Phát hiện mới về yếu tố di truyền ở người nhiễm Covid-19 mất khứu giác, vị giác
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature Genetics vừa xác định một yếu tố nguy cơ mang tính di truyền liên quan đến việc mất khứu giác sau khi nhiễm Covid-19.
Khám phá mới này đưa các nhà khoa học hướng đến gần hơn các phương pháp điều trị cần thiết, theo NBC.
Nghiên cứu khảo sát gần 70.000 người ở Mỹ và Anh dương tính với Covid-19. 68% trong số họ có triệu chứng mất khứu giác hoặc vị giác.
Các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh bộ gien của người bệnh bị mất mùi vị với người bệnh không có triệu chứng này. Kết quả tìm thấy một vùng gien nằm gần hai gien UGT2A1 và UGT2A2 liên quan đến sự khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhân. Cả hai gien này đều được biểu hiện trong mô bên mũi liên quan đến mùi và đóng vai trò chuyển hóa các chất tạo mùi.
“Bắt đầu với số lượng lớn người tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã nhanh chóng có được một số hiểu biết sinh học về căn bệnh này mà nếu không sẽ rất khó để tìm ra”, nhà khoa học Adam Auton, Phó chủ tịch di truyền học tại Công ty công nghệ sinh học và gien 23andMe (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra nữ giới có khả năng gặp phải triệu chứng mất khứu giác và vị giác cao hơn 11% so với nam giới. Người từ 26 – 35 tuổi chiếm 73% số người gặp phải triệu chứng này.
Video đang HOT
Cơ chế giải thích hai gien UGT2A1 và UGT2A2 liên quan đến triệu chứng mất khứu giác và vị giác hiện vẫn chưa được làm rõ. Các nghiên cứu trước đây lý giải việc mất các giác quan liên quan đến việc không bảo vệ được các tế bào cảm giác của mũi và lưỡi khi bị nhiễm Covid-19.
“Nghiên cứu này đưa ra một hướng giải thích khác. Con đường phân hủy các hóa chất tạo mùi ngay từ đầu có thể đã bị quá tải hoặc kém hoạt động, làm giảm hoặc sai lệch khả năng ngửi và nếm”, tiến sĩ Danielle Reed, Phó giám đốc Trung tâm Monell Chemical Senses (Mỹ), nhận định trên NBC.
Cải thiện vị giác và khứu giác sau mắc Covid
Người bệnh Covid-19 sau phục hồi nếu giảm hoặc mất vị giác, khứu giác có thể tập các bài xoa mũi, tróc lưỡi... giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, lưỡi.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết: nCoV gây tổn thương tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi, là nguyên nhân mất khứu giác. Có hai loại tế bào liên quan, gồm tế bào cảm nhận mùi và tế bào hỗ trợ thần kinh. Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác, khiến ăn uống không được ngon miệng.
"Mất khứu giác có xu hướng diễn ra trong thời gian ngắn thường dưới hai tuần và phục hồi nhanh chóng trong vòng 10 ngày, tuy nhiên ở một số bệnh nhân, triệu chứng này có thể tồn tại lâu hơn, thậm chí không thể phục hồi, đặc biệt là với bệnh nhân mắc hội chứng Covid kéo dài", bác sĩ Vũ nói.
Người bệnh có thể tự tập luyện một số động tác xoa bóp bấm huyệt, tác động vào vùng mũi xoang, vùng miệng. Dòng máu được tăng cường tuần hoàn đến các khu vực này sẽ tăng quá trình thực bào, tiêu diệt mầm bệnh, lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, dòng máu mang dinh dưỡng giúp các tế bào khứu giác, vị giác bị tổn thương được nuôi dưỡng và phục hồi nhanh chóng.
Dưới đây là ba bài tập, bệnh nhân sau hồi phục có thể tập luyện để cải thiện vị giác và khứu giác:
Xoa mũi: Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường, 2 ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay khép lại. Gồm 5 động tác nhỏ:
Xoa thân mũi : Dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa mũi từ dưới lên và trên xuống cho ấm đều, đồng thời thở vô ra cho mạnh 10-20 lần.
Day sụn mũi, xương m ũi: Để ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt 10-20 lần.
Day huyệt nghinh hương : Dùng 2 ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương ngang cánh mũi, trên rãnh mũi - má và day huyệt ấy 10-20 lần.
Xoa chân cánh mũi :. Dùng bàn tay cạnh ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh lên xuống 10-20 lần.
Vuốt và bẻ mũi : Vuốt đều mũi và bẻ đầu mũi qua lại.
Chuỗi bài tập này có tác dụng làm ấm mũi và khí huyết lưu thông vùng mũi. Ngoài ra, chúng giúp giảm chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, khứu giác kém...
Động tác xoa chân cánh mũi. Ảnh. Bác sĩ cung cấp
Cải thiện vị giác bằng các động tác sau:
Đảo lưỡi kết hợp với đảo mắt : Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường. Đảo lưỡi trong miệng kết hợp với đảo mắt cùng một hướng, đồng thời dao động thân qua lại. Đảo theo vòng tròn từ 5-10 lần rồi đảo ngược lại, đồng thời dao động thân qua lại. Tập cho các cơ vùng lưỡi trở nên linh hoạt, khí huyết lưu thông vùng lưỡi.
Súc miệng kết hợp với đảo mắt qua lại và đánh răng : Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường. Đưa một ngụm hơi vào miệng như một ngụm nước cho má phình lên rồi đảo từ má bên này sang má bên kia, kết hợp đảo mắt cùng một hướng, đảo xong thì gõ răng một lần. Ăn nhịp với động tác đảo thì dao động thân qua lại. Đảo từ 10-20 lần.
Tróc lưỡi: Ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường. Đưa lưỡi lên vòm họng và tróc lưỡi. Tróc 10-20 lần. Bài tập này có tác dụng tập cho lưỡi hoạt động linh hoạt, khí huyết lưu thông, tránh nói năng khó khăn trong lúc tuổi già, làm thông tai, cải thiện tuyến nước bọt. Trong các động tác lưỡi, thường nước bọt trào ra, ngừng động tác và nuốt nước bọt cho mạnh để tăng cường tiêu hóa và làm thông tai, cải thiện vị giác.
Người bệnh cần bình tĩnh tập luyện, tự xoa bóp bấm huyệt như hướng dẫn và tuân thủ chỉ định điều trị. "Mất hoặc giảm vị giác, khứu giác có thể cải thiện và hồi phục sau thời gian kiên trì tập luyện. Người bệnh nên chia nhỏ bữa, ăn đủ chất, thức phẩm mềm, dễ tiêu; tái khám khi có các triệu chứng trở nặng để có sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời", bác sĩ khuyên.
5 loại thực phẩm kích hoạt triệu chứng rối loạn khứu giác ở người nhiễm Covid-19 Thế giới đã gần 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19. Trong thời gian đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra mức độ lây nhiễm khủng khiếp của nó, với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian cần để hồi phục. Hiện nay, nghiên cứu mới cho thấy một số triệu chứng này có thể kéo dài...