Phát hiện mới gây sốc: Có thể tạo được tinh trùng từ da người
Chúng ta vẫn biết tinh trùng là tế bào siêu nhỏ của cơ thể đàn ông và giống đực nhưng những phát hiện dưới đây có thể khiến chúng ta giật mình.
Ảnh minh họa: Internet
Mới đây các nhà khoa học tại Đại học Ludwig-Maximilian (Đức) vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra tinh trùng có kích thước siêu khủng, dài khoảng 1cm, giống như sợi dây nhỏ.
Đây được coi là một trong những tinh trùng “khổng lồ” nhất trái đất từng được phát hiện, cũng là tinh trùng cổ xưa nhất, có niên đại 16-23 triệu năm và đã hóa thạch.
Tinh trùng hóa thạch này thuộc về một loài giáp xác giống như tôm và trai có tên khoa học là Heterocypris collaris, ở thời kỳ Miocene (cách nay 16-23 triệu năm).
Các mẫu tinh trùng đã hóa thạch của loài này được tìm thấy tại một hang động trầm tích ở bang Queensland, Úc. Tinh trùng của loài Heterocypris collaris được cho là dài gấp 4 lần kích thước cơ thể sinh vật. Trong hình là mặt cắt túi tinh của con đực.
Tinh trùng của ruồi giấm Drosophila bifurca dài hơn 1.000 lần tinh trùng người
Thực ra, kỷ lục về kích thước tinh trùng trên trái đất phải thuộc về loài ruồi giấm có tên khoa học Drosophila bifurca.
Tinh trùng của loài này dài hơn 1.000 lần so với chiều dài tinh trùng của con người.
Video đang HOT
Tinh trùng của loài ruồi giấm Drosophila bifurca được sản xuất ở dạng cuộn, khi kéo dài ra có thể lên tới 5,8cm, gấp 20 lần chiều dài cơ thể ruồi.
Có thể tạo ra tinh trùng từ da người
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Anh cũng gây sửng sốt: Họ đã tạo ra được tinh trùng từ da người, dấy lên niềm hy vọng cho những người đàn ông vô sinh do không có hoặc quá ít tinh trùng.
Các nhà khoa học đã lấy từ người tình nguyện những tế bào da, đã được biến đổi để “quay ngược đồng hồ sinh học”, nó tương tự như tế bào gốc, có thể phát triển thành bất cứ loại mô nào. Và các nhà khoa học đã phát triển chúng thành tế bào tinh trùng.
Cà chua làm tăng 70% số lượng tinh trùng
Một nghiên cứu của Bệnh viện Cleveland, bang Ohio, Mỹ cũng làm nức lòng các quý ông hiếm muộn khi cho thấy, việc sử dụng cà chua làm tăng 70% số lượng tinh trùng.
Hợp chất lycopene trong cà chua là tác nhân đem lại điều kỳ diệu đó. Nó cũng cải thiện tốc độ bơi của tinh trùng, đồng thời, làm giảm lượng tinh trùng yếu, bất bình thường trong cơ thể.
Theo Kiến thức, trước đó, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của lycopene trong cà chua đối với cơ quan sinh sản nam giới. Chẳng hạn, chất này làm giảm bệnh về tuyến tiền liệt, làm chậm, thậm chí ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Theo SKGD
Đừng nghĩ có tế bào gốc là bệnh gì cũng chữa được
Nhiều người kỳ vọng về khả năng chữa bách bệnh của tế bào gốc, nhưng thưc tê, không nên nghĩ cứ có tế bào gốc là bệnh gì cũng chữa đươc.
Về lý thuyết, tế bào gốc có thể chữa được mọi loại bệnh. Nhưng như thế không có nghĩa, cứ lưu trữ tế bào gốc là không phải lo lắng về bất cứ bệnh gì. Bởi còn tùy thuộc vào công nghệ, sự phù hợp của từng cơ thể...
Tế bào gốc không phải phép thần
Chị Lê Thị Thanh Nhàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị đăng ký sử dụng dịch vụ lưu trữ tế bào gốc. Ngay khi chị sinh con thứ 2, các bác sĩ đã lấy mẫu cuống rốn để lưu trữ trong ngân hàng tế bào gốc mà chị đăng ký. Không may, con gái chị bị bệnh xương thủy tinh. Chị liên hệ với ngân hàng tế bào gốc để chữa trị cho con.
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị thì các bác sĩ bảo rằng đây là bệnh rất khó chữa. Chị thấy rất thất vọng vì trước khi gửi mẫu cuống rốn vào ngân hàng, chị cứ nghĩ tế bào gốc có thể chữa được mọi bệnh tật.
TS.BS Lê Văn Đông, Học viện Quân y, cho biết, dây rốn nối người mẹ và em bé chứa tế bào gốc gồm có 2 phần: Tế bào trong máu dây rốn gọi là tế bào gốc tạo máu, đưa vào cơ thể sẽ phát triển thành các tế bào máu như tạo ra hồng cầu, bạch cầu. Phần còn lại là màng dây rốn có chứa các tế bào khác như tế bào da, xương, sụn...
Một dây rốn có thể dùng chữa bệnh cho cháu bé hoặc anh chị em, người thân cho gia đình. Về lý thuyết thì tế bào gốc có thể chữa được mọi loại bệnh, nhưng phải trong những điều kiện nhất định.
Gãy xương trong trường hợp đoạn dài thì xương đó không liền được, phải có tế bào tạo xương. Do tuổi tác, người già hoặc trẻ em, tế bào khó tự sản sinh. Đưa tế bào tạo xương để hàn gắn vết thương là một biện pháp hữu hiệu nhất.
Tuy nhiên, với bệnh xương thủy tinh, các tế bào xương mới hình thành rất yếu, giòn, dễ bị gãy. Việc điều trị là rất khó, ngay cả với y học thế giới. Xác xuất điều trị không thành công lớn, nên trong trường hợp của chị Lê Thị Thanh Nhàn, kết quả điều trị như vậy không có gì bất thường.
Đối với những vết bỏng rộng thì có thể đưa tế bào gốc để tạo da mà không cần phải lấy các phần da khác để lắp vào đó. Biệt hóa tế bào da để hàn gắn vết thương bỏng... là những nghiên cứu đã thử nghiệm thành công.
Hiện việc ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam đã có những bước tiến, song nó chưa phải là phương pháp chữa trị phổ biến. Lưu trữ tế bào gốc, nếu không may bị bệnh thì khả năng chữa trị sẽ cao hơn, nhưng không có nghĩa bệnh nào cũng chữa được.
Ảnh minh họa.
Cần nhiều kiểm chứng khoa học
GS.TS Nguyễn Mộng Hùng, Khoa sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tế bào gốc cho biết, khi cơ thể của một ai đó bị bệnh, người ta có thể lấy mẫu tế bào gốc để nhằm làm sản sinh ra các tế bào mới thay thế. Ví dụ như bị bệnh đau tim, người ta lấy tế bào gốc của chính người đó để chuyển hoá thành tế bào cơ tim và nuôi dưỡng chúng thành các cơ tim rồi làm các thủ thuật thay thế. Hoặc bị bệnh máu trắng, người ta sẽ dùng các tế bào máu cấy vào cơ thể để sản sinh ra các tế bào máu mới. Đây là các kỹ thuật cơ bản mà y học đã thực hiện thành công.
Nhiều người kỳ vọng về khả năng chữa bách bệnh của tế bào gốc, theo các chuyên gia, điều này là có cơ sở, nhưng không nên nghĩ cứ có tế bào gốc là bệnh gì cũng có thể chữa.
Điều các nhà khoa học lo ngại là mặc dù khoa học đã có khá nhiều thành công trong việc nghiên cứu tế bào gốc, nhưng không phải là mọi sự đã thuận lợi. Hiện cũng chưa thể khẳng định chắc chắn liệu các tế bào gốc sau khi được chuyển hoá thành các loại mô, cơ, tế bào khác thì sẽ tồn tại được bao nhiêu lâu, chúng có bị thoái hoá không, chúng có thể tiếp tục phát triển sang một hướng khác như trở thành các tế bào ung thư hay không? Điều này cần phải có thời gian đánh giá kỹ càng và nghiêm túc hơn.
"Không phải mẫu cuống rốn nào cũng có thể dùng để lưu trữ được. Các kết quả xét nghiệm sàng lọc như không có bệnh truyền nhiễm, không có các gen bệnh di truyền, thai to vừa phải, dây rốn đủ dài, lượng máu đủ lớn... thì mới có thể lưu trữ được. Kinh phí cho việc lưu trữ khoảng vài nghìn USD".
TS Lê Văn Đông
Theo Kiến thức
Nghiên cứu mới giúp người mù sáng mắt trở lại Viện nghiên cứu mắt tại Massachusetts (Mỹ) cho biết, công trình của họ có thể giúp đảo ngược (người mù sẽ sáng mắt trở lại) được nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt ở người. Ảnh minh họa: Internet Đây là nghiên cứu mang tính chất đột phá tế bào gốc đã giúp họ lần đầu tiên tái tạo thành công giác mạc...