Phải đi cấp cứu chỉ vì nhổ răng khôn
Người đàn ông 33 tuổi nhập viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng nặng, biến chứng viêm tấy sàn miệng lan tỏa.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Mới đây, tua trực cấp cứu do PGS.TS Nguyễn Đức Chính, nguyên trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cùng các bác sĩ trực đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.T. (33 tuổi, trú tại Nam Định) trong tình trạng sốt, há miệng hạn chế, hơi thở hôi, đau sưng cả hai bên hàm. Đặc biệt, vùng góc hàm trái của bệnh nhân sưng đau lan xuống nền cổ.
Gần một tháng trước khi nhập viện, anh T. đã nhổ răng số 3 và 8, sau đó bắt đầu sưng đau hàm, sốt, được bác sĩ tại nơi nhổ răng chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng.
Video đang HOT
Tuy chăm sóc và điều trị tích cực, tình trạng bệnh không tiến triển, từ sưng đau đến cứng hàm, đau lan xuống cổ, hạn chế ăn uống và vệ sinh. Anh T. còn bị khó thở do đờm tăng tiết nhưng khó khạc ra được.
Kết quả chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy chỗ răng 3, 8 của anh T. có ổ dịch khí và lan đến vùng cơ giáp móng ở cổ. Các bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu cho bệnh nhân.
Nhóm phẫu thuật mở ổ áp xe đi dưới hàm 2 bên, dẫn lưu nhiều mủ đục có mùi hôi, rửa sạch nhiều lần, để da hở hoàn toàn. Sau mổ, người đàn ông này được chăm sóc tích cực tại khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn. Hiện bệnh nhân ổn định và sẽ làm sạch, khép lại da trong vài ngày tới.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Tuấn Anh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, người trực tiếp điều trị cho anh T., cho biết đây là ca bệnh rất nặng, nghiêm trọng. Bệnh có đặc điểm hoại tử lan rộng, không giới hạn ở vùng sàn miệng, có thể lan xuống trung thất.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã điều trị nhiều trường hợp viêm tấy sàn miệng lan tỏa, hầu hết được điều trị bằng phẫu thuật kịp thời, mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến nặng, phải mổ đi mổ lại nhiều lần để xử lý ổ áp xe viêm lan xuống trung thất.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có vấn đề răng miệng nên đến điều trị tại các cơ sở uy tín, để kịp thời xử lý những biến chứng răng miệng (nếu có).
Đang làm việc trong vườn, người đàn ông trẻ phải đi cấp cứu
Người đàn ông 25 tuổi đang làm vườn bất ngờ bị một mảnh kim khí cắm vào cẳng tay trái, gây sưng đau.
Gia đình nhanh chóng đưa anh đi cấp cứu.
Khoảng 20h ngày 17/7, anh G.A.T. (25 tuổi, trú tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) với tổn thương ở cẳng tay trái.
Tại trung tâm, các bác sĩ đã kiểm tra và chỉ định chụp X-quang xác định tổn thương cho bệnh nhân. Kết quả kiểm tra cho thấy anh có dị vật kim khí phần mềm 1/3 dưới cẳng tay trái. Gia đình cho biết anh T. đang làm việc ngoài vườn thì bị mảnh kim khí bất ngờ cắm vào tay. Nam thanh niên được bác sĩ phẫu thuật lấy dị vật kim khí ngay trong đêm.
Sau 45 phút trong phòng phẫu thuật, các bác sĩ đã thành công lấy được dị vật kim khí ra khỏi cẳng tay trái. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp. Hiện tại, sức khỏe của anh T. ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo những chấn thương, vết thương liên quan đến dị vật kim khí do tai nạn lao động (đinh, mảnh sắt nhọn), hoặc tai nạn trong sinh hoạt (mảnh đạn, kim khâu) có thể gây nhiễm trùng hoặc tạo thành ổ áp-xe, nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó, khi gặp các tổn thương do kim khí, người dân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và lấy dị vật kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ung thư khoang miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị Ở giai đoạn đầu, ung thư khoang miệng không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện ra ung thư khoang miệng khi đã có khối u xâm lấn hoặc ở giai đoạn muộn. Ung thư khoang miệng là một trong những loại ung thư phổ biến vùng đầu cổ. Đây là một khái niệm chung để chỉ các tổn thương...