Phản ứng lạ ở một số người sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Một số người cảm thấy có mùi vị kim loại trong miệng sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Cho đến nay ở Anh, hơn 28,9 triệu người đã nhận được liều đầu tiên của vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer, trong đó, hơn 2,7 triệu người đã tiêm mũi thứ 2.
Một báo cáo của MHRA (Cơ quan quản lý các sản phẩm thuốc & chăm sóc sức khỏe) cho thấy các triệu chứng giống như cúm, mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau cánh tay là những tác dụng phụ phổ biến.
Ảnh minh họa: EPR
Ở Mỹ, một số người có vị kim loại mạnh trong miệng kéo dài nhiều ngày sau khi chủng ngừa.
Vài phút sau khi tiêm vắc xin Pfizer, John Howard (bang South Carolina), cho biết anh xuất hiện cảm giác như trên. Người đàn ông 45 tuổi này mong muốn ly cà phê của mình có hương vị bình thường như trước đây.
Ông Dave Bischel, 52 tuổi, có cảm giác đang nếm niken.
Ông Paul Wartenberg, 50 tuổi, cũng bị vị kim loại ám ảnh trong vài giờ sau khi tiêm vắc xin Moderna. Sau bữa tối, vị giác của ông đã trở lại như trước đây.
Tiến sĩ Zoe Williams cho biết phản ứng phụ với vắc xin thực tế là điều tốt.
“Lo lắng về các tác dụng phụ là chuyện bình thường. Nhưng bất kỳ loại vắc xin nào cũng có thể gây ra các phản ứng nhẹ, kéo dài tối đa trong một vài ngày”, Tiến sĩ Williams giải thích.
“Đây là dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin đang hoạt động. Hệ miễn dịch của bạn đã sẵn sàng để phản ứng khi có dấu hiệu virus SARS-CoV-2 tấn công”.
Các nhà khoa học tại hãng dược Pfizer cho biết, trong các thử nghiệm diện rộng, loại vắc xin của họ thường được dung nạp tốt ở mọi nhóm tuổi. Theo các khảo sát độc lập, các tác dụng nhẹ, không đáng lo ngại.
Một báo cáo từ Pfizer nói rằng tác dụng phụ tồi tệ nhất là mệt mỏi và đau đầu – nhưng chỉ sau liều thứ 2.
Chỉ 4% số người thấy mệt mỏi và 2% bị đau đầu. Một số người bị đau ở vị trí tiêm.
Video đang HOT
Tiến sĩ Sarah Jarvis thông tin, các tác dụng phụ từ vắc xin Pfizer cho đến nay là nhẹ.
Bà nhận định tất cả các loại vắc xin đều gây ra tác dụng phụ ở một số người. Lý do là chúng được thiết kế để tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Tiến sĩ Sarah nói: “Khi hệ miễn dịch học cách chống lại kẻ xâm lược, rất nhiều tế bào bạch cầu sẽ lao đến nơi cần thiết và sản xuất các hóa chất tự nhiên”.
Điều đó đồng nghĩa hầu hết các loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin cúm, có thể dẫn đến mẩn đỏ nhẹ, sưng tấy quanh khu vực tiêm.
Nhóm Kiến thức về vắc xin hợp tác với Đại học Oxford cho biết vắc xin hoạt động bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch của bạn tạo ra phản ứng. Bạn có thể bị các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin giống như bị nhiễm bệnh thực sự.
Tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan vắc xin AstraZeneca là đau cánh tay, 67% người tiêm gặp phải tình trạng này. Các phản ứng khác gồm ớn lạnh, sốt, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.
11 điều bạn không bao giờ nên làm khi bị sốt
Sốt - được định nghĩa là sự gia tăng tạm thời nhiệt độ cơ thể trên 98,6 độ F (37 độ C) - là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tật.
Đừng mặc quần áo nhiều quá mức hoặc đặt mình ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và khiến cơn sốt của bạn trở nên trầm trọng hơn. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng gần đây, tín hiệu cơ thể này đã thu hút sự chú ý bất thường: Nó có thể là dấu hiệu của bệnh COVID-19. Trong trường hợp có nghi ngờ này, nếu bạn ở Việt Nam, bạn phải gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3228 hoặc 1900 9095).
Tuy nhiên, sốt cũng có thể báo hiệu một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh cúm thông thường.
Bất kể nguồn gốc là gì, đây là những phương pháp tốt nhất mà bạn nên làm theo nếu bị sốt, theo Eat This, Not That!
1. Không uống một số thức uống
Bác sĩ Pauline J. Jose, chuyên gia về y học gia đình của pH Labs (Mỹ), cho biết: "Nên tránh uống rượu, nước ngọt và đồ uống có chứa caffein khi bạn bị sốt. Chúng có thể gây ra tình trạng mất nước khi chúng ta thực sự cần hydrat hóa hầu hết.
2. Đừng mặc quá nhiều đồ
Bác sĩ, tiến sĩ Dimitar Marinov (Mỹ) cho biết: "Đừng mặc quần áo nhiều quá mức hoặc đặt mình ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và khiến cơn sốt của bạn trở nên trầm trọng hơn", theo Eat This, Not That!
3. Không tăng gấp đôi thuốc của bạn
Tiến sĩ Marinov nói: "Acetaminophen nói chung là một loại thuốc hiệu quả để điều trị sốt, tuy nhiên, vượt quá liều lượng khuyến cáo có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho gan của bạn và thậm chí tử vong".
Lưu ý: Người lớn không nên dùng nhiều hơn 1.000 mg acetaminophen cùng một lúc; giới hạn hằng ngày là 2.000 mg. Đối với trẻ em, liều lượng phải thấp hơn nữa - hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận.
Tốt nhất là phải hỏi bác sĩ về loại thuốc uống, liều lượng, cũng như cách uống.
4. Đừng để đói
Tiến sĩ Marinov nói: "Sốt làm tăng tốc độ trao đổi chất của bạn và bạn thậm chí cần nhiều calo hơn từ thức ăn. Đói có thể làm tê liệt hệ thống miễn dịch của bạn theo đúng nghĩa đen".
5. Đừng quên uống nước
Điều quan trọng là phải luôn đủ nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ralph E. Holsworth, giám đốc nghiên cứu khoa học và lâm sàng của Essentia Water (Mỹ), cho biết: "Sốt sẽ làm tăng nhịp hô hấp, và do đó mất nước, và đổ mồ hôi tăng để giảm nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, lượng nước hấp thụ thường bị giảm khi bị sốt, điều này cuối cùng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước".
Lưu ý: Điều quan trọng là phải luôn đủ nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước. Theo WebMD, lượng nước được khuyến nghị hằng ngày đối với nam giới là 13 ly (khoảng 3 lít) và 9 ly (hơn 2 lít một chút) đối với phụ nữ.
6. Không cho trẻ em uống Aspirin
Leann Poston, bác sĩ của Invigor Medical ở New York (Mỹ), cho biết: Người lớn có thể dùng aspirin, nhưng nếu cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin khi chúng bị nhiễm virus có thể dẫn đến tình trạng tử vong được gọi là Hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một chứng rối loạn hiếm gặp gây tổn thương não và gan. Nó thường thấy nhất ở trẻ em, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, theo Eat This, Not That !
Lưu ý: Nhắm đến các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve), theo WebMD.
Tốt nhất là phải hỏi bác sĩ về loại thuốc uống, liều lượng, cũng như cách uống.
7. Đừng bỏ ngủ
Hệ thống miễn dịch của bạn tiêu tốn nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng trong ngày. Khi bạn ngủ, cơ thể có thời gian để phục hồi năng lượng đó. Không ngủ có thể kéo dài bệnh tật.
Lưu ý: Ngủ đủ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để đảm bảo nghỉ ngơi và thời gian chữa bệnh thích hợp.
8. Không tiếp tục các hoạt động bình thường của bạn
Bác sĩ Poston cho biết: Sốt thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ốm, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Việc chuyển năng lượng đó sang các hoạt động khác có thể khiến việc chống lại nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Lưu ý: Hãy ở nhà cho đến khi bạn hết sốt trong ít nhất 24 giờ. Đảm bảo nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
9. Không tắm/tắm nước lạnh
Mặc dù nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ của bạn trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể dẫn đến run rẩy. Bác sĩ Poston cho biết: "Cơ bắp run lên để tăng nhiệt độ cơ thể của bạn đến điểm mới do vùng dưới đồi thiết lập. Tắm nước lạnh rất khó chịu và sẽ khiến các cơ run và chuột rút nhiều hơn khi cố gắng tăng nhiệt độ trở lại.
Lưu ý: Hãy thử tắm nước ấm với một miếng bọt biển. Cơ thể của bạn sẽ bắt đầu mát khi nước bay hơi. Ngừng tắm hoặc tăng nhiệt độ nước nếu bạn bắt đầu rùng mình.
10. Đừng tự động dùng thuốc để giảm sốt
Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh. Bác sĩ Poston nói rằng đó là phản ứng của cơ thể bạn để chống lại nhiễm trùng.
"Nếu bạn cảm thấy thoải mái với nhiệt độ từ 101 độ F (38,3 độ C)trở lên, tốt hơn là không nên dùng thuốc để giảm sốt vì bạn đang chống lại nỗ lực của cơ thể nhằm làm chậm sự nhân lên của vi rút hoặc vi khuẩn", bác sĩ Poston khuyên, theo Eat This, Not That!
11. Nghi ngờ bạn có thể mắc COVID-19
Bác sĩ Poston cho biết: "Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình, bất kể chúng có phù hợp với COVID-19 hay không".
Ở Việt Nam, nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc Covid-19, bạn phải gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3228 hoặc 1900 9095).
Chín mé gây biến chứng gì? Việc đi làm nail ở tiệm là 1trong những nguyên nhân gây chín mé. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát. Ảnh minh họa Sau buổi đi làm nail gần đây, tôi bị chín mé, khóe móng chỗ ngón tay cái bị sưng...