PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: 3 năm đào tạo 1 học sinh có 2 bằng thì chỉ có bắt ‘học ép’

Theo dõi VGT trên

“Nếu trong 3 năm mà đào tạo một học sinh có 2 bằng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp thì chỉ học ép”.

Đào tạo phải đảm bảo chất lượng

Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy 7 môn văn hóa trung học phổ thông thay vì 4 môn và để trường nghề tự dạy các môn văn hóa thay vì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: 3 năm đào tạo 1 học sinh có 2 bằng thì chỉ có bắt học ép - Hình 1

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Quang)

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết: “Trên thế giới, tại bậc học trung học phổ thông hầu hết ở tất cả các nước, người ta phải cần đến 3 năm mới đủ được khối lượng kiến thức để công nhận tốt nghiệp.

Vì vậy, nếu Việt Nam mình trong thời gian đó có thể đào tạo một học sinh có 2 bằng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ có bắt học sinh học ép”.

Theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, chỉ có một là cách ép học sinh học, học ngày học đêm, học cố cho đủ kiến thức. Học như vậy thì không những không hiệu quả, không có chất lượng mà còn làm cho học sinh cảm thấy quá tải. Bởi để đảm bảo kiến thức cho cả hai chương trình học đều tốt thì chắc chắn các em sẽ bị căng thẳng về mặt thời gian, tâm lý và nhiều hệ lụy liên quan khác.

Hai là với số lượng môn học như vậy, để đủ số môn mà không ép về thời gian thì bắt buộc phải giảm thiểu lượng kiến thức môn học. Mà đã giảm thiểu thì không thể đạt được như trình độ của quốc tế, không đạt được thì tất nhiên quốc tế không công nhận.

“Nếu học trong thời gian ngắn ‘nhồi nhét’ để đạt được một trình độ quốc tế không công nhận thì Việt Nam đang làm một việc không giống ai và như vậy là không được”, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ khẳng định.

Video đang HOT

Việc đào tạo tại trường nghề hiện nay là phải tìm ra các phương án làm sao nâng cao trình độ, tay nghề để từ các trường nghề, học sinh có thể liên thông lên cấp cao đẳng nghề hoặc tiếp tục học phổ thông liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục thường xuyên chứ không phải thêm lượng kiến thức, thêm số môn học để rồi không đảm bảo chất lượng với mục tiêu đào tạo nào.

“Việc của trường nghề là dạy nghề chứ không phải giáo dục phổ thông. Phải đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra về tay nghề, chứ không phải chú trọng dạy phổ thông tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Nên đưa về một đầu mối quản lý

Theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, nếu xét về quy định của luật pháp hiện nay, chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định đào tạo bậc trung học phổ thông chứ chưa có chỗ nào giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đào tạo và chịu trách nhiệm về giáo dục phổ thông phổ thông. Vì vậy, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội không thể nào vừa công nhận tốt nghiệp trường nghề, vừa công nhận tốt nghiệp giáo dục phổ thông. Mà nếu có muốn như vậy thì cần phải sửa đổi luật.

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho biết, trên thế giới hầu hết các nước đều đưa các vấn đề liên quan từ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, huấn luyện về một cơ quan giáo dục duy nhất quản lý.

“Hiện nay, đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Một mối đều là giáo dục, đào tạo mà chúng ta đang chia ra nhiều cơ quan có chức năng điều khiển. Điều này tạo ra rắc rối trong quản lý, gây nhiều hiểu nhầm cho người học cũng như quy định về bằng cấp trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, tốt nhất là phải xem xét lại cách quản lý của bộ máy giáo dục nước ta hiện nay”, Phó Giáo sư Nhĩ cho hay.

Lấy ví dụ ngay về vấn đề giáo dục thể chất thông qua thể dục, thể thao nước nhà khi liên hệ với Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vừa qua, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cảm thấy rất tiếc khi đoàn Việt Nam không có tấm huy chương nào mang về.

Nhìn nhận thực tế, Phó Giáo sư chia sẻ: “Muốn có người giỏi có mặt ở sân đấu thế giới thì cần được phát hiện, đầu tư ngay từ ban đầu. Mà ban đầu là lúc nào? Chính là lúc trong lứa tuổi các cấp học phổ thông.

Tuy nhiên vì chúng ta không chú trọng thể dục, thể thao ở các lứa tuổi tại các cấp học phổ thông thì không thể phát hiện ra các nhân tài sớm. Không phát hiện sớm thì khó có thể có đầu tư cho nhân tài phát triển, nở rộ như mong muốn.

Do đó, vấn đề này phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, tạo thành hệ thống giáo dục đồng bộ, phát triển. Như vậy mới không để lọt nhân tài và đào tạo có hiệu quả, chất lượng”.

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nhận định: “Giáo dục nghề nghiệp cũng như giáo dục thể chất tôi lấy ví dụ ở trên. Chúng ta nên đưa về một mối quản lý. Tránh một nội dung liên quan đến giáo dục, liên quan đến các bằng cấp, chứng chỉ lại được quản lý bởi quá nhiều cơ quan khiến nhầm lẫn, chồng chéo và đào tạo không có hiệu quả”.

Học sinh hết cấp 2 vào trường nghề, cùng lúc "gánh" 2 chương trình có nổi?

Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, để không phải bàn cãi việc trường nghề muốn dạy chương trình phổ thông thì đại học nên theo xu hướng mở.

Liên quan đến việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất được cho các trường nghề được dạy 7 môn văn hóa trung học phổ thông thay vì 4 môn, đề xuất để trường nghề tự dạy các môn văn hóa thay vì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có một số ý kiến chia sẻ quan điểm của ông với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Thầy Phạm Tất Dong cho rằng, hai Bộ trưởng (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nên ngồi với nhau để bàn về việc này.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục có thể nghe tham mưu từ bộ phận phụ trách giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên, và Bộ Lao Động thì nghe Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. Từ đây hai Bộ sẽ trao đổi, tìm hiểu thêm môi trường đào tạo của các nước về trường nghề và đại học, liên thông giữa trường nghề và đại học.

Học sinh hết cấp 2 vào trường nghề, cùng lúc gánh 2 chương trình có nổi? - Hình 1

Giáo sư Phạm Tất Dong. (Ảnh: HT)

Giáo sư cho biết, ông từng làm việc với bên dạy nghề nhiều lần và ông nói rằng, đại học không được bịt cửa của các trường trung cấp nghề, bởi người ta sẽ không đi học nghề nữa và sẽ đi học phổ thông.

Tuy nhiên nhiều người không đồng tình với ý kiến này của Giáo sư Phạm Tất Dong, còn ông cho rằng không làm như vậy thì rất mất thời giờ bởi các bên cứ cãi nhau mãi.

Theo thầy Dong, trường đại học nên mở cửa cho tất cả mọi người vào đại học, bởi trong xã hội có nhiều người được coi là "thần đồng" mà chưa có bằng cấp nào cả, trong khi đó học sinh 12 thì năng lực lại không bằng, hay như những người nông dân có các sáng chế mà sinh viên và kỹ sư chưa làm được.

Khi người học được phổ cập chương trình giáo dục trung học, người ta có quyền thi đại học, còn tuyển sinh như nào đó là quyền của trường đại học. Đối với trường nghề và trường phổ thông thì không thể nào chịu trách nhiệm cho chuyện người học trúng hay không trúng tuyển được đại học, vì vậy cần phải nâng cao tính tự học.

"Trường nghề đào tạo như thế nào là việc của họ, còn khi thi vào đại học thì người học sẽ làm bài thi chung cùng tất cả thí sinh khác", Giáo sư Dong chia sẻ.

Ông lấy ví dụ, trên thế giới, người ta mở ra các hình thức học đại học, có cả những người 50-60-70 tuổi theo học thì không bắt họ phải thi, và người học được nhà trường chỉ bảo, họ học được hay không là chuyện của họ.

"Tôi từng phát biểu trước nhiều lần trước nhiều hiệp hội, các nhà khoa học là nhiều nơi trên thế giới muốn toàn dân, bất cứ ai có cơ hội học đại học là được đi học. Đây mới gọi là học suốt đời, không ai đi học suốt đời bằng học vấn phổ thông cả. Tôi đứng ở góc độ tôn trọng người học thật, nhân tài thật", Giáo sư Dong nói.

Ông cũng cho biết, hiện nay trên thế giới có xu hướng là đại học mở, yêu cầu mọi người đều đi học, giáo dục mở là không rào cản và không đòi hỏi đầu vào. Theo ông, học vấn đại học ai cũng cần.

Trái ngược với quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong, nhìn nhận về vụ việc trên một chuyên gia giáo dục đề nghị không nêu tên cho hay, việc các trường nghề tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đào tạo song bằng (bằng nghề và bằng trung học phổ thông) không phải là thực hiện giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 05/12/2011.

"Việc các trường nghề tuyển sinh như vậy không phải là phân luồng mà là lấy bằng cấp ra mời chào người học. Bởi vì phân luồng là phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, nghề nghiệp hẳn hoi, còn đây là đào tạo để có cái văn bằng. Hai cái đó khác nhau", chuyên gia cho hay.

Theo vị chuyên gia này, việc học sinh vừa học bằng nghề và bằng trung học phổ thông thì không thể học được.

Vị này cũng nêu thực tế hiện nay, nhiều trường cao đẳng nghề tuyển sinh, cùng một đối tượng tuyển sinh, vừa đào tạo nghề, vừa đào tạo bằng Trung học phổ thông lấy 2 bằng. Việc này cần phải được làm rõ, giám sát xem có đủ cơ sở pháp lý không.

Ở nhiều nước, học sinh học hết lớp 9 thì phải đào tạo ít nhất là 5 năm mới có bằng Trung học phổ thông và cao đẳng nghề.

Ví dụ như Trung Quốc là 9 4, mới có bằng Trung học phổ thông và bằng trung cấp nghề, nếu muốn học cao đẳng thì mất hơn 1 năm nữa, là tầm 5 năm.

Còn ở Việt Nam, nhiều trường cao đẳng nghề ngang nhiên quảng cáo chiêu sinh: " Vào lớp 10 hệ song bằng; Học sinh vừa học văn hóa Trung học phổ thông vừa học nghề; Học sinh học 2 chương trình đào tạo (Trung học phổ thông và Cao đẳng); Sau 4 năm học, tốt nghiệp nhận nhận 2 bằng (Trung học phổ thông, Cao đẳng chính quy)" . Đó là thực tế rất đáng lo ngại và cần được xem xét, kiểm tra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưaLễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưa
13:22:23 26/04/2025
Thêm người rơi lầu ở Vạn Hạnh Mall, nạn nhân là nam thanh niênThêm người rơi lầu ở Vạn Hạnh Mall, nạn nhân là nam thanh niên
14:27:15 26/04/2025
Thêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCMThêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCM
14:24:01 26/04/2025
Sốc: Phát hiện nữ diễn viên 24 tuổi qua đời âm thầm cách đây 2 nămSốc: Phát hiện nữ diễn viên 24 tuổi qua đời âm thầm cách đây 2 năm
11:01:12 26/04/2025
Phát hiện ca nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' ở TPHCM, tấn công từ chân lên phổiPhát hiện ca nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' ở TPHCM, tấn công từ chân lên phổi
14:22:09 26/04/2025
Nam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trườngNam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trường
13:17:58 26/04/2025
Ngọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩNgọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩ
12:51:14 26/04/2025
Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hànhCậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành
14:54:50 26/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"

Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"

Sao việt

16:46:38 26/04/2025
Chiếc váy ôm sát khiến Minh Kiên để lộ khuyết điểm khó hiểu. Netizen đồng loạt đặt nghi vấn bầu bí khi nhìn vào ngoại hình hiện tại của Minh Kiên
Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Pháp luật

16:46:21 26/04/2025
Thầy bói Phan Thị Lan dọa bệnh nhân ung thư phải dâng lệnh 370 triệu đồng mới hết bệnh, dọa con trai của một người xem bói sắp bị gạch tên trong sổ sinh tử để lừa đảo gần 1,5 tỉ đồng.
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Tin nổi bật

16:42:17 26/04/2025
Bé gái 5 tuổi ở Hà Nội bị chó nhà cắn vào đầu, phải khâu hơn 10 mũi và tiêm phòng dại. Bác sĩ cảnh báo: Đừng chủ quan với vật nuôi, virus dại có thể lây từ chính chó nhà.
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Thế giới số

16:32:08 26/04/2025
Những chiến dịch quảng cáo cho tính năng trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence trên iPhone của Apple đã phải hứng chịu nhiều lời chê bai và chỉ trích.
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac

iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac

Đồ 2-tek

16:26:49 26/04/2025
Theo leaker Majin Bu, hệ điều hành iPadOS 19 sẽ mang lại nhiều thay đổi trong trải nghiệm sử dụng iPad. Một trong những cải tiến đáng chờ đợi nhất nằm ở tính năng Stage Manager.
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn

Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn

Netizen

16:02:16 26/04/2025
Đoạn video sốc trích dẫn từ camera an ninh vừa được công bố cho thấy Anthony John Felton (54 tuổi) dùng cờ-lê kim loại lớn đánh liên tiếp vào đầu phó hiệu trưởng Richard Pyke (51 tuổi) ngay tại văn phòng làm việc.
Cầu thủ 50 tuổi vẫn đẹp trai hơn Ronaldo, biệt thự có 5 căn giá nghìn tỷ nhưng vẫn đang "suy sụp" vì một điều đáng buồn

Cầu thủ 50 tuổi vẫn đẹp trai hơn Ronaldo, biệt thự có 5 căn giá nghìn tỷ nhưng vẫn đang "suy sụp" vì một điều đáng buồn

Sao thể thao

15:54:35 26/04/2025
David Beckham sẽ chính thức bước sang tuổi 50 vào tuần tới. Tuy nhiên, cựu đội trưởng tuyển Anh vẫn không mất đi vẻ hút hồn ngày nào.
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Hậu trường phim

15:05:57 26/04/2025
Việc Yoo Ah In được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Directors Cut lần thứ 23, trong bối cảnh anh vướng vào bê bối sử dụng ma túy, đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt.
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Tv show

15:01:21 26/04/2025
Tuần này, chương trình Khách sạn 5 sao sẽ đặc biệt chào đón hai nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật Việt Nam, đó là NSƯT Thành Lộc và NSND Lê Khanh.
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Sao châu á

14:51:31 26/04/2025
Theo Chae Seo An, cô đã phải chuyển sang làm công nhân bán thời gian, xoay xở với 7 công việc khác nhau mới đủ sống.
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Nhạc việt

14:35:54 26/04/2025
Trâm chưa bao giờ xem âm nhạc là cuộc đua. Mỗi bài hát là một lần được sống thật, được kể câu chuyện của mình và mong khán giả tìm thấy sự đồng cảm , Bảo Trâm chia sẻ.