PH trường Đào Sơn Tây bức xúc số tiền, chỗ ngủ trưa của HS, Hiệu trưởng lý giải
Phụ huynh Trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây bức xúc, do phải đóng hơn 16.000 đồng/ngày tiền ngủ trưa cho con em mình.
Một số phụ huynh của Trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi thông tin tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thể hiện sự bức xúc khi phải đóng số tiền 16.521 đồng/em/ngày ngủ trưa tại trường.
Thu tiền ngủ trưa cao, nhưng chất lượng rất tệ
Theo phản ánh này cho biết, Trường Đào Sơn Tây thu tiền ngủ trưa của học sinh 300.000 đồng/học sinh/tháng tiền ngủ trưa, 50.000 đồng tiền điện/học sinh/tháng để ngủ trưa, 30.000 đồng tiền vệ sinh/học sinh/tháng để ngủ trưa.
Tổng cộng là học sinh phải đóng khoảng 380.000 đồng/học sinh cho một tháng học sinh ngủ trưa tại trường. Trung bình một tháng học sinh đi học 23 ngày, như vậy chia trung bình ra thì học sinh cần đóng 16.521 đồng/buổi học sinh ngủ trưa tại trường.
Nơi ngủ trưa của học sinh Trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây (ảnh: CTV)
Theo phụ huynh phản ánh, thu tiền như vậy, nhưng chất lượng thì rất tệ, phòng nhồi nhét rất nhiều học sinh. Trung bình có khoảng 50 học sinh/phòng, cá biệt có phòng lên đến 90 học sinh/phòng. Các em phải nằm chen chúc nhau trên giường tầng, có từ 2 đến 3 em học sinh/tầng.
Video đang HOT
Ngoài ra, lời phụ huynh cho biết, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh thường hay nóng bức. Giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh gắn quạt nhỏ chỗ bàn giáo viên, cho giáo viên thoải mái hơn.
Phụ huynh không có ý kiến, nhưng không rõ tại sao mua quạt sau một thời gian thì trường lại tháo đi đâu mất.
Hiệu trưởng nhà trường lên tiếng
Ngày 17/10, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoàng Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây, thành phố Thủ Đức cho hay, đúng là nhà trường có thu tiền ngủ trưa của học sinh.
Tuy nhiên, mức phí nhà trường thu chỉ là 250.000 đồng/em/tháng tiền quản lý bán trú (không phải 300.000 đồng như phụ huynh nói), 50.000 đồng tiền điện, máy lạnh, tiền giường từ tài trợ của phụ huynh (phụ huynh đã đồng thuận đóng), 30.000 đồng tiền vệ sinh bán trú.
Trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây, thành phố Thủ Đức (ảnh minh họa: P.L)
Như vậy, phụ huynh chỉ phải đóng tổng 330.000 đồng/em/tháng cho tiền ngủ bán trú tại trường (mỗi ngày khoảng 1,5 tiếng).
Trường có 820/ 1.752 học sinh đăng ký ngủ bán trú tại trường, với 100% các phòng đều là giường 2 tầng, có mở máy lạnh đầy đủ.
Cô Hoàng Thị Hảo nhấn mạnh rằng, nhà trường thu phí quản lý bán trú nằm trong khung mà Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho phép, từ 200.000 đến 250.000 đồng/học sinh/tháng.
Mỗi tuần học sinh sẽ ngủ bán trú 5 buổi, và giá này đã 5 năm học rồi chưa thay đổi.
Đối với phản ánh lắp quạt bàn cho giáo viên, cô Hảo khẳng định, nhà trường hoàn toàn không có cho lắp quạt bàn cho giáo viên, chỉ có 4 quạt trần cho học sinh ở mỗi phòng học. Các phòng học trong trường rất nhiều gió.
Lớp nào còn thiếu quạt trần thì lắp thêm. Còn quạt bàn thì lớp nào lỡ lắp rồi cứ để đó, năm sau học sinh lên lớp trên thì quạt bàn vẫn để lại ở phòng học cho các em học sinh mới. Quạt của lớp nào thì vẫn để nguyên ở lớp đó, chứ trường không tháo ra.
Nhiều trường ở Hà Nội dự kiến tổ chức học bán trú từ đầu tháng 4
Nhiều trường học ở Hà Nội dự kiến tổ chức học bán trú từ đầu tháng 4 tới trên cơ sở tham khảo ý kiến của phụ huynh và các cấp lãnh đạo.
Đại diện trường THCS Đoàn Thị Điểm (Nam Từ Liêm) cho biết, trường đang lên kế hoạch xin phép Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội được tổ chức bán trú trở lại. Đề xuất này dựa trên khảo sát ý kiến và nhu cầu phụ huynh các lớp. Thời gian dự kiến từ đầu tháng 4, khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn và số ca mắc giảm rõ rệt.
Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, trường dự kiến từ 28/3 hoặc 1/4 tổ chức bán trú cho học sinh lớp 7,8,9 học bán trú. "Trường đã xin ý kiến Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm về việc này. Lãnh đạo phòng cho biết trường cần chờ đến cuối tuần này xem tình hình dịch bệnh thế nào, sau đó mới có phương án quyết định cho các trường", ông Khang nói.
Học sinh đi học trở lại. (Ảnh minh họa: M.C)
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thông tin, trường dự kiến đầu tháng 4 tới sẽ tổ chức hoạt động bán trú trở lại để phụ huynh thuận tiện hơn việc đưa đón, học sinh yên tâm học tập.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng trường THCS chất lượng cao Chu Văn An (Long Biên) chia sẻ, toàn trường chỉ còn khoảng 14 học sinh và giáo viên là F0. Trường sẽ tính việc tổ chức bán trú cho học sinh khoảng đầu tháng 4 tới bởi đây là mong mỏi của rất nhiều gia đình.
Có học sinh cách trường gần 10km, nếu gia đình có hai con ở hai trường khác nhau, học 2 ca sáng/chiều thì việc đưa đón sẽ rất khó khăn. Các gia đình rất mong trường tổ chức bán trú vì khó khăn khi đưa đón.
"Trường có phòng ngủ và phòng ăn riêng cho học sinh. Các lớp sĩ số chỉ khoảng 35 học sinh, cơ sở vật chất đáp ứng tốt nếu tổ chức bán trú. Mặc dù vậy, trường vẫn sẽ thực hiện các kênh khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh nếu muốn tổ chức bán trú trở lại vào đầu tháng 4 này", ông cho biết thêm.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang phối hợp với các Phòng GD&ĐT quận huyện để lấy ý kiến và tính toán các phương án mở cửa trường học an toàn, trong đó có việc tổ chức học bán trú. Sở GD&ĐT sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh, tư vấn của Sở Y tế để xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về phương án cho các trường tổ chức học bán trú trong thời gian tới.
Ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gửi văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội về việc tổ chức học bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại. Trong đó, cần đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch trong cơ sở giáo dục để tổ chức ăn bán trú khi trẻ mầm non, học sinh đến trường học trở lại.
Khi tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, học sinh các lớp, cơ sở giáo dục cần thực hiện theo nguyên tắc: Hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các lớp, ưu tiên ăn nghỉ tại lớp, học sinh ăn trưa tại trường theo suất ăn riêng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, đảm bảo vệ sinh khử khuẩn khu vực nhà ăn, bếp ăn và an toàn thực phẩm.
Liên quan vấn đề học bán trú, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn từng chia sẻ, không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, hai buổi hay bán trú. Vì vậy các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch có thể tổ chức cho trẻ học bán trú để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh, gia đình các em.
Bộ trưởng GDĐT: Những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú Ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ GDĐT đã kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục và làm việc với UBND TP. Hải Phòng về công tác giáo dục và đào tạo. Tại trường Tiểu học Minh Tân, huyện Thủy Nguyên,...