Phát hiện mới: Người mắc Covid-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông
Nghiên cứu mới, được đăng trên tạp chí y khoa BMJ, cho biết người mắc Covid-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nghiêm trọng lên đến 6 tháng sau, ngay cả nhiễm bệnh nhẹ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19 từ cơ quan đăng ký quốc gia Thụy Điển, từ tháng 2.2020 đến tháng 5.2021, với hơn 4 triệu người không nhiễm Covid-19.
Covid-19 làm tăng nguy cơ đông máu đến 6 tháng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Kết quả đã phát hiện ra rằng người nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi lên đến 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, theo nhật báo Anh Express.
Thuyên tắc phổi là một mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn do cục máu đông. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Người mắc Covid-19 cũng có nguy cơ gia tăng huyết khối tĩnh mạch sâu – tình trạng cục máu đông ở chân – lên đến 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố, kết quả cho thấy người nhiễm Covid-19 có nguy cơ thuyên tắc phổi cao gấp 33 lần và nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp 5 lần, so với người không nhiễm Covid-19, theo Express.
Nghiên cứu còn nhận thấy những người bị Covid-19 nặng, và những người nhiễm Covid-19 trong đợt đầu tiên, khi chưa có vắc xin, có nguy cơ hình thành cục máu đông cao nhất. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.
Nhưng kết quả cũng cho thấy ngay cả những người nhiễm Covid-19 nhẹ không phải nhập viện cũng có nguy cơ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Glasgow (Anh) cho biết nghiên cứu này “nhắc nhở chúng ta cần phải cảnh giác với các biến chứng ngay cả chỉ mắc Covid-19 nhẹ”.
Video đang HOT
Nên gọi cấp cứu ngay nếu có biểu hiện sau: khó thở nghiêm trọng, tim đập rất nhanh hoặc ngất xỉu. ẢNH SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của cục máu đông trong phổi
NHS chỉ ra một số triệu chứng phổ biến gồm:
Đau ở ngực hoặc lưng trên
Khó thở
Ho ra máu
NHS cho biết thêm, bạn cũng có thể bị đau, đỏ và sưng ở một bên chân, thường là bắp chân.
Đây là những triệu chứng của cục máu đông, còn được là huyết khối tĩnh mạch sâu
Khi nào nên gọi cấp cứu?
Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và có một số triệu chứng cần được điều trị khẩn cấp.
NHS khuyên nên gọi cấp cứu ngay nếu gặp các triệu chứng sau:
Khó thở nghiêm trọng
Tim đập rất nhanh
Ngất xỉu
Nhiều bệnh nhân “hồi phục hoàn toàn” nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, theo Express.
Cục máu đông: Dấu hiệu báo trước ở hàm và vai
Ước tính cứ 4 ca tử vong trên thế giới thì có 1 ca có liên quan đến cục máu đông, và chúng gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.
Theo thông tin từ trang web của hệ thống chăm sóc sức khỏe Aurora Health Care (Anh), các triệu chứng cục máu đông bao gồm khó thở, không chỉ đau ở ngực, mà còn gây đau ở cánh tay, vai hoặc hàm.
Nên uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước dễ dẫn đến đông máu hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau chân, sưng, đỏ và nóng, có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy gọi cấp cứu ngay.
Aurora Health Care khuyến cáo: "Nếu có các triệu chứng của cục máu đông, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay lập tức".
Tùy vào vị trí của cục máu đông, chúng có thể gây tắc mạch, như thuyên tắc phổi.
Theo NHS, các cục máu đông hiếm gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, mặc dù vậy ai cũng có thể mắc phải.
Dấu hiệu báo trước cục máu đông có thể ở hàm và vai. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những ai có nguy cơ bị cục máu đông?
Một số yếu tố khiến một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn như: Người trên 65 tuổi; Người có tiền sử gia đình bị cục máu đông có thể có nguy cơ cao hơn.
NHS cho biết người thừa cân, hút thuốc, người từng bị đông máu, đang mang thai hoặc mới sinh con hoặc có tình trạng viêm nhiễm như bệnh viêm ruột hoặc viêm khớp dạng thấp, có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn.
Có thể làm gì để giảm rủi ro?
Bạn có thể thực hiện một số bước để giảm rủi ro.
NHS khuyên nên uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước dễ dẫn đến đông máu hơn.
Tránh ngồi lâu mà không cử động, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Uống rượu và hút thuốc cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người nằm viện cũng có nguy cơ cao bị đông máu - nên làm theo lời khuyên của nhân viên y tế để ngăn ngừa cục máu đông, theo nhật báo Express (Anh).
Tất cả những bệnh sau đều có thể dẫn đến suy thận Một số bệnh dưới đây có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận, buộc phải chạy thận, theo WebMD. Tiểu đường Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ và bộ lọc của thận. Từ đó khiến thận khó làm sạch máu. Cơ thể giữ nhiều muối và nước hơn mức bình thường, đồng thời có nhiều chất thải hơn...