Phát hiện sớm những đấu hiệu bất thường này trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh bại não bẩm sinh
Đối với tất cả các mẹ bầu, việc phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh bại não bẩm sinh.
Bại não là một trong số những căn bệnh bẩm sinh thường gặp, gây ảnh hưởng nặng nề đến trẻ. Đối với những mẹ bầu, việc phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh bại não bẩm sinh
1. Cảm thấy khó chịu trong thời kỳ đầu của thai kỳ
Nếu mẹ bầu đau bụng và ra máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn cần nghĩ đến nguy cơ sẩy thai và thai ngoài tử cung. Nói chung, 50% -60% trường hợp sẩy thai tự nhiên trong tam cá nguyệt đầu tiên là do bất thường nhiễm sắc thể trong phôi. Trong trường hợp này, chúng ta càng phải đến nguy cơ trẻ bị bại não hoặc những dị tật bẩm sinh khác.
Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai nhi còn sống và đã làm tổ trong bụng mẹ thì trong trường hợp này bạn cần chú ý hơn đến sự phát triển của thai nhi. Những thai nhi như vậy thường dễ mắc bệnh hơn sau khi sinh và cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Thay đổi bất thường về cân nặng khi mang thai
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, mức tăng cân lý tưởng của mẹ bầu là 12,5kg trong suốt 10 tháng thai kỳ và mức tăng cân hàng tháng không quá 1,5kg. Nếu mức cân nặng của mẹ bầu vượt quá phạm vi này, hãy cảnh giác với tình trạng tăng huyết áp do thai kỳ.
Tăng huyết áp thai kỳ là một bệnh đặc thù khi mang thai thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, biểu hiện lâm sàng là tăng huyết áp, protein niệu… cũng là một trong những yếu tố gây bại não ở thai nhi. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của mẹ và bé. Nếu gặp phải tình trạng này, bà bầu cần đến bệnh viện đẻ được bác sỹ tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Chuyển động bất thường của thai nhi
Suy thai (do thai thiếu oxy) là một trong những yếu tố gây ra bại não. Suy giảm chuyển động của thai nhi là chỉ số quan trọng để xác định độ suy thai. Mẹ bầu cần chú ý khi chuyển động thai biến mất thì nhịp tim thai cũng sẽ biến mất trong vòng 24 giờ.
Phụ nữ mang thai cần hình thành thói quen theo dõi chuyển động của thai nhi và chú ý đến sự thay đổi chuyển động của thai nhi kịp thời. Trong trường hợp bình thường, chuyển động của thai nhi không dưới 3 đến 5 lần mỗi giờ và số lần chuyển động của thai nhi trong 12 giờ là hơn 30 đến 40 lần. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi thai nhi là khác nhau, chỉ cần thai nhi chuyển động đều đặn, nhịp nhàng, không thay đổi nhiều thì có thể coi là chuyển động thai nhi bình thường.
4. Vỡ ối sớm
Trong những trường hợp bình thường, màng ối vỡ thường vỡ ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Vỡ ối sớm có thể gây đẻ non. Đẻ non là một trong những nguyên nhân gây bại não. Trẻ sinh non thường phát triển trí não chưa hoàn thiện và dễ bị nhiễm trùng. Điều này dẫn đến tổn thương não và bại não.
Đẻ non có thể gây sa dây rốn, gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi. Đồng thời, việc không chuyển dạ trong thời gian dài sau khi vỡ ối sớm cũng sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tử cung và hậu sản, gây nguy hiểm đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Lúc này, thai phụ cần đến bệnh viện kịp thời và tuân thủ quá trình điều trị của bác sỹ.
Thai nhi sống sót dù nhau bong non
Sản phụ 30 tuổi, mang thai tuần 33 bị đau bụng dưới, cơn đau tăng dần, nhập viện cấp cứu được chẩn đoán nhau bong non, suy thai cấp.
Ngày 7/1, bé gái chào đời, nặng 2,04 kg, khóc tốt. Sản phụ sức khỏe ổn định và bảo toàn được tử cung.
Bác sĩ Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí cho biết, sản phụ khi nhập viện có cơn co tử cung rối loạn, suy tim thai, tử cung co cứng. Trên hình ảnh siêu âm có khối máu tụ sau nhau. Chẩn đoán chị bị suy thai cấp, nhau bong non, bác sĩ chỉ định mổ bắt con khẩn cấp.
Bác sĩ cho biết, đây là trường hợp hy hữu vì phát hiện được nhau bong khi thai mới 33 tuần chưa chuyển dạ. Sản phụ sức khỏe ổn định, không gặp chấn thương, không có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiền sản giật, u xơ tử cung, hút thuốc lá, sinh nhiều lần, lớn tuổi...
"Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của sản phụ và thai nhi có thể nguy hiểm hoặc phải cắt bỏ tử cung để tránh việc xuất huyết", bác sĩ Dung nhấn mạnh.
Thai nhi chào đời được da kề da với bố, sức khỏe ổn định, có thể xuất viện trong tuần này. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nhau bong non là tình trạng nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi được xổ ra ngoài do có sự hình thành khối huyết tụ sau nhau. Khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi oxy giữa mẹ và con. Đây là cấp cứu sản khoa, diễn biến đột ngột, nhanh chóng gây tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ.
Bệnh hay gặp ở những sản phụ có tiền sử sản giật, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, chấn thương trực tiếp ở vùng bụng.
Để phòng tránh nhau bong non, bác sĩ khuyến cáo các sản phụ nên khám thai định kỳ, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung acid folic trước và ngay sau khi mang thai, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để xử trí kịp thời.
Khi phát hiện ra bất thường, sản phụ cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để thăm khám kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Sinh con đứa mất khi vừa chào đời, đứa bại não, mẹ bất ngờ khi biết lý do Hai lần liên tiếp, chỉ sau sinh khoảng 2-3 ngày, các con của chị Nga đều xuất hiện tình trạng vàng da, bỏ bú, mắt trợn ngược... Năm 2004, khi con trai đầu tròn 2 tuổi, chị Vũ Thị Nga (37 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) mang thai bé thứ hai, sinh con ở trạm y tế xã. Chào đời tròn 3...