sinh thiết, vốn là một kỹ thuật xâm lấn, để khẳng định chắc chắn, dẫn đến những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự tốn kém chi phí.
Phương pháp của SOLUS đang hướng đến mục tiêu đạt độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 90% và sẽ dần thay thế được sinh thiết, trong chẩn đoán ung thư vú.
“Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chờ nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần để nhận được kết quả chẩn đoán ung thư vú của mình, điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý và đương nhiên quy trình sinh thiết cũng không dễ chịu chút nào. Chúng tôi hy vọng hệ thống ứng dụng công nghệ siêu âm và công nghệ quang đang được phát triển này có thể thay thế được sinh thiết. Chúng tôi dự định sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm 2020 này” – GS Paola Taroni, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết.
Minh Nhật
Chế tạo thành công thiết bị theo dõi ung thư qua sóng siêu âm
Thiết bị này cho phép theo dõi mức độ lây lan của ung thư cũng như tiến triển của việc điều trị dễ dàng hơn.
Một hậu quả sinh lý khi ung thư và nhiều căn bệnh khác lan rộng trong cơ thể người đó là sự co cứng của cấu trúc xung quanh các tế bào được gọi là ma trận ngoại bào. Các nhà khoa học tại Đại học Purdue đã phát triển một cách thức mới để phát hiện những thay đổi này khi sử dụng các sóng âm thanh, mở ra tiềm năng về một công cụ mới để lần theo tiến triển của các căn bệnh.
Độ cứng của ma trận ngoại bào xung quanh các tế bào có thể thay đổi tùy theo mức độ các chất độc hại, thuốc và tình trạng bệnh, vì vậy các nhà khoa học hy vọng việc theo dõi được những thay đổi nhỏ này trong cấu trúc là một cách để theo dõi sức khỏe bệnh nhân và mức độ lây lan của căn bệnh.
Tuy nhiên điều này cũng đi kèm với nhiều thách thức khác. Việc sử dụng hóa chất trên các mẫu ma trận ngoại bào lấy từ bệnh nhân, cũng như việc đo lường bất kỳ thay đổi nào xảy ra bên trong đã được chứng minh là rất khó thực hiện mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào.
Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Purdue tin rằng họ đã tìm ra cách tránh né được thách thức này, với một thiết bị cảm biến nhỏ được xem một "lab-on-a-chip" (một phòng thí nghiệm trên chip). Nó bao gồm một bộ phát sóng để tạo ra một sóng siêu âm, để truyền sóng xuyên qua một mẫu thử được đặt trên nó, và đến một bộ thu tín hiệu áp điện nằm trên phần còn lại của thiết bị.
Việc hấp thụ sóng siêu âm truyền đến sẽ làm sản sinh ra một tín hiệu điện trên bộ thu tín hiệu áp điện, và tùy thuộc vào mức độ cứng của mẫu thử, tín hiệu điện sẽ có những hình dạng khác nhau. Từ đó các nhà khoa học có thể nhận ra những thay đổi về cấu trúc của nó.
" Điều này cũng tương tự như việc kiểm tra mức độ hư hỏng trên cánh máy bay." Rahim Rahimi, giáo sư về kỹ thuật vật liệu tại Đại học Purdue cho biết. " Nó có một bộ truyền sóng siêu âm thông qua vật liệu và một thu sóng trên phần còn lại của thiết bị. Cách sóng siêu âm đó truyền qua vật liệu có thể cho thấy liệu có tổn thương hay hư hỏng nào ảnh hưởng đến vật liệu hay không."
Cấu tạo của thiết bị theo dõi tình trạng bệnh bằng sóng siêu âm.
Nhóm nghiên cứu đưa thiết bị lab-on-a-chip này vào các thí nghiệm liên quan đến đến tế bào ung thư vú - vốn có nhiều điểm tương đồng về tính bền vững với ma trận ngoại bào. Thiết bị này đã cho thấy các thay đổi về độ cứng của mô tế bào mô phỏng, mà không gây ra phản ứng độc hại trong tế bào hay làm thiết bị bị quá nhiệt.
Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị này có thể mở rộng kích thước để phân tích nhiều mẫu thử cùng lúc, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của mỗi căn bệnh. Hiện tại họ đã chuyển sang việc thử nghiệm với các ma trận ngoại bào trên nền các chất collagen, loại protein cấu trúc quan trọng cho da và các mô tế bào khác.
Nguyễn Hải
Người phụ nữ nguy kịch vì chữa ung thư vú bằng đắp thuốc nam Nghe lời người quen mách bảo có thầy lang đắp thuốc nam rất hay để chữa ung thư vú, bệnh nhân liền tìm đến đắp thuốc, không ngờ sau đó khối u lở loét, đau, hôi thối, ra máu, bệnh nhân khó thở phải nhập viện cấp cứu. Sau khi đắp lá cây từ thầy lang, vú của bệnh nhân Đ.T.H. (63 tuổi,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên
Có thể bạn quan tâm

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý
Tin nổi bật
18:30:49 28/04/2025
Lâm Tâm Như từ nữ minh tinh hàng đầu dính liên hoàn phốt, bị nói "ép hôn" chồng?
Sao châu á
18:28:05 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Cuộc gặp ngắn giữa ông Trump và ông Zelensky thắp lên hy vọng cho Ukraine
Thế giới
18:05:59 28/04/2025
Hồ sơ 2 công ty sản xuất cả nghìn tấn bột nêm, dầu ăn, mì chính giả
Pháp luật
18:02:57 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
Netizen
17:51:03 28/04/2025
NSND Thanh Nam: "Tía" Mai Phương, xuất thân nhà nông, U70 ở biệt thự 1000m2
Sao việt
17:31:12 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025
DANAFF III tôn vinh "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh"
Hậu trường phim
16:56:32 28/04/2025