Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con

Theo dõi VGT trên

“Nếu phải lựa chọn thì con hãy tạm bỏ làm bài tập toán bài tập văn đi để đi dần sàng thóc lúa giúp bố mẹ và các bác bếp . Nếu phải lựa chọn thì con tạm bỏ đọc sách đi mà hãy đi giúp mẹ in hóa đơn đặt hàng để kịp chuẩn bị cho khách mua thực phẩm”, ông bố Tiến sĩ 2 con viết.

Giáo dục thực sự là giáo dục bình dân

Giáo dục giờ vốn dễ gây tranh cãi vì có quá nhiều phương pháp, nhiều môi trường giáo dục và nhiều kiến thức khác nhau khiến phụ huynh băn khoăn với việc hướng con mình theo lối đi nào. Trong chính mỗi phụ huynh cũng có sự đấu tranh về tư tưởng về cách thức định hướng việc học cho con mình.

Dù mục đích giống nhau là mong muốn con được nên người, tự lập và chủ động với cuộc sống sau này, nhưng đã có những phân luồng về hướng đi khác nhau trong các bậc phụ huynh.

Người thì xác định thả ra cho con được học cùng thiên nhiên, ít áp lực học hành. Người thì đầu tư cho con môi trường giáo dục đắt t.iền hoặc nhiều sức ép để mong con thành công sau này. Người muốn con học kiến thức ít thôi, hãy học từ cuộc sống. Người lại nhất nhất cho con tham gia các lò luyện, các cuộc thi cam go để con vào trường chuyên, lớp chọn…

Tuy nhiên, 1 bài viết dưới đây với 1 góc nhìn khác lạ sẽ cho bạn thấy giáo dục cần nhất điều gì và nó không hề phức tạp như người ta nghĩ.

Dưới góc nhìn của ông bố 2 con Nguyễn Đức Quang thì giáo dục lại cực kỳ đơn giản, không cần nặng nề, cũng chẳng cần cầu kỳ với những phương pháp ghê gớm.

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 1

Ông bố Tiến sĩ Nguyễn Đức Quang với cách dạy con “một mình một lối” nhưng rất thuyết phục.

Nguyên lý của anh về giáo dục rất đơn giản, ấy là phải gần gũi với đời sống. Nên “không cần Montessori hay Steiner gì ghê gớm đâu” và “không có gì phải cần sang chảnh, lộng lẫy, nguy nga long lanh và đắt t.iền cả, bởi giáo dục là cuộc sống mà”.

Anh cũng nói với con rằng: “Nếu phải lựa chọn thì con bỏ đ.ánh piano đi mà hãy lên đồi nghe tiếng chim hót tiếng nước chảy. Nếu phải lựa chọn thì con bỏ vẽ tranh đi mà hãy lên nương mà ngắm lúa gieo vui trong gió. Nếu phải lựa chọn thì con hãy tạm bỏ làm bài tập toán bài tập văn đi để đi dần sàng thóc lúa giúp bố mẹ và các bác Bếp. Nếu phải lựa chọn thì con tạm bỏ đọc sách đi mà hãy đi giúp mẹ in hóa đơn đặt hàng để kịp chuẩn bị cho khách mua thực phẩm. Nếu phải lựa chọn thì con hãy bê bàn học di động ra hành lang để vừa học vừa trông nồi mật chuối mật dứa tới khuya giúp bố mẹ” .

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 2

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 3

Và câu kết hoàn toàn tóm đủ ý anh muốn nói chính là: “Giáo dục thực sự là giáo dục bình dân, giáo dục trẻ từ khoai từ sắn từ thóc từ lúa, từ buôn từ bán từ phân từ tro. Chả cần gì ghê gớm và sang chảnh cả”.

Phải để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất, đừng tô vẽ, đừng làm cho nó long lanh và bóng bẩy nhân tạo

Anh Nguyễn Đức Quang viết:

“Giáo dục thật sự là gì?

Là như các cụ ta đã làm hàng nghìn năm nay ấy thôi, không cần Montessori hay Steiner gì ghê gớm đâu. Là những gì đơn giản nhất, mộc mạc nhất, chân chất nhất, đời thường nhất, tiện lợi nhất, rẻ t.iền nhất và không chỉ miễn phí đâu mà còn ra thêm t.iền ấy. NHƯNG giáo dục thật sự là nó cần một sự bao dung, độ lượng, kiên trì, nhẫn nại ở đỉnh cao đối với trẻ.

Đầy giáo viên được đào tạo bài bản về Mon hay Steiner nhưng chưa chắc đã có được cái bao dung độ lượng và nhất là cái kiên trì bền bỉ nhẫn nại với t.rẻ e.m đâu. Bởi những phẩm chất đó không một nhà trường hay chương trình đào tạo nào có thể làm được, phải do trường đời tạo ra và đủ già mới có. Nó là sự thông thái của người từng trải chứ nó không bao giờ là trí tuệ được dạy và học được đâu.

Không ai có thể dạy được ai sự kiên trì bền bỉ nhẫn nại cả, mà chỉ ai muốn có và nỗ lực để có thì mới có mà thôi. Người làm giáo dục mà không có phẩm chất đó thì chỉ dạy học theo kiểu cơm.cơm mà thôi.

Video đang HOT

Với kiểu giáo dục ở đồi thì không có gì là phức tạp và không có gì phải cần sang chảnh, lộng lẫy, nguy nga long lanh và đắt t.iền cả. Bởi giáo dục là cuộc sống mà. Ngoài kia có phân trâu phân bò thì trong quá trình học của trẻ phải có phân trâu phân bò. Ngoài kia có cơm có gạo thì quá trình học của trẻ phải có cơm có gạo. Phải để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất, đừng tô vẽ, đừng làm cho nó long lanh và bóng bẩy nhân tạo. Cái gì là chân lý thì bản thân nó đã là chân thiện và chân mỹ rồi. Nét đẹp của sự thật. Nét đẹp của sự thông thái. Nét đẹp của tự nhiên. Cái thiện nằm ngay trong cái thật. Cái đẹp luôn nằm trong cái thật. Không thật thì không thiện được và cũng không thể đẹp được dù rằng trông nó có vẻ như đẹp.

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 4

Học sinh Trường Đồi được “thả “ra để học từ lao động và thiên nhiên.

Mình luôn giáo dục các con ruột của mình rằng nếu phải lựa chọn thì con bỏ đ.ánh piano đi mà hãy lên đồi nghe tiếng chim hót tiếng nước chảy. Nếu phải lựa chọn thì con bỏ vẽ tranh đi mà hãy lên nương mà ngắm lúa gieo vui trong gió. Nếu phải lựa chọn thì con hãy tạm bỏ làm bài tập toán bài tập văn đi để đi dần sàng thóc lúa giúp bố mẹ và các bác Bếp. Nếu phải lựa chọn thì con tạm bỏ đọc sách đi mà hãy đi giúp mẹ in hóa đơn đặt hàng để kịp chuẩn bị cho khách mua thực phẩm. Nếu phải lựa chọn thì con hãy bê bàn học di động ra hành lang để vừa học vừa trông nồi mật chuối mật dứa tới khuya giúp bố mẹ. Buổi tối mùa dịch bố mẹ phải vắt chân lên cổ dạy online luyện thi cấp 3 cho các anh chị lấy bằng Mỹ, bố mẹ không thể vừa dạy học vừa canh nồi mật được, các con vừa học bài vừa làm thay bố mẹ được. Và nếu cần học đan thì bố mẹ sẽ cho con đan mây đan tre để tạo cái vỉ đ.ập ruồi tạo cái chổi giúp bố mẹ đỡ phải mua và tái sử dụng cho Trái đất này bớt gánh nặng. Nếu phải thêu thùa khâu vá thì các con hãy khâu giúp bố mẹ cái rèm cũ đang bị rách hay khâu cái khăn trải bàn có miếng rách ấy. Tái sử dụng mọi thứ cho bớt gánh nặng cho Trái đất này. Cần gì phải thực hành trên mô hình và trong phòng học sang chảnh bắt mắt? Bởi nó không phải là cuộc sống. Học cái gì mà học từ cuộc sống thì trí tuệ đó sẽ quay về với cuộc sống tốt nhất. Và học từ cuộc sống thì con sẽ tư duy giải quyết vấn đề của cuộc sống chân thực nhất, con sẽ giàu có về t.iền bạc và giàu có về tâm hồn nhất.

Học cái gì mà học từ cuộc sống thì trí tuệ đó sẽ quay về với cuộc sống tốt nhất

Giáo dục thật sự là dạy trẻ cách sống, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề từ những điều nhỏ nhặt chân thực nhất, không có gì phải tốn kém và màu mè sang chảnh cả. Điều đó không có nghĩa là lớn lên trẻ sẽ chỉ biết làm những việc chân tay nhỏ nhặt đó thôi đâu và trẻ sẽ chỉ sống được với những thứ bình thường đó thôi đâu. Và cũng không có nghĩa là trẻ lớn lên chỉ biết tới những suy nghĩ nhỏ mọn và tầm thường đó đâu. Mà giáo dục trẻ với những thứ bình thường đó là cách giáo dục giúp trẻ hình thành cái gốc cái rễ mạnh khoẻ. Từ cái gốc rễ đó trẻ sẽ va chạm với cuộc sống và sẽ có khả năng sống được với nhiều cái khác phong phú đa dạng hơn, kể cả với những cái sang chảnh và sa hoa lộng lẫy khi cần phải thích nghi và thể hiện. Giữ cho cái gốc gác khỏe mạnh và lâu bền mới khó chứ học mấy cái sang chảnh sa hoa lộng lẫy thì không cần học cũng tập nhiễm nhanh lắm.

Hai con của mình được giáo dục theo cách này từ hơn chục năm nay từ lúc trở về Việt Nam. Bạn lớn đã 16 t.uổi và con luôn tôn trọng mọi lối sống sang chảnh và xa hoa của nhiều người xung quanh nhưng con luôn tránh. Mọi người thích chụp ảnh kỷ yếu nơi sống ảo và làm những trò để trông có vẻ như có quyền lực và có t.iền thì con bảo con kệ họ, còn con thì không tham gia. Tuy nhiên khi phải cùng bố mẹ tham gia các bữa tiệc sang trọng ở những nơi đẳng cấp và với những người thực sự giàu có và quyền lực thì các con luôn tỏ ra lịch sự, biết tiết chế bản thân và biết mình đang ở với ai haha. Hồi sang Mỹ tập huấn về Blended Learning với bố mẹ, buổi tối thứ 6 hôm đó toàn học viện cả trăm gia đình phải tới hội trường nghe thuyết giảng cuối tuần của gia đình ngài giám đốc học viện. Thấy xung quanh ai cũng quần áo lịch sự, tóc bôi keo bóng nhoáng, sức nước hoa thơm phức; khác hẳn với ngày thường đi làm ai cũng casual và chả để ý tới hình thức. Cậu con giai mình hồi đó mới 7 t.uổi, tối đó hỏi: ba ơi con sơvin và đeo cà là vạt thế này đẹp chưa? Tóc con thế này đủ bóng chưa? Các bạn nhà xung quanh ai cũng đang chuẩn bị đi nghe thuyết giảng tối thứ 6 lịch sự đẹp lắm, thơm phức luôn ba ạ. Lúc đó mình nghĩ bụng, à thì ra là dù có được giáo dục bằng rơm bằng rạ bằng ngô bằng sắn; thì tới lúc nào cần sang trọng lịch sự và đẳng cấp thì con mình vẫn làm được đấy, bản năng rồi.

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 5

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 6

Ông bố Tiến sĩ không chọn Montessori hay Steiner mà chọn lối giáo dục bình dân để dạy con - Hình 7

Nhân viên, giáo viên của trường đang thực hành nhân giống và kinh doanh cây cảnh vừa k.iếm t.iền mùa Covid, vừa có tư liệu và kinh nghiệm để dạy HS thông qua các dự án thật.

Bố mẹ sẽ tiếp tục kiên định với con đường giáo dục các con bằng ngô bằng khoai bằng gạo bằng lúa thôi. 18 t.uổi bố mẹ thả các con đi. Lúc đó đi theo hướng nào là do các con tự quyết định, bố mẹ sẽ tư vấn từ xa thôi.

Giáo dục thực sự là giáo dục bình dân, giáo dục trẻ từ khoai từ sắn từ thóc từ lúa, từ buôn từ bán từ phân từ gio. Chả cần gì ghê gớm và sang chảnh cả”.

Nói thêm về ông bố này, anh Nguyễn Đức Quang cũng là 1 người rất đặc biệt. Bản thân anh vốn là 1 thầy giáo, từng có thời gian học tập và sinh sống ở nước ngoài. Cả anh và vợ đều có học vị Tiến sĩ ở nước ngoài và từng giảng dạy công tác tại Đại học Sư phạm Hà Nội và ĐHQGHN. Hiện anh chị là chủ trường Spring Hill, 1 ngôi trường nổi tiếng với những triết lý giáo dục thuận tự nhiên và gần gũi với đời sống. Phương pháp giáo dục của anh luôn có 1 góc nhìn rất khác với số đông, cấp tiến trong sự giản dị.

Hiện tại vì tình hình dịch bệnh COVID-19 nên trường đang tạm thời chuyển sang việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi và cung cấp nông sản, thực phẩm cho các gia đình trong cộng đồng của trường. Đó cũng là lý do, anh cần con mình tham gia vào với chính cuộc sống hiện tại như cách anh viết “con hãy tạm bỏ đọc sách đi mà giúp mẹ in hóa đơn đặt hàng cho khách” để hòa nhập với thời cuộc. Vì ít nhất, trong lúc này bài học về sự sinh tồn thực sự là cần thiết.

Trung tâm của sự nghiệp đổi mới giáo dục là thầy, trò hay… toa tàu? (1)

Bài viết này xin phác họa đôi điều về "ngôi nhà giáo dục" mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới dọn vào được hơn hai tháng.

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo là cả Hệ thống chính trị nhưng vai trò chính là Chính phủ, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những định hướng cơ bản của Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có thể tìm thấy trong nhiều văn bản của Đảng, chẳng hạn Nghị quyết 29-NQ/TW, trong Hiến pháp và ba đạo luật dành riêng cho Giáo dục và Đào tạo là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Vấn đề còn lại là quyết sách mà Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Và điều này phụ thuộc vào tâm đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng với đội ngũ giúp việc cho lãnh đạo Bộ, cụ thể là cấp cục, vụ và tương đương trong cơ quan Bộ.

Là cơ quan hành pháp, Chính phủ không được làm những điều luật pháp không cho phép đồng thời còn phải tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng.

Dựa theo cách nói "Phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế", mọi sáng tạo của Chính phủ tại bất kỳ thời điểm nào chỉ giới hạn trong phạm vi "chiếc lồng Luật pháp và Nghị quyết".

Trung tâm của sự nghiệp đổi mới giáo dục là thầy, trò hay... toa tàu? (1) - Hình 1

(Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)

Mới đây, chuyên mục "Kết nối" báo Giaoducthoidai.vn đăng một bài báo dài ba kỳ với cái tít mang tính ẩn dụ: "Giáo dục Việt Nam - Nắng soi qua nóc". [1], [2], [3]

Có một chi tiết khá thú vị, đó là lúc đầu bài viết được đăng với tiêu đề "Giáo dục Việt Nam - Nắng soi qua tóc". Sau đó, theo đề nghị của tác giả, từ "nóc" được sửa thành "tóc" theo đúng nguyên bản.

"Nắng soi qua tóc" là chuyện bình thường xứ nhiệt đới, để đầu trần dưới trời nắng thế nào cũng bị nắng soi qua tóc chạm đến đỉnh đầu, về nhà nhẹ thì sổ mũi, nặng thì cảm nắng nhưng điều này không ăn nhập với giáo dục.

"Nắng soi qua nóc" lại là chuyện khác, đặc biệt khi đó là "nóc" của giáo dục Việt Nam.

"Nóc" thường liên quan đến nhà, nhiều trường hợp "nhà" là lâu đài, biệt thự, cũng có khi là cung điện, dinh nguyên thủ hoặc tháp ngà mà dân thường chỉ được phép đứng ngoài hàng rào chiêm ngưỡng.

Một khi nắng soi qua nóc xuống tận nền nhà thì có phải những cư dân sống ở đó không quan tâm đến mái nhà, để mặc cho thời gian bào mòn, gió mưa làm thủng?

Tác giả loạt bài "Giáo dục Việt Nam - Nắng soi qua nóc" thứ nhất là muốn gửi đôi lời tâm sự đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đúng vào dịp ông được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây có thể là những lời "nghịch nhĩ" nhưng tuyệt không phải là "cầm đèn chạy trước Bộ trưởng".

Thứ hai là hình như tác giả cố ý tránh không muốn nhắc đến chuyện "Nhà dột từ nóc" nên mới nói "Nắng soi qua nóc", nếu nóc không có lỗ thủng thì làm gì có chuyện nắng soi qua. Vả lại khi nắng có thể soi thì chả nhẽ mưa không thể dột!

Thứ ba là có vẻ như tác giả vẫn rất ưu ái giáo dục nên mới để nắng soi qua nóc vào trong nhà, nắng chiếu xuống nền giúp nhà sáng sủa, làm nhà khô ráo, giúp gia chủ nhận biết chỗ ẩm mốc, chỗ mối mọt mà cứu chữa. Nếu nhà bị "dột từ nóc" mà lại để lâu ngày thì mọi thứ mục nát, chỉ còn cách vứt đi sắm đồ mới.

Cái tít bài tưởng bình thường hóa ra hàm chứa nhiều điều, thế nên mấy ông đồ già còn biết đùa với chữ nghĩa cũng là may mắn cho con cháu trong nhà.

Nóc nhà nào phía trên cũng là bầu trời, có thể có "nhà chọc trời" nhưng "nhà trên trời" họa chăng chỉ có trong các phim thần thoại. Thực ra thì bất kể nhà kiểu gì, chuyện nắng soi hay mưa dội vào nhà qua nóc có thể ít xảy ra nhưng lọt qua cửa sổ không phải là hiếm.

Nói "Giáo dục Việt Nam - Nắng soi qua nóc" mà không có dẫn chứng đủ sức thuyết phục thì đó là nói bừa, nói kiểu anh Chí làng Vũ Đại.

Ngôi nhà giáo dục giống một khu chung cư với đủ loại chủ hộ, vì thế cần phân biệt chủ thật của giáo dục với những hộ "ăn ké, ở nhờ".

Bài viết này xin phác họa đôi điều về "ngôi nhà giáo dục" mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới dọn vào được hơn hai tháng.

Thứ nhất, "nóc nhà" của Giáo dục Việt Nam là gì?

Thứ hai, vì sao "nóc nhà giáo dục" lại bị nắng soi qua"?

Thứ ba, muốn chống dột, muốn tránh nắng soi qua nóc, Giáo dục Việt Nam phải làm gì?

Về câu hỏi thứ nhất: "nóc nhà" của Giáo dục Việt Nam là gì?

Vị trí "nóc nhà giáo dục" đương nhiên thuộc về lãnh đạo cao nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo và người viết trong không ít bài đăng đã cho rằng bất kỳ ai - theo sự phân công hay theo nguyện vọng - nhận trách nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều là người dũng cảm.

Không ít ý kiến cho rằng đây là chiếc ghế Bộ trưởng khó ngồi nhất trong trong 22 chiếc ghế lãnh đạo cấp bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ.

Sự "khó ngồi" thể hiện ở bốn yếu tố: "quyền", "lực", "thế" và "hướng".

Giáo dục gần như không có quyền:

Đây là nói về quyền quản lý, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật,... cán bộ trong ngành. Đại bộ phận cán bộ, giáo viên khối giáo dục phổ thông do chính quyền cấp tỉnh quản lý, khối đào tạo nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Phần lớn cơ sở giáo dục đại học do các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và địa phương quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý một số trường sư phạm và đại học.

Theo số liệu tại công văn số 1279/BGDĐT-KHTC của Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong số 132 cơ sở giáo dục đại học (tính đến ngày ban hành công văn), Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 37 cơ sở, chiếm tỷ lệ 28,03%.

Số lượng cơ sở giáo dục đại học thuộc quyền "chủ quản" của một vài đơn vị, tổ chức không được Luật Giáo dục giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo như sau:

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - 12; Bộ Y tế - 11; Bộ Công thương - 8; Bộ Giao thông Vận Tải - 5; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - 4; Bộ Quốc phòng - 8; Bộ Công an - 8;...

Có 04 cơ sở giáo dục đại học trực thuộc bốn đơn vị kinh tế: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Một số tổ chức chính trị xã hội cũng có đại học của riêng mình như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 02 trường, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 01 học viện, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 01 học viện,...

Vì không quản lý nhân sự và tài chính giáo dục phổ thông nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý cán bộ địa phương trong vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông năm 2018 tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình bởi những người này thuộc quyền quản lý của Đảng bộ và chính quyền cơ sở.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh khi những người này phạm luật hình sự về đấu thầu từ nguồn vốn ngân sách,...

Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý những cán bộ, giáo viên vi phạm trong kỳ thi tuyển viên chức giáo dục tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.

Sau khi có sự tố cáo gian lận, trù úm từ người trong cuộc, tỉnh Quảng Ngãi là lập đoàn kiểm tra 10/14 hội đồng thi và phát hiện hàng loạt hội đồng thi có sai phạm từ khâu tổ chức thi đến việc chấm thi, đặc biệt là có chuyện Giám đốc sở Nội vụ nhờ chạy điểm cho hai người thân của mình.

Thông tin trên báo cho biết ngày 14/06/2021, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ Trần Hồng Thắm gửi đơn cho Bí thư Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ xin nghỉ việc. [4]

Tường thuật của Vietnamnet.vn cho thấy đơn xin thôi việc của bà Thắm không gửi tới lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong khi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết "Có nhiều biểu hiện mất đoàn kết nội bộ tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ" thì Bộ Giáo dục và Đào tạo biết được những gì và đã có những chỉ đạo gì? [5]

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản được nhân sự gần 80% cơ sở giáo dục đại học, không được xử lý Giám đốc sở mắc sai phạm, không nắm được nhân sự và nguồn lực giáo dục tại địa phương có phải là lỗ hổng lớn nhất trên "mái nhà giáo dục" khiến cho mọi thứ, cả nắng, mưa, bụi và rác đều có thể lọt vào trong nhà?

( Còn nữa )

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024
Thúy Diễm xác nhận bầu sinh ba, "tác giả" không phải ông xã Lương Thế Thành?
16:40:59 28/06/2024
Puka đăng đàn "phốt" shop của Hòa Minzy, chuyện gì đây?
17:39:03 28/06/2024
Ly hôn, anh trai đón tôi và con về ở cùng nên chị dâu khó chịu cáu gắt, nhưng một lần bệnh nặng, tôi nhận ra mình đã sai rồi
16:35:50 28/06/2024
Lý Mộng: Bị tố "chảnh chọe", mất vai vì 1 quả táo, cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi
16:32:38 28/06/2024
Thông tin chính thức về nghi vấn Thúy Ngân đã âm thầm sinh con đầu lòng
19:32:08 28/06/2024
Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về
16:41:42 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Jisoo (BLACKPINK) xuất hiện trong hồ sơ tội phạm ở phim tài liệu

Hậu trường phim

22:14:51 28/06/2024
Trong 1 phân cảnh, ekip Detective Brooks Stories g.ây s.ốc khi sử dụng hình ảnh Jisoo (BLACKPINK) để minh họa cho phần hồ sơ của... 1 nữ tội phạm.

Cosplay sát thủ Akali, người đẹp khoe lưng trần nuột hơn AI

Cosplay

22:14:02 28/06/2024
Trong LMHT,Akalilà vị tướng nữ được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những có tạo hình mạnh mẽ, xinh đẹp và đầy cá tính, nữ ninja còn sở hữu cho mình bộ kỹ năng rất mạnh.

Dàn sao trẻ sáng bừng màn ảnh trong bom tấn phòng vé dịp hè 'Lốc xoáy tử thần'

Phim âu mỹ

21:54:09 28/06/2024
Mùa hè năm nay, điện ảnh Hollywood sẽ mang trở lại màn ảnh một tác phẩm hứa hẹn của thể loại phim thảm họa, với quy mô và kinh phí đầu tư khủng.

5 bộ đôi màu sắc giúp bạn ghi điểm thanh lịch, trẻ trung khi diện quần âu đen

Thời trang

21:50:44 28/06/2024
Quần âu đen là trang phục thiết yếu trong tủ đồ của mọi cô nàng công sở, không chỉ vì tính ứng dụng cao mà còn bởi vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng mà nó mang lại.

Bồ Đào Nha không còn cần Ronaldo?

Sao thể thao

21:45:25 28/06/2024
Lần đầu tiên trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Cristiano Ronaldo không thể ghi bàn ở vòng bảng của một giải đấu lớn.

Đồng Nai: Bắt đối tượng trốn truy nã vì tàng trữ m.a t.úy

Pháp luật

21:41:58 28/06/2024
Sau khi xác định đối tượng bỏ trốn, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định truy nã số 06/QĐTN-CQTHAHS-PC10 ngày 20/6 truy nã đối tượng này và tiến hành truy tìm để bắt giữ.

Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời

Sao việt

21:34:01 28/06/2024
Lý Hào Nam từng phát hành nhiều album gồm những bài hát tự sáng tác. Trong đó, Nàng Kiều Lỡ Bước là bài hát giúp HKT nổi tiếng sau 1 đêm , trở thành nhóm nhạc thần tượng được yêu thích nhất nhì thời điểm bấy giờ.

'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ

Sao châu á

21:16:20 28/06/2024
Trước những lời chê bai, góp ý về ngoại hình, tài tử Thần điêu đại hiệp cho biết anh không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính

Thế giới

21:00:07 28/06/2024
Đến ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ.

Gumayusi gửi lời thách thức đầy dõng dạc tới Deft trước thềm "Đại chiến viễn thông" siêu đặc biệt

Mọt game

20:11:47 28/06/2024
Tính tới thời điểm hiện tại của LCK Mùa Hè 2024, KT đang có thành tích đáng buồn là 4 trận thua liên tiếp. Với Deft nói riêng thì anh chàng cũng cho thấy phong độ khá thấp.

Vui lên nào anh em ơi - Phim mới về người trẻ ở nông thôn

Phim việt

19:53:13 28/06/2024
Bộ phim Vui lên nào anh em ơi khắc họa một bức tranh nông thôn sống động chân thực sẽ lên sóng VTV3 vào lúc 21h40 các ngày 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ 8/7.