Ông tiến sĩ “ngoại”… hướng nội
Ông tiến sĩ “ngoại”… hướng nội
Là người con Điện Biên, sau khi du học Úc trở về, Tiến sĩ (TS) Lò Văn Pấng dành trọn tâm sức xây dựng quê hương. Nhiều trường đại học danh giá “mời gọi”, song TS Pấng đã “quay lưng” để trở về vùng cao Tây Bắc.
TS Lò Văn Pấng (thứ 4 bên phải) cùng các đồng nghiệp tại Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc.
Cậu bé tự ti chinh phục ước mơ đại học
Những ngày cuối tháng 11, tôi có dịp gặp TS Lò Văn Pấng – giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Ông vừa từ Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII trở về.
Ông chia sẻ, Bộ GD&ĐT có phát động tinh thần: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tôi nhận thấy cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực, giúp các nhà giáo nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”.
Nó giúp khơi dậy lòng nhân ái, lương tâm nhà giáo. Tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Vốn là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên tại Điện Biên nên cá nhân TS Pấng luôn tâm niệm bản thân mình phải nêu gương. Có như vậy mới có thể xứng đáng làm thầy.
“Tôi luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của một người thầy. Đa số học sinh và sinh viên của tôi là người dân tộc thiểu số. Chính vì thế, tôi luôn yêu quý và làm gương cho các em noi theo”, TS Pấng chia sẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Pấng đã quyết tâm theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Cho đến nay, ông đã dành trọn thanh xuân mình cho sự nghiệp phát triển của nền giáo dục tỉnh nhà.
Video đang HOT
Là người dân tộc thiểu số, suốt những năm học phổ thông, ông gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là khả năng sử dụng tiếng Việt.
“Tôi từng thiếu sự tự tin trong giao tiếp, mặc cảm do năng lực tiếng Việt hạn chế. Tôi tự nhủ lòng mình phải cố gắng để chinh phục giấc mơ giảng đường đại học”.
Được là học sinh của thầy thật may mắn!
TS Lò Văn Pấng (áo trắng) trong thời gian du học tại Úc.
20 năm nay, cùng với việc giảng dạy, TS Pấng luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Ông đã trở thành thạc sĩ chuyên ngành tiếng Anh đầu tiên của tỉnh Điện Biên. Ông cũng hoàn thành khóa học tiến sĩ giáo dục từ Trường Đại học Flinders của Úc vào năm 2017.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Úc về, nhiều trường đại học ở các thành phố lớn mời ông về công tác. Nhưng vị TS “ngoại” này đã từ chối tất cả để “kết duyên” với Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
Em Lò Mí Sang, sinh viên năm 2, chia sẻ: “Quá trình giảng, thầy Pấng luôn truyền cảm hứng cho chúng em. Thầy là động lực thúc đẩy ý thức tự học cho sinh viên, đặc biệt là các bạn dân tộc thiểu số. Chính bởi sự quan tâm của thầy mà chúng em từ những người chỉ biết học thi, giờ chúng em có thể tự nghiên cứu, thảo luận và sáng tạo trong các đề tài được thầy hướng dẫn. Được là học sinh của thầy thật may mắn”.
Nhà nghiên cứu trong quá trình giảng dạy
Trăn trở về những khó khăn, thầy Pấng cho biết, Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, thuộc diện đặc biệt khó khăn luôn thiếu thốn đủ bề. Vị trí địa lý đã làm giảm đi cơ hội tiếp cận, tham gia các hội thảo lớn.
Nhưng khó khăn không khiến ông lùi bước. Ông luôn tìm cách tiếp cận mới, sáng tạo vào giảng dạy và đào tạo. Sự nỗ lực của ông đã được ghi nhận khi được mời tham gia chia sẻ nghiên cứu 5 hội thảo quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, Lào và Úc. Các bài tham luận của TS Pấng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, các chuyên gia về giáo dục trong nước và quốc tế.
“Trong mỗi nhà trường, mục tiêu nâng cao chất lượng luôn thúc đẩy người thầy tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học. Cải tạo những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy và việc học.
Những kết quả nghiên cứu lý thuyết được áp dụng, thử nghiệm vào thực tiễn nhà trường, lớp học cũng sẽ trở nên phổ biến trong các môi trường khuyến khích văn hóa chất lượng. Khi người thầy nghiên cứu, cải tạo thực tiễn giáo dục của nhà trường bằng những tác động sư phạm, do vậy đã trở thành nhà nghiên cứu thực hành, ứng dụng”, TS Pấng chia sẻ.
Ông cũng chia sẻ rằng, người thầy phải là một chuyên gia có kiến thức uyên thâm về tâm lý và giáo dục. Được vậy mới có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhờ những sự can thiệp kịp thời của các thầy cô, mà các em có thể vượt qua những trở ngại của bản thân và tập trung vào việc học tập của mình. Nhà giáo là nhà nghiên cứu và là nhà thực hành để kiểm nghiệm các công trình nghiên cứu của mình.
“Thông qua thực tế giảng dạy của mình, tôi luôn quan tâm đến các vấn đề nảy sinh trong giảng dạy và cố gắng nghiên cứu tìm nguyên nhân, giải pháp để cải thiện tình hình. Quá trình công tác, tôi đều có đề tài khoa học và có các bài báo xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành trong nước cũng như quốc tế.
Những nghiên cứu của tôi không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của trường, mà còn có ý nghĩa tham khảo cho các giáo viên cả nước về giảng dạy tiếng Anh cho học sinh có nhu cầu đặc biệt”, TS Pấng nói.
Thầy giáo dạy nghề nhiều sáng kiến
14 năm công tác và gắn bó với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam cũng là từng ấy thời gian thầy giáo Lê Văn Dương (sinh năm 1966) miệt mài nghiên cứu, không ngừng tìm tòi, sáng tạo ứng dụng công nghệ khoa học trong giảng dạy.
Mặc dù được luân chuyển qua các vị trí công tác khác nhau, song ở đâu, thầy giáo Lê Văn Dương luôn dành nhiều tâm huyết với mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức bổ ích đến cho sinh viên cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân tại các đơn vị ngành than.
Năm 1998, tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ địa chất, anh Dương về công tác tại Công ty Than Cao Sơn (TP Cẩm Phả) với vị trí kỹ sư cơ điện mỏ. Đến năm 2006, anh chuyển về công tác làm nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề giáo, thầy Dương bộc bạch: Vốn là kỹ sư điện nên tính cách tôi cũng có phần khô khan, cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc trở thành thầy giáo. Khi Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam có chủ trương mời những cán bộ, kỹ sư lành nghề tại các công ty, đơn vị trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam về giảng dạy tại trường, tôi là một trong số cá nhân được lựa chọn.
Với suy nghĩ đơn giản muốn truyền dạy, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mình đã tích lũy được cho các bạn trẻ thêm vững vàng bước chân vào nghề tôi đã chuyển về trường công tác và gắn bó cho đến nay.
Thầy giáo Lê Văn Dương thường xuyên nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào giảng dạy.
Có lẽ những ngày đầu đứng trên bục giảng sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên đối với thầy giáo Lê Văn Dương. Mặc dù trước khi chuyển về công tác tại trường, anh Dương đã được tham gia khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, song vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới.
Từ đó, thầy Dương chủ động, tích cực tự học, cập nhật kiến thức chuyên môn mới thông qua học từ internet, sách, tài liệu, xuống tận các công ty trao đổi nghiệp vụ với những công nhân làm nhiệm vụ sản xuất trực tiếp để áp dụng vào giảng dạy. Đồng thời, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, tác phong đứng lớp, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp tại trường nhằm mục đích có thể truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất cho sinh viên.
Không chỉ tâm huyết trong từng bài giảng, thầy Dương còn là một cây sáng kiến của nhà trường khi hằng năm đều đóng góp những sáng kiến thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy.
Đặc biệt, năm 2010, thầy Dương đã đạt giải nhì hội thi đồ dùng học tập tự làm cấp tỉnh với mô hình truyền động điện bộ 5 máy của máy xúc K-5A. Mô hình đã được chế tạo và nhân rộng phục vụ giảng dạy trong Khoa Cơ - Điện 1 của nhà trường, góp phần làm tăng sự hấp dẫn cho mỗi tiết học, vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức, thực hành tốt trong thực tế sản xuất.
Tuy đã chuyển sang Trung tâm Huấn luyện an toàn và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được gần 5 năm, không còn trực tiếp đứng trên bục giảng dạy sinh viên song anh Dương vẫn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn kỹ năng, điều kiện lao động an toàn cho đội ngũ cán bộ, công nhân tại các công ty trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
"Dù ở vị trí công tác nào thì tôi vẫn đảm nhiệm vai trò là người dạy kiến thức, vì vậy để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người học là sinh viên hay cán bộ, công nhân, tôi luôn chủ động, linh hoạt phương pháp truyền đạt phù hợp để cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, bài bản nhất. Qua đó, giúp người học có thể dễ dàng áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế lao động" - thầy Dương chia sẻ thêm.
Đánh giá về quá trình công tác của thầy giáo Lê Văn Dương, đồng chí Ngô Xuân Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, cho biết: Thầy Dương luôn tận tâm, tận lực với công việc, hoàn thành tốt mỗi nhiệm vụ được giao.
Với kinh nghiệm về nghề rất vững vàng, nhà trường luôn tin tưởng giao cho thầy Dương hướng dẫn, kèm cặp các sinh viên tham gia các hội thi tay nghề giỏi các cấp. Đặc biệt, với khả năng sáng chế của mình, thầy Dương đã chế tạo nhiều mô hình, trang thiết bị dạy học sáng tạo, thiết thực, sát với thực tiễn thay thế một số thiết bị, máy móc to, cồng kềnh cũng như có giá trị lớn mà nhà trường chưa đầu tư được đồng bộ.
Với những nỗ lực trong công tác, thầy giáo Lê Văn Dương nhiều năm đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở", đạt nhiều giải thưởng tại các hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 2009, anh đạt giải nhất hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc, nhận bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; năm 2010, anh vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Học viện Tài chính xuất sắc giành vị trí cao nhất Từ ngày 11 đến 14/11, tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất - năm 2020. Có 24 đơn vị dự thi với 30 đội thi. Học viện Tài chính xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn - khối không đào tạo giáo viên. Đại...