Sẽ ra sao nếu thương chiến kéo dài?
Giới chuyên gia kinh tế đã nhanh chóng phân tích tác động của nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, xuất phát từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Hãng tin DW dẫn lời chuyên gia kinh tế trưởng Carsten Brzeski tại Ngân hàng ING (Đức), chính sách thuế quan của ông Trump đánh dấu khởi đầu của “chiến tranh thương mại toàn diện” dự báo còn leo thang trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, giới chuyên môn đưa ra nhiều nhận định, dự báo về những tác động tại Mỹ cũng như trên toàn cầu về lâu dài.
Lợi bất cập hại
Khi tuyên bố chính sách thuế quan, ông Trump nói rằng điều này sẽ “tạo của cải to lớn cho đất nước chúng ta, giúp trả hết nợ và làm cho nước Mỹ giàu có trở lại”. Tổ chức nghiên cứu Tax Foundation ước tính đợt áp thuế này sẽ giúp Mỹ thu thêm khoảng 100 tỉ USD/năm, nhưng một trong những tác động là giá hàng tiêu dùng sẽ tăng. Một mặt tích cực của tăng thuế là giúp Mỹ bớt lo ngại về việc mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất vào tay những nước có chi phí lao động thấp. Tuy vậy, Viện Cato (Mỹ) cho rằng thuế quan thường dẫn đến “chủ nghĩa bảo hộ lan rộng và tạo ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng”.
Ông Trump tăng thuế, Trung Quốc trả đũa ngay
Theo tạp chí Forbes dẫn lời Giáo sư Andrew Leahey tại Đại học Drexel (Mỹ), nếu thiếu sự giám sát, thuế quan sẽ bị lợi dụng bởi các công ty và quan chức. “Những người vận động hành lang, đóng góp cho chiến dịch và các mối quan hệ chính trị có thể quyết định ai được hưởng lợi và ai phải chịu gánh nặng thay vì các yếu tố kinh tế khách quan”, ông nhận định.
Nông dân thu hoạch đậu nành tại Ohio (Mỹ). Giới nghiên cứu cho biết chính sách thuế quan trước đây của ông Trump ảnh hưởng tiêu cực đến nông dân Mỹ. ẢNH: REUTERS
Trên một khía cạnh khác, các chuyên gia cho rằng thuế quan có thể là “công cụ mặc cả” với các nước nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng Viện Cato nhận định thuế quan nằm trong số những “tác hại nhiều mặt của các biện pháp bảo hộ”. Một nghiên cứu mới đây của các nhà kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), Đại học Zurich (Thụy Sĩ), Đại học Harvard (Mỹ) và Ngân hàng Thế giới đã kết luận các khoản thuế trả đũa mà Trung Quốc và các quốc gia khác áp dụng đối với hàng hóa Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump đã “tác động tiêu cực đến việc làm”, đặc biệt là đối với nông dân.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York (NYSE), Mỹ ngày 3.2. ẢNH: AFP
Thế giới đã khác
Giới chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây cảnh báo các chính sách thuế quan của Mỹ có thể kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu trong dài hạn. Trong khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 lên 3,3%, tổ chức này cảnh báo “chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, đặc biệt là từ các nền kinh tế lớn nhất gây rủi ro bất lợi”, cũng như căng thẳng địa chính trị và nợ công cao.
Theo AFP dẫn báo cáo của OECD, việc gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại có thể làm tăng chi phí và giá cả, ngăn cản đầu tư, làm suy yếu sự đổi mới, giảm tăng trưởng, trong khi làm tăng giá nhập khẩu, tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và giảm mức sống của người tiêu dùng.
Một cửa hàng thực phẩm ở New York (Mỹ). ẢNH: AFP
Tờ The Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Edward Fishman tại Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng thế giới đã thay đổi kể từ “thương chiến lần 1″ của ông Trump. Trung Quốc, Nga và thậm chí các đồng minh của Mỹ đã phát triển những lựa chọn trả đũa có thể gây tổn hại đến nền kinh tế và tiêu chuẩn sống ở Mỹ. “Trung Quốc đã rút ra bài học, tỉ mỉ vạch ra các chuỗi cung ứng toàn cầu, xác định các điểm nghẽn mà họ có thể biến thành vũ khí với tác động tàn phá”, ông Fishman nhận định, đề cập việc Trung Quốc xác định lợi thế khoáng sản trọng yếu, đầu tư để xóa điểm yếu trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Phố Wall lo lắng ông Trump khơi mào thương chiến, chuyên gia nhận định gì?
Các nước khác cũng tăng cường năng lực chiến tranh kinh tế, như Nga đã tận dụng lợi thế về khí thiên nhiên, nhiên liệu hạt nhân, giảm lệ thuộc vào USD. Nhật Bản gần đây bổ nhiệm vị trí bộ trưởng nội các phụ trách an ninh kinh tế, còn EU và Anh tăng cường đáng kể năng lực cấm vận. “Nếu tiếp tục, ông Trump sẽ gặp rủi ro phát động một vòng luẩn quẩn trả đũa làm tan vỡ nền kinh tế toàn cầu. Khi chuỗi cung ứng bị phá vỡ, giá cả sẽ tăng, tình trạng khan hiếm sẽ quay trở lại và mức sống của chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng”, ông Fishman cảnh báo.
'Cái giá' của nước Mỹ trong cuộc thương chiến
Dù khẳng định kết quả sau cùng sẽ "xứng đáng với cái giá phải trả", nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận cuộc thương chiến hiện tại khiến nước này "sẽ có một chút đau đớn".
Hôm qua (3.2), truyền thông Mỹ dẫn lời Tổng thống Trump cho hay việc tăng thuế sẽ có thể áp dụng cả cho liên minh châu Âu (EU), thậm chí với Anh.
Kinh tế Mỹ bị đánh giá có thể chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc thương chiến. ẢNH: HOÀNG ĐÌNH
Nỗi lo thương chiến lan rộng
Cụ thể, ông Trump cho rằng cả EU lẫn Anh đều hành động "không phù hợp", nhưng EU đang hành xử tồi tệ hơn và việc tăng thuế đối với khối này có thể được sớm thực hiện.
Hành động "không phù hợp" được ông giải thích là: "Họ không nhập khẩu xe hơi của chúng ta, họ không nhập khẩu nông sản của chúng ta, họ hầu như không mua gì, trong khi Mỹ phải nhập khẩu nhiều thứ từ châu Âu. Đó là hàng triệu chiếc ô tô cùng lượng lớn thực phẩm và nông sản". Vì thế, chủ nhân Nhà Trắng dù chưa đề cập thời điểm cụ thể, nhưng nhấn mạnh sẽ "khá sớm" tăng thuế đối với châu Âu.
Về phía Anh, ông Trump tỏ vẻ thân thiện hơn khi cho rằng: "Anh đang vượt ranh giới, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có thể giải quyết". Ý ông muốn ám chỉ rằng Washington và London vẫn có thể đàm phán với nhau, đặc biệt khi ông mở ngỏ thêm rằng bản thân "có quan hệ tốt" với Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Các tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa mở màn thương chiến với Canada, Mexico và Trung Quốc khi tăng thuế lên hàng hóa với 3 nước này. Chính vì thế, giới quan sát lo ngại thương chiến do Mỹ khơi mào có thể còn lan rộng, căng thẳng hơn khi các bên "ăn miếng trả miếng".
Trong khi đó, trả lời Thanh Niên, TS Zack Cooper (chuyên gia về chiến lược của Mỹ ở châu Á, Viện Doanh nghiệp Mỹ - AEI) nhận định một số quan chức cũng như những người có ảnh hưởng với Nhà Trắng sẽ kiềm chế thương chiến leo thang, nhất là giữa Washington với Bắc Kinh. Ông Cooper chỉ ra rằng trong khi có những quan chức như Ngoại trưởng Marco Rubio hay Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz có xu thế "diều hâu" về chính sách đối với Bắc Kinh, thì ngược lại tỉ phú Elon Musk, người đang có nhiều ảnh hưởng với ông Trump, lại đang có nhiều hoạt động kinh doanh với Trung Quốc, đồng thời mang quan điểm "tìm cách đối thoại".
Hay thực tế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent là người đề cao công cụ thuế nhưng xem đó là phương tiện thương thuyết, chỉ nên áp dụng như một biện pháp sau cùng. Nói cách khác, Bộ trưởng Bessent muốn "đàm" hơn là "đánh".
Trung Quốc, Mexico phản đối, Canada trả đũa sau khi ông Trump tăng thuế
Hệ lụy trước mắt
Tuy nhiên, ngay cả khi thương chiến ở mức độ hiện tại thì thực tế Mỹ cũng đang phải "trả giá". Viết trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump thừa nhận: "Sẽ có một chút đau đớn. Vâng, có thể (và có thể không!)... Nhưng chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, và tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả".
Thực tế, Canada và Mexico đang là 2 nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Mỹ. Theo các thống kê mới đây, Canada và Mexico lần lượt cung cấp hơn 3,8 triệu và 457.000 thùng dầu cho Mỹ hằng ngày. Số dầu 2 nước này cung cấp chiếm tổng cộng hơn 70% lượng dầu thô mà Mỹ nhập khẩu. Dường như đây chính là nguyên nhân Mỹ chỉ tăng thuế 10% đối với dầu thô Canada chứ không phải 25% như các mặt hàng khác. Mặc dù vậy, mức tăng này vẫn tác động mạnh mẽ lên hàng hóa trên thị trường Mỹ. Hay Mexico cũng là nơi sản xuất nhiều loại xe hơi cho thị trường Mỹ nên ước tính giá xe sẽ tăng trung bình khoảng 3.000 USD/chiếc tại xứ cờ hoa sau đợt tăng thuế này. Không những vậy, Canada lẫn Mexico đều cung cấp nhiều loại hàng hóa tiêu dùng cơ bản cho Mỹ.
Tất nhiên, Tổng thống Trump vẫn khẳng định rằng việc tăng thuế trên là cần thiết để giải quyết những mối quan tâm lớn, bao gồm thâm hụt thương mại, nhập cư bất hợp pháp và dòng chảy ma túy bất hợp pháp. Ông dẫn ra rằng việc tăng thuế nhập khẩu mà ông áp dụng trong nhiệm kỳ đầu đã không dẫn đến lạm phát.
Thế nhưng, theo thống kê thì chính sách tăng thuế của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu chỉ gây ảnh hưởng lên lượng hàng hóa có giá trị khoảng 380 tỉ USD, còn lần này là 1.400 tỉ USD. Hơn thế nữa, nền kinh tế Mỹ vừa trải qua đợt lạm phát kỷ lục và tỷ lệ lạm phát chỉ mới được hạ nhiệt gần đây. CNN dẫn lời ông Gregory Daco, Trưởng kinh tế gia - Công ty tư vấn chiến lược EY-Parthenon (thuộc Tập đoàn Ernst & Young), dự báo hậu quả thương chiến có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2025 và 2026 lần lượt giảm 1,5 và 2,1 điểm phần trăm.
Không những vậy, giới phân tích lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tạm ngưng xu thế hạ lãi suất cơ bản đang diễn ra gần đây nhằm phòng ngừa rủi ro lạm phát. Thực tế, cuộc thương chiến đã khiến nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong ngày 3.2.
Thủ tướng Israel Netanyahu đến Mỹ
Reuters đưa tin Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2.2 rời Israel đến Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump nhằm củng cố mối quan hệ với Washington sau những căng thẳng với chính quyền tiền nhiệm xung quanh cuộc chiến ở Dải Gaza.
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu cho biết nội dung thảo luận sẽ gồm việc chống Hamas và đưa toàn bộ con tin đang bị giữ tại Dải Gaza quay về, theo tờ The Times of Israel.
Chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu diễn ra khi lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza đang được duy trì. Các cuộc đàm phán hướng đến giai đoạn hai của lệnh ngừng bắn bắt đầu vào ngày 3.2 khi ông Netanyahu gặp Đặc phái viên của Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff.
Ông Trump nói 'nỗi đau' từ thuế nhập khẩu là cái giá xứng đáng Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng thuế suất mà Mỹ đánh lên Canada, Mexico và Trung Quốc sẽ xứng đáng với cái giá để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Sau nhiều tuần cảnh báo, Tổng thống Trump hôm 1.2 ký ban hành lệnh hành pháp đánh thuế 25% lên hàng hóa Canada và Mexico bất chấp Mỹ có hiệp định tự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chụp ảnh khoe phần nhạy cảm ở Vạn Lý Trường Thành, khách bị trục xuất

Căng thẳng tại Trung Đông: Hamas đồng ý nối lại đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Tổng thư ký NATO đề cập về tư cách thành viên của Ukraine

Ra tối hậu thư đầu hàng ở Kursk, ông Putin tung nước cờ chiến lược

Tổng thống Trump đề cập tới cuộc thảo luận với Tổng thống Nga về xung đột Ukraine

Sập dầm bê tông xây cầu ở Thái Lan, ít nhất 5 người thiệt mạng

Trung Quốc: Phát hiện loại địa y mới tại 'nóc nhà thế giới'

2 đứa trẻ xuất hiện trong "cuộc phỏng vấn thảm họa" giờ ra sao?

Nhà đồng sáng lập trang web nổi tiếng The Pirate Bay thiệt mạng vì tai nạn

Mỹ "săn lùng" trứng ở châu Âu để đối phó khủng hoảng giá tăng phi mã

Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Ukraine lên tiếng sau khi Nga kêu gọi đầu hàng ở Kursk
Có thể bạn quan tâm

Những em bé đeo ống thở, mệt nhoài trong viện vì không tiêm vaccine sởi
Sức khỏe
19:13:58 15/03/2025
Kim Sae Ron làm điều này suốt 3 năm để có thể hẹn hò tại nhà riêng với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
19:07:26 15/03/2025
Điều đặc biệt trong việc sáp nhập tỉnh thành, tổ chức lại cấp xã
Tin nổi bật
19:02:30 15/03/2025
Những "nạn nhân" không ngờ tới trong chuỗi liên hoàn "phốt" của Kim Soo Hyun
Nhạc việt
18:59:00 15/03/2025
Hot nhất Weibo: Jeon Ji Hyun cạch mặt Kim Soo Hyun suốt 12 năm qua?
Hậu trường phim
18:22:32 15/03/2025
Tình hình hoảng loạn của Thùy Tiên sau lùm xùm quảng cáo kẹo rau, đến mức mất ngủ và sợ hãi
Sao việt
18:16:32 15/03/2025
Người đàn ông để lại tài sản cho thư ký, vợ nộp đơn kiện đòi thừa kế, tòa án tuyên bố: "Mẹ con chị không nhận được đồng nào"
Lạ vui
18:01:32 15/03/2025
Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025