Ông Tập Cận Bình kêu gọi đối thoại giữa những căng thẳng với Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại Liên Hợp Quốc ngày 21/9, vài giờ sau bài phát biểu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9 (Ảnh: Xinhua).
“Những khác biệt, vướng mắc giữa các quốc gia là khó tránh khỏi và cần được xử lý thông qua đối thoại, hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thành công của một quốc gia không đồng nghĩa với thất bại của quốc gia khác”, ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu được phát qua video tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 21/9.
Phát biểu của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, ông không có ý định bắt đầu một “Chiến tranh Lạnh mới”. Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 20/9 cảnh báo, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngăn cản nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Video đang HOT
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới Mỹ trong bài phát biểu, song ông Tập Cận Bình chỉ trích các quốc gia can thiệp vào công việc của các quốc gia khác.
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi thế giới “đánh bại” đại dịch Covid-19, thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học trong việc truy tìm nguồn gốc virus. Nhấn mạnh rằng tiêm chủng là vũ khí mạnh mẽ chống lại Covid-19, ông Tập cho biết ưu tiên cấp bách hiện nay là đảm bảo việc phân phối vắc xin công bằng và bình đẳng trên toàn cầu.
Ông Tập Cận Bình nhắc lại cam kết rằng, Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp tổng cộng 2 tỷ liều vắc xin cho thế giới trước cuối năm nay.
“Ngoài việc tài trợ 100 triệu USD cho (sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu) COVAX, Trung Quốc sẽ tài trợ 100 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển khác trong năm nay”, ông Tập Cận Bình nêu rõ.
Ông Tập nói rằng, để hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế và xã hội, Trung Quốc cam kết hỗ trợ các nước thêm 3 tỷ USD trong 3 năm tới.
Ông Tập cũng khẳng định Trung Quốc sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, đồng thời cam kết đẩy mạnh hỗ trợ các nước đang phát triển khác trong việc phát triển năng lượng xanh.
LHQ hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và kêu gọi hành động toàn cầu để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trong cuộc họp báo tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu ngày 19/2 tại một sự kiện trực tuyến đánh dấu sự trở lại của Mỹ, TTK Guterres nêu rõ đây là một tin tốt lành cho nước Mỹ nói riêng và thế giới chung. Theo ông, trong 4 năm qua, sự vắng mặt của Mỹ với tư cách là một bên đóng vai trò quan trọng đã tạo ra lỗ hổng trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, có thể ví như "một mắt xích bị thiếu làm suy yếu toàn bộ".
TTK LHQ đã kêu gọi Mỹ và các nước trên thế giới hành động để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông nhấn mạnh hiệp định Paris là một thành tựu lịch sử, nhưng những cam kết đưa ra cho đến nay vẫn là chưa đủ. Thậm chí nhiều cam kết được nêu ra trong văn bản này cũng chưa được thực hiện đầy đủ. 6 năm kể từ năm 2015, thời điểm các nước đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng là 6 năm thế giới nóng nhất.
Mức khí thải carbon dioxide đang ở mức cao kỷ lục. Hỏa hoạn, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi trên thế giới. Ông nhấn mạnh nếu không thay đổi hướng đi, nhân loại có thể phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ lên tới hơn 3 độ C trong thế kỷ này.
TTK Guterres nêu rõ năm này cũng là thời điểm quan trọng của hành động vì khí hậu toàn cầu. Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), vào tháng 11 tới sẽ là một cơ hội then chốt. Các chính phủ sẽ đưa ra những quyết định về tương lai của con người và hành tinh.
Mỹ cùng với tất cả các thành viên của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu nhất thế giới (G20) có vai trò quyết định trong việc thực hiện ba mục tiêu chính: tầm nhìn dài hạn, thập kỷ chuyển đổi và hành động khí hậu khẩn cấp. Mục tiêu trọng tâm của LHQ trong năm nay là tạo ra một liên minh toàn cầu thực sự để trung hòa thải khí nhà kính vào năm 2050.
Nhà lãnh đạo LHQ cũng nhấn mạnh sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 là cơ hội để các nước tái thiết nền kinh tế mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, cần phải đầu tư vào một nền kinh tế xanh, tạo ra việc làm ổn định, được trả lương cao để đảm bảo sự thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn.
TTK Guterres khẳng định hiện là thời điểm thực hiện thay đổi mang tính chuyển đổi: dần loại bỏ than đá; hỗ trợ một quá trình chuyển đổi công bằng, đào tạo và tạo cơ hội cho những người bị ảnh hưởng; ngừng đầu tư vào các dự án nhiên liệu hóa thạc... Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách tài chính bằng cách hỗ trợ các nước đang chịu tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu.
LHQ lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính LHQ kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự Myanmar trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với quân đội nước này sau đảo chính. "Đặc phái viên của chúng tôi hôm nay đã tiếp xúc lần đầu với quân đội Myanmar, bày tỏ thẳng thắn quan điểm của Liên Hợp Quốc với phó chỉ huy quân đội nước này",...