Ông Biden nói sẽ không gửi Ukraine rốc két bắn đến lãnh thổ Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ không gửi cho Ukraine những hệ thống rốc két có thể tấn công mục tiêu tại Nga.
Những ngày gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị chuyển những hệ thống rốc két tầm xa tiên tiến cho Ukraine để chống lại lực lượng Nga.
Tổng thống Joe Biden nói sẽ không gửi cho Ukraine rốc két có thể bắn đến Nga. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, Tổng thống Biden ngày 30.5 bác bỏ khả năng này. “Chúng tôi sẽ không gửi cho Ukraine các hệ thống rốc két có thể bắn đến Nga”, nhà lãnh đạo nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, theo Reuters.
Trước đó, giới chức Ukraine đã nhiều lần kêu gọi Mỹ cung cấp hệ thống rốc két đa nòng (MLRS), có thể phóng loạt rốc két với tầm bắn hàng chục km. Hệ thống này cũng có thể dùng để phóng tên lửa lên đến 300 hoặc 500 km.
Video đang HOT
Tuy vậy, trước tuyên bố của Tổng thống Biden thì cũng đã có những ý kiến nghi ngờ về việc Mỹ sẽ gửi những loại tên lửa tầm xa đó cho Ukraine.
Tuần trước, CNN và The Washington Post loan tin rằng chính quyền Tổng thống Biden có khả năng sẽ gửi MLRS và hệ thống nhẹ hơn là HIMARS cho Ukraine trong một gói viện trợ quân sự mới. Hiện chưa rõ chủ nhân Nhà Trắng nhắc đến loại nào trong hai hệ thống nói trên.
Chính quyền Tổng thống Biden được cho là đã trăn trở trong nhiều tuần qua về việc có nên cung cấp các hệ thống MLRS cho Ukraine hay không giữa những lo ngại có thể ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của quân đội Mỹ và nguy cơ bị Nga coi là bước leo thang, dẫn đến bị trả đũa. Loại lựu pháo M777 mà Mỹ cung cấp cho Ukraine có tầm bắn tối đa là 40 km.
Ngoài ra, việc chuyển giao vũ khí cũng gây nguy cơ rò rỉ công nghệ trong trường hợp các hệ thống này rơi vào tay lực lượng Nga.
Trung Quốc đặt 'ranh giới' với Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm tăng thêm sự ngờ vực giữa Trung Quốc với Mỹ. Khi sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng, Trung Quốc tiếp tục coi Nga như một đối tác quan trọng trong các vấn đề quốc tế.
Cờ Trung Quốc và Mỹ treo trước một trụ sở công ty Mỹ ở Bắc Kinh. Ảnh: Chinadaily.com.cn
Jia Deng, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Lowy bình luận trên trang web của Diễn đàn Đông Á (eastasiaforum.org) mới đây rằng, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Trung Quốc đã được kêu gọi từ bỏ "sự im lặng" để giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
Theo chuyên gia trên, "cảm giác dễ bị tổn thương" của Trung Quốc bắt nguồn từ những gì nước này coi là vị trí địa chính trị đặc biệt của mình. Trung Quốc ở vị trí đặc thù và dễ bị ảnh hưởng bởi cả Nga và Mỹ, hai siêu cường địa chính trị. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc đã phát triển hợp tác đặc biệt với Nga dựa trên nhận thức về mối đe dọa chung của họ là Mỹ. Trung Quốc hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác với Nga sẽ phục vụ lợi ích của họ bằng cách chuyển hướng sự chú ý của Washington khỏi Bắc Kinh.
Cảm giác dễ bị tổn thương của Trung Quốc đã được thể hiện một lần nữa trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Cuộc xung đột đã tạo ra một tình thế khó khăn chiến lược cho Trung Quốc. Với tư cách là nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc và có tiềm lực quân sự mạnh, Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh muốn quan hệ tốt. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tìm cách tránh kích động một cách không cần thiết đối với Moskva.
Mặt khác, xung đột đã làm gián đoạn hoạt động thương mại trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc. Xung đột đã làm chao đảo các thị trường hàng hóa và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ USD cho các công ty Trung Quốc. Ví dụ, tập đoàn khổng lồ niken của Trung Quốc Tsingshan Holding Group, đã mất 8 tỷ USD vì những giao dịch không đúng thời điểm sau xung đột khiến giá niken tăng đột biến. Các đứt gãy vì xung đột cũng dẫn đến việc các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị hủy quy mô lớn và giảm năng suất công nghiệp của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể cho rằng họ sẽ là đối tượng của các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ, đặc biệt là vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy tâm lý Chiến tranh Lạnh trong giới tinh hoa Mỹ kể từ đó. Tình hình này khiến Trung Quốc gần như không thể đứng về phía Mỹ. Bất chấp lời kêu gọi từ Washington yêu cầu Trung Quốc thay đổi mối quan hệ với Nga, Trung Quốc vẫn "im lặng".
Mặc dù Trung Quốc có cơ hội đóng vai trò ngoại giao trong cuộc xung đột Nga-Ukraine bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và làm trung gian hòa giải, nhưng đây không phải là một lựa chọn khả thi đối với Bắc Kinh. Trung Quốc đã xác định rằng "sẽ là ngây thơ về mặt chính trị nếu giảm bớt mối quan hệ với Nga bằng cách liên kết với Mỹ, đối thủ lớn nhất của Nga".
Do đó, chuyên gia Jia Deng lưu ý, Trung Quốc đã vạch ra ranh giới để độc lập trong cuộc cạnh tranh cán cân quyền lực giữa Nga và Mỹ. Cách tiếp cận của Trung Quốc nhằm mục đích giảm thiểu sự mong manh về địa chính trị và bảo vệ mình khỏi sự tác động của Nga và Mỹ. Có vẻ như không tự nhiên khi một cường quốc trong chính trường quốc tế như Trung Quốc lại thờ ơ với cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng với lý luận chiến lược của Trung Quốc như trên, có nghĩa là nước này có khả năng vẫn chọn trung lập.
Đồng quan điểm trên, Yan Xuetong, Hiệu trưởng của Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), bình luận trên trang Foreign Policy gần đây rằng, Trung Quốc không tin rằng việc tìm kiếm điểm chung với Washington về cuộc xung đột ở Ukraine sẽ có ý nghĩa cải thiện quan hệ Trung-Mỹ rộng lớn hơn. Ngay cả khi Bắc Kinh đứng về phía Washington trong việc phản ứng với Nga, Mỹ sẽ không làm dịu chính sách kiềm chế Trung Quốc.
Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, một số nước châu Á đã công khai đặt câu hỏi liệu Washington có duy trì sự tập trung vào Ấn Độ - Thái Bình Dương trong khi châu Âu đang gặp khủng hoảng hay không. Đáp lại, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lập tức trấn an họ. Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks tuyên bố: "Ngay cả khi Washington phản ứng với các hoạt động của Nga, Mỹ vẫn duy trì và tăng cường khả năng răn đe với Trung Quốc vì nước này là đối thủ cạnh tranh chiến lược và thách thức lớn nhất của chúng tôi".
Vì vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có lý do gì để tin rằng bằng cách nào đó Washington sẽ thay đổi các ưu tiên trên ngay cả khi Bắc Kinh hạn chế quan hệ với Moskva. Theo quan điểm này, việc chỉ trích Nga một cách công khai và đứng về phía những bên đang thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại nước này sẽ chỉ mở ra cơ hội cho Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với chính Trung Quốc.
Ông Xuetong kết luận, là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc dự định đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các chuẩn mực kinh tế toàn cầu, nhưng không có tham vọng đóng vai trò hàng đầu trong các vấn đề an ninh toàn cầu, đặc biệt là trong các vấn đề xung đột, vì sự chênh lệch quân sự quá lớn với Mỹ. Định hình một môi trường hòa bình thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có lẽ vẫn là một mục tiêu ngoại giao quan trọng của Bắc Kinh.
Chính quyền Mỹ chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine. Các hệ thống được đề cập có thể là M31 GMLRS. Tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) được phóng từ xe bánh lốp ở California, Mỹ vào tháng 12/2020. Ảnh: Getty Hãng tin TASS dẫn nguồn tờ New York Times...