Ông Zelensky dọa kiện EU ra tòa
Tổng thống Volodymyr Zelensky đe dọa sẽ đáp trả Liên minh châu Âu (EU) bằng hành động pháp lý nếu khối này tiếp tục hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
“Ukraine kiên quyết phản đối bất kỳ hạn chế nào đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của nước này”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Zelensky nói tại Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Ba Biển ở Romania.
Ông lưu ý, họ “bình tĩnh xem xét” việc ngũ cốc Ukraine đang trở thành “nguồn thu nhập tốt” cho một số nước châu Âu.
Tổng thống Ukraine cũng phát biểu riêng về Ủy ban châu Âu, ông nói “nền tảng của châu Âu bao gồm cạnh tranh tự do và thực hiện những lời hứa”.
Theo ông, Kiev không can thiệp vào cạnh tranh, nhưng sẽ không “bình tĩnh chấp nhận việc vi phạm những lời hứa đã đưa ra với nước này”, bao gồm cả thỏa thuận liên kết giữa Ukraine và EU.
Video đang HOT
Vào đầu tháng 9, phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Ihor Zhovkva cho biết, Kiev sẽ thách thức ủy ban trọng tài đối với bất kỳ lệnh cấm nào của Ủy ban châu Âu về việc nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine sang các nước EU.
Trước đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus cho biết, Ba Lan, Slovakia, Bulgaria, Hungary và Romania sẽ trình lên Ủy ban châu Âu yêu cầu gia hạn cho đến hết năm lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraina vốn hết hạn vào ngày 15/9 tới.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố, chính quyền nước này hoàn toàn không đồng ý với những kế hoạch như vậy, Kiev kêu gọi lãnh đạo EU tìm ra một “giải pháp cân bằng”.
Ukraine cảnh báo kiện EU nếu lệnh cấm ngũ cốc kéo dài
Cuộc chiến quanh việc xử lý tình trạng ngũ cốc dư thừa đang gây chia rẽ giữa Ukraine và các nước châu Âu.
Kiev cho rằng các lệnh cấm ngũ cốc của nước này vi phạm thỏa thuận thương mại tự do EU-Ukraine từ năm 2014. Ảnh: AFP
Theo báo Mỹ Politico, Ukraine cảnh báo sẽ kiện Brussels và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu họ không dỡ bỏ các lệnh cấm nước này xuất khẩu hàng nông sản sang EU trong tháng 9.
Cụ thể, hàng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine đang bị cấm tại các thị trường Ba Lan, Hungary và ba nước EU khác theo thỏa thuận đạt được với Ủy ban châu Âu hồi đầu năm nay nhằm bảo vệ nông dân khỏi dòng sản phẩm rẻ hơn từ Ukraine.
Dư thừa nguồn hàng do cuộc xung đột Ukraine và tình trạng phong tỏa các tuyến đường xuất khẩu truyền thống của nước này qua Biển Đen đã khiến Ukraine và các quốc gia tiền tuyến phía Đông của EU bất đồng.
Các lệnh cấm trước đây đã được gia hạn một lần và dự kiến hết hạn vào ngày 15/9. Trong bối cảnh xuất hiện suy đoán rằng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ để các lệnh cấm hết hiệu lực, Ba Lan và Hungary đe dọa tự áp đặt thêm lệnh cấm nhập khẩu riêng, vi phạm các quy tắc thương mại chung của khối.
Trả lời phỏng vấn tờ Politico, ông Taras Kachka, Thứ trưởng Kinh tế Ukraine, cho biết: "Mặc dù hoàn toàn tôn trọng và biết ơn Ba Lan, song trong trường hợp bất kỳ lệnh cấm nào được ban hành sau ngày 15/9, Ukraine sẽ có hành động pháp lý đối với Ba Lan và EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới". Phía Kiev lập luận các lệnh cấm này này vi phạm thỏa thuận thương mại tự do EU - Ukraine ký từ năm 2014.
Trước đó, theo Interfax-Ukraine, ông Igor Zhovka, trợ lý cấp cao của Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng ra lời cảnh báo: "Nếu Brussels không hành động để ngăn chặn các quốc gia vi phạm thỏa thuận thương mại, Kiev sẽ lựa chọn các cơ chế pháp lý để phản ứng".
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết Kiev có quyền khởi kiện theo thỏa thuận liên quan EU hoặc nộp đơn lên WTO.
Thứ trưởng Kachka giải thích: "Chúng tôi không có ý định đáp trả ngay lập tức vì tinh thần hữu nghị và đoàn kết giữa Ukraine và EU. Tuy nhiên, mối đe dọa mang tính hệ thống đối với lợi ích của Ukraine buộc chúng tôi phải đưa vụ việc này ra WTO".
Ông Kachka lập luận không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên quan giữa chênh lệch giá hoặc gia tăng đáng kể nguồn cung ngũ cốc với việc mở rộng các biện pháp cấm nhập khẩu.
Cuộc xung đột tại Ukraine đã cắt giảm sản lượng ngũ cốc của nước này xuống một nửa so với thời trước xung đột, trong khi việc Moskva rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc đã làm dấy lên lo ngại rằng các hành lang xuất khẩu do EU hậu thuẫn sẽ không thể xử lý được số hàng tồn đọng.
Tại phiên điều trần ngày 31/8, trước các nhà lập pháp, Ủy viên nông nghiệp của EU Janusz Wojciechowski đã rất khó khăn để đưa ra câu trả lời Brussels sẽ xử lý tình hình như thế nào sau ngày 15/9.
Ông Wojciechowski cho rằng các biện pháp cấm nhập ngũ cốc Ukraine nên được kéo dài ít nhất đến cuối năm. "Nếu không thì chúng ta sẽ lại gặp một cuộc khủng hoảng lớn ở năm quốc gia thành viên tiền tuyến kia", ông Wojciechowski nói và cho biết thêm đây là quan điểm cá nhân của ông chứ không phải của một quan chức EU.
Quyết định của Ủy ban châu Âu vào tháng 4 nhằm hạn chế nhập khẩu vào 5 quốc gia, kèm theo gói viện trợ 100 triệu euro, đã vấp phải sự phản đối rộng rãi từ các chính phủ EU và các nhà lập pháp châu Âu khác vì điều này đã làm suy yếu tính toàn vẹn của thị trường chung của khối.
Romania không nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đến đầu tháng 6 Ngày 26/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Romania, ông Petre Daea thông báo Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cấm xuất khẩu ngũ cốc và các loại hạt chứa dầu của Ukraine sang nước này cho đến ngày 5/6. Ngũ cốc được trồng trên cánh đồng ở gần Izmail, Ukraine. Ảnh: AFP/ TTXVN Phát biểu trước báo giới sau các cuộc họp tại Brussels...