Ớt gió ngậm sương trên cao nguyên đá bé tí teo mà giá lên đến 300-500 ngàn/kg vẫn đắt khách đặt mua
Khác với những loại ớt giá rẻ khác như ớt quê, ớt xanh miền Trung, ớt hiểm miền Tây thì những trái ớt gió của cao nguyên đá Hà Giang hoặc cao nguyên đá Tủa Chùa, Điện Biên có giá ít nhất từ 300 ngàn đồng trở lên vẫn đắt khách mua.
Những ngày này, chị Trần Thị Út, 35 tuổi ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội thường xuyên bán rất chạy trên chợ mạng loại ớt rừng còn khá lạ lẫm với người thành phố. Đó chính là ớt gió.
Theo người phụ nữ này cho biết, ớt gió là cây mọc tự nhiên trong rừng, cho quả nhỏ xíu như hạt thóc và có vị cay, thơm khác hẳn với các loại ớt khác. Vài năm nay, trên vùng Hà Giang và Điện Biên, ớt gió được nhiều hộ trồng làm cây hàng hóa nhưng sản lượng còn thấp.
“ Nhà mình ở cao nguyên đá Hà Giang nên mùa này ớt thu hoạch rất nhiều. Đây là loại ớt gió nổi tiếng của người dân tộc nơi đây. Ngoài ra có cả loại ớt gió của cao nguyên đá Tủa Chùa, Điện Biên. Khi ăn những trái ớt này, nhiều người nhận xét chúng cay và thơm nồng khác hẳn các loại ớt khác vì được phát triển tự nhiên, uống sương đêm giữa khí hậu khắc nghiệt của vùng cao nguyên đá này“, chị Út nói.
Ớt gió Hà Giang năm nay có giá hạ nhiệt, khoảng từ 350 ngàn đồng/kg.
Chị Út cũng khẳng định, đây là loại ớt gió chuẩn nhất vì những cây ớt cay thơm này mọc tự nhiên. Mùa thu hoạch mà quả chín quá, hạt rơi lại mọc cây con mới, phát triển lưu niên trên rừng trên nương mà không cần người dân tộc chăm bón.
Vì thế, mỗi trái ớt gió chỉ bé bằng đầu đũa nhưng thơm hơn hẳn các loại ớt khác. Loại ớt này khá cay nhưng khi ăn vào không bị rộp miệng như loại thông thường.
Người phụ nữ này cũng chia sẻ, những năm trước 1kg ớt gió giá rẻ nhất cũng phải 500 ngàn đồng/kg. Thế nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, lại được mùa nên những người dân tộc quê chị cũng bán giá rẻ năm ngoái:
Video đang HOT
“ Như năm ngoái mình toàn bán 500 ngàn đồng/kg. Song năm nay mình chỉ bán giá 350 ngàn đồng/kg tùy thời điểm. Giá ớt này đắt vì ngoài hương thơm nồng tự nhiên không loại ớt nào sánh được chúng còn ăn được khá lâu. Bởi trái ớt gió nhỏ, một lạng lên tới hàng trăm trái“.
Để mua được ớt gió ngon chuẩn, tiểu thương này cho biết phải mua của những người ở cao nguyên đá Hà Giang hoặc cao nguyên đá Tủa Chùa, Điện Biên: “ Hiện có nhiều loại ớt gió. Đó là loại ớt mọc tự nhiên trên các cao nguyên này. Ngoài ra là loại ớt gió mọc trong rừng nhưng được người dân đêm về nhà trồng. Tuy vẫn được trồng tự nhiên, không lai tạo nhưng mức độ thơm ngon giảm đi 1 chút”.
Được biết, để ớt gió ngon nhất, loại ớt này phải được thu hái kịp thời lúc quả còn xanh. Khi ấy ớt gió mới giữ được độ cay dịu, giòn và thơm ngọt. Nếu để quá lứa ớt mà thu hoạch lúc ớt chín thì hương thơm cũng gần giống như loại ớt thông thường.
Ngoài bán ớt tươi, chị Út còn bán những lọ ớt gió đã xóc muối cho khách dùng quanh năm: “ Giá bán những lọ ớt vị cay nồng, cứng quả đã xóc muối này cũng có giá 500 ngàn đồng/kg. Mình để vào trong từng hũ chứa được 500gram ớt bán với giá 250 ngàn/hũ cho khách tiện mua. Khách nào khi đã ăn loại ớt gió này đều khen nức nở. Vì thế loại ớt này lúc nào bán cũng đắt khách sành ăn đặt ngay”.
Từng hũ ớt xóc muối chứa được 500gram bán với giá 250 ngàn/hũ cho khách tiện mua.
Chị Thư, 28 tuổi – một bà nội trợ ở Kim Giang, Hà Nội cũng vừa đặt 1kg ớt gió với giá 400 ngàn đồng về ăn: “ Một lần lên Hà Giang mình mua 0,5kg về ăn thử và thấy loại ớt này rất ngon. Nên năm nay thấy tiểu thương rao bán trên chợ mạng mình đặt mua luôn. Tuy giá đắt đỏ nhưng loại ớt này ăn ngon hơn ớt xanh của miền Trung. Trái ớt chỉ bé bằng đầu đũa thôi nhưng thơm hơn hẳn các loại ớt khác”.
Bà nội trợ này cũng cho biết, loại ớt gió này hiện chỉ thấy các tiểu thương bán rải rác trên chợ mạng. Còn tại các chợ đầu mối hay chợ cóc không bán loại ớt này vì kén khách ăn.
“ Ớt gió cũng chỉ có mùa thu hoạch nhất định. Người bán bảo, cứ khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 là mùa của ớt gió. Vì khí hậu vùng cao nguyên đá thất thường nên sản lượng ớt cũng lên xuống theo mỗi năm và giá ớt vì vậy cũng tăng hoặc giảm đi. Năm nào mất mùa, ớt gió khan hiếm giá có thể tăng lên đến 500 ngàn hoặc gần triệu đồng/kg“.
Hà Giang Mảnh đất ai đến cũng yêu
Bất cứ ai có dịp được tới Hà Giang đều bị mảnh đất này mê hoặc bởi vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa thơ mộng và cách sống giản dị, chất phác của con người nơi đây.
Từ thành phố Hà Giang, vượt qua đoạn đường hơn 100km đường đèo, một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là núi đá dựng đứng lởm chởm đá tai mèo với những khúc cua nguy hiểm Cao nguyên đá Đồng Văn - Nơi được mệnh danh là "Thiên đường xám" dần dần hiện ra một cách hùng vĩ và hoang sơ.
Trải rộng qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Cung đường này được gọi là con đường Hạnh Phúc, nó gắn liền với sự quả cảm của các thanh niên trai tráng đã cống hiến công sức, tuổi trẻ của, thậm chí là cả xương máu của mình để tạo ra được một con đường tuyệt đẹp và dễ đi. Cung đường có độ dài 200km chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng và hướng tới Mèo Vạc
Những con đường ngoằn nghoèo xuyên qua những dãy núi trùng điệp trên cao nguyên đá
Đá dựng thành những hàng rào vững chắc, uốn lượn bao quanh ngôi nhà nhỏ, nương ngô, luống rau. Người ta nói rằng, hàng rào đá, thể hiện sự chu đáo, vững chãi của người đàn ông trong nhà. Từng viên đá thô ráp, sắc nhọn được người đàn ông lựa chọn, tỉ mẩn xếp sắp. Không cần xi măng hay vôi cát gì, hàng rào đá của mỗi nhà đều có sự chắc chắn và độc đáo riêng.
Trên mảnh đất "sống trong đá, chết vùi trong đá", xung quanh một màu xám ngắt của đá, người Mông vẫn ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn tìm sự sống trong cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Những nương lúa, nương ngô... mọc lên lấn át màu xám của đá
Giữa bức tranh kỳ vĩ, sừng sững, uy nghiêm của đại ngàn cao nguyên, dòng sông Nho Quế xanh ngắt như tô điểm thêm cho bức tranh hùng vĩ ấy
Cao nguyên đá Đồng Văn đẹp nhất có lẽ là vào mùa xuân, khi khắp nơi được phủ một màu vàng rực của hoa cải, những mái nhà rêu phong được điểm thêm những cánh hoa đào đỏ thắm, những bông hoa mận trắng tinh khôi
Hà Kim - Photo: Phạm An
Theo congly.vn
Cận cảnh bờ rào đá - nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà Giang Sống trên đá, xây nhà bằng đá, đặc biệt là bờ rào đá là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn và ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Bờ rào đá ở thôn Ca Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)...