Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ
Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa nắm bắt được tín hiệu của hàng loạt yếu tố tiền thân của sự sống ở nơi cách Trái Đất tận 5.500 năm ánh sáng, một phát hiện hứa hẹn giải thích nguồn gốc của chính chúng ta.
Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh có thể chứa các yếu tố tiền thân của sự sống – Ảnh: SCITECH DAILY
Ngập trong các tia vũ trụ cực đoan, độc hại, nhưng “ tử địa” NGC 6357 thực tế lại là một vườn ươm sao.
Bên trong nó là hơn 10 ngôi sao lớn phát sáng rực rỡ, tưới tia UV lên rất nhiều ngôi sao trẻ còn nguyên đĩa tiền hành tinh bủa vây.
Và một trong các đĩa tiền hành tinh đó chứa dấu hiệu rõ ràng của nước và các phân hữu cơ.
Theo nghiên cứu về NGC 6357 vừa được công bố trên Astrophysical Journal Letters, những gì James Webb vừa phát hiện được cho thấy các hành tinh giống Trái Đất có thể hình thành ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt.
Video đang HOT
Bởi lẽ, các yếu tố tiền thân của sự sống đã được chứng minh là tồn tại ngay trong đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời.
Khi một hành tinh may mắn hình thành giữa vùng sự sống Goldilocks như Trái Đất, các “hạt mầm” của đại dương và sự sống ngay trên nó sẽ kết hợp với những thứ được gieo thêm vào nhờ các sao chổi và thiên thạch, từ đó hình thành thế giới như ngày nay.
Theo nhóm khoa học gia thực hiện nghiên cứu – dẫn đầu bởi TS María C. Ramírez-Tannus từ Viện Thiên văn học Max Plack (MPIA), đĩa tiền hành tinh của ngôi sao này cũng chứa các yếu tố khác cho thấy sẽ xuất hiện các hành tinh đá kiểu Trái Đất.
Đĩa này được đặt tên là XUE-1, tiếp xúc với bức xạ cực tím cường độ cao của các ngôi sao lớn, nóng gần đó.
Sự tồn tại bất chấp điều kiện khắc nghiệt của nước và các phân tử hữu cơ là một ngạc nhiên thú vị, cho thấy chính tổ tiên chúng ta có thể cũng đã được “hoài thai” trong một môi trường liên sao cực đoan như thế.
Theo SciTech Daily, hơn một nửa số ngôi sao trong vũ trụ của chúng ta được sinh ra giữa những vùng hình thành sao khổng lồ cùng với các hành tinh của chúng.
Trước đây, các nhà khoa học vẫn lo ngại rằng bức xạ cực đoan có thể cản trở các điều kiện hình thành sao và các hành tinh cũng như việc xuất hiện các phân tử tiền thân của sự sống.
Tuy nhiên, phát hiện trên đã cho thấy sự sống có nhiều cách để len lỏi, tồn tại trong các môi trường khắc nghiệt nhất, đồng nghĩa với việc số hành tinh có sự sống giống địa cầu có thể nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.
Kính viễn vọng NASA chụp được vật thể "lẽ ra không tồn tại"
Hiện ra như một bóng ma khổng lồ giữa trời, vật thể lạ lùng không tương tác với bất cứ thứ gì xung quanh nó và đánh đổ nhiều lý thuyết thiên văn.
Theo chuyên san khoa học PHYS, một nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Tim Carleton từ Đại học bang Arizona (Mỹ) đã tìm ra một vật thể "lẽ ra không tồn tại" giữa bộ dữ liệu khổng lồ từ James Webb.
Vật thể lạ hiện ra trước mắt thần của James Webb là một thiên hà cực kỳ đặc biệt - Ảnh: NASA/ESA/CSA
James Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, được phát triển và điều hành chính bởi NASA, phối hợp với các nhóm từ ESA và CSA (cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada).
Nhờ khả năng quan sát tinh nhạy, nó đã nhìn thấy được một số vật thể chưa từng được biết đến trước đây. Vật thể lạ mà TS Carleton và các cộng sự phát hiện là một ví dụ.
Các phân tích đã xác định vật thể ma quái này là một thiên hà lùn, nhưng thuộc về nhóm thiên hà lùn siêu khuếch tán cực hiếm, chưa từng được xác định rõ ràng trước đây.
Thiên hà lùn - ví dụ như hai thiên hà vệ tinh của thiên hà Milky Way (Ngân Hà) chúng ta là đám mây Magellan Lớn và đám mây Magellan Nhỏ - thường có ít hơn 100 triệu ngôi sao, nhưng cũng đủ để tạo thành một đĩa ánh sáng rực rỡ.
Nhưng vật thể hiện ra trong ống kính James Webb chỉ là chiếc bóng mờ, vắng bóng những ngôi sao sáng.
Nó được đặt tên là PEARLSDG, một kẻ lập dị trong thế giới thiên hà.
Trong hiểu biết trước đây, các nhà thiên văn tin rằng một thiên hà bị cô lập sẽ tiếp tục hình thành các ngôi sao trẻ của riêng nó, hoặc tương tác với một thiên hà lớn hơn. Tuy nhiên, cả hai trường hợp đều không đúng với PEARLSDG.
Bên trong nó là một quần thể sao cũ, cho thấy thiên hà này đã già. Nó ngưng hoàn toàn việc hình thành sao mới và cũng từ chối tương tác với xung quanh.
Do vậy, nó hiện ra như một thế giới rỗng ruột, kỳ ảo thay vì một đĩa ánh sáng.
Các tính toán khoảng cách cho thấy vật thể đặc biệt này nằm cách chúng ta khoảng 98 triệu năm ánh sáng, không quá xa đối với một thiên hà.
Vì vậy, PEARLSDG sẽ là một mục tiêu thú vị cho các nghiên cứu tiếp nối, không chỉ nhằm tìm hiểu về một loại thiên hà đặc biệt, mà còn giúp các nhà thiên văn khám phá xem con đường tiến hóa của một thiên hà có thể lạ lùng như thế nào.
Nghiên cứu về PEARLSDG vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Những ngôi sao già hơn vũ trụ phá vỡ sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ Có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy rằng tuổi của vũ trụ và tuổi của các vì sao không quá quan trọng, điều quan trọng là chúng ta có thể tìm thấy vị trí và ý nghĩa của chính mình trong vũ trụ này. Nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ luôn là một trong những bí ẩn...