Ôn thi Tiếng Anh vào lớp 10, các nội dung cần tập trung nhất
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội chính thức diễn ra vào 10-14/6/2021. Đối với các bạn không học chắc môn Tiếng Anh, đây sẽ là một thử thách trong thời gian ôn thi còn lại.
Để giúp các bạn học sinh làm bài thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 tốt nhất, thầy Đỗ Minh Trung – một giáo viên Tiếng Anh giàu kinh nghiệm – đã chia sẻ những điều cần lưu ý tập trung khi ôn luyện:
Hiểu rõ cấu trúc đề thi
Đề thi sẽ có tất cả 40 câu, bao gồm phần trọng âm, phát âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, câu hỏi giao tiếp, điền từ, bài đọc,viết lại câu, câu hỏi phần ngữ pháp… Nội dung chủ yếu sẽ tập trung vào kiến thức của lớp 8 và lớp 9. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý cả một số cấu trúc ngữ pháp lớp 7.
Ảnh minh họa
Ôn kỹ từng dạng bài tập
- Phát âm và trọng âm
Để làm phần này, học sinh cần xem kỹ các từ mới trong sách giáo khoa và sách bài tập. Đặc biệt, các em nên học cách phát âm đuôi “s” và “ed”, cũng như một số mẹo đối với các từ 2, 3 âm tiết hoặc có kết thúc đuôi như “-ion”, “ment”…
- Điền từ và bài đọc
Khi luyện bài đọc, các em cần xem lại toàn bộ bài đọc và bài điền từ trong sách giáo khoa, sách bài tập tiếng Anh lớp 8 và lớp 9, dịch lại toàn bộ nội dung, bởi nhớ nội dung cũng sẽ giúp các em có một bức tranh toàn cảnh về một chủ đề cụ thể, từ mới theo chủ đề đó hoặc nội dung bài đọc thuộc về chủ đề đó. Ví dụ như: trong sách giáo khoa lớp 9 có bài về môi trường (environment), khi đọc và dịch lại bài đọc học sinh sẽ có thêm các từ mới, hiểu sâu về vấn đề môi trường, khi vào làm bài thi thật, nếu gặp chủ bài liên quan đến chủ đề này, thì các em sẽ tự tin và làm bài hiệu quả hơn.
Khi làm các bài ôn luyện do giáo viên giao, các em cần phải tập cho mình thói quen đọc thật kĩ câu hỏi và câu trả lời, gạch dưới mỗi từ khóa (keyword), tập trung vào các từ khóa trong bài đọc để tìm ra câu trả lời
Video đang HOT
Kể cả khi đã tìm được câu trả lời, học sinh cũng cần đối chiếu lại với phần bài đọc một lần nữa, xem câu trả lời có nằm trong nội dung bài không, nếu có thì nằm ở đâu.
- Ngữ pháp và từ vựng
Tuy phần này rất rộng, nhưng có một số phần nhất định các em cần ôn kỹ: Các thì (hiện tại thường, quá khứ thường, hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành và tương lai), câu hỏi đuôi, danh từ, động từ, giới từ, mạo từ… Ngoài ra, việc học thuộc phần gerunds and infinitives trong sách giáo khoa lớp 8 và lớp 9 là một lợi thế cho việc làm trắc nghiệm phần ngữ pháp, đồng thời nó cũng giúp các em làm giàu vốn từ vựng để hiểu tốt nội dung của bài đọc và bài điền từ khi các em làm bài.
Phần từ vựng, các em cần mở phần glossary ở phần cuối sách giáo khoa lớp 8, lớp 9 để ôn lại. Cần thiết phải ghi chú lại các từ, cụ từ hoặc cụm động từ mà chúng ta còn chưa nhớ, điều này sẽ giúp các em nhớ chính xác hơn. Thêm vào đó, việc này cũng sẽ giúp các em có một vốn từ nhất định theo chủ điểm để tự tin khi làm bài đọc và bài điền từ.
- Viết lại câu
Đây là phần dễ mất điểm nhất. Ngoài việc học kỹ cấu trúc, học sinh cần phải viết lại câu cẩn thận với độ chính xác tuyệt đối. để làm tốt phần này, học sinh cần phải nắm chắc các cấu trúc cơ bản như:
Cấu trúc viết lại câu của thì hiện tại hoàn thành.
Cấu trúc câu mong ước “wish” và cấu trúc “used to”.
Cấu trúc trực tiếp – gián tiếp.
Cấu trúc bị động, bao gồm cấu trúc “have something done” và “get something done”.
Cấu trúc câu so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh kép…
Cấu trúc mệnh đề quan hệ.
Câu điều kiện loại 1, loại 2.
Cấu trúc liên quan đến các từ chỉ mục đích như: in order to, in order that..
Học kỹ phần từ nối (linking words), như: because, although, though, but, so, so that, therefore…
- Sửa lỗi sai
Học sinh cần nắm chắc ngữ pháp, đặc biệt là các thì. Ngoài ra, học một số mẹo làm bài sẽ giúp các em tăng khả năng chọn được đáp án chính xác khi làm bài.
- Từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Loại bài này có rất nhiều bài tập ôn luyện, học sinh cần tự làm lại để nắm chắc, đồng thời tự bổ sung thêm vốn từ vựng. Khi học từ, các em nên viết luôn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa ở bên cạnh để ghi nhớ dễ hơn.
Ngoài ra, học sinh cần lưu ý thêm các thành ngữ mà thầy cô đã dạy trên lớp.
- Câu hỏi giao tiếp
Phần này không khó nên chỉ cần ôn kỹ phần Speaking trong sách giáo khoa. Ngoài ra, các em có thể nhờ giáo viên ôn lại cho cách đặt câu hỏi và câu trả lời đối với các dạng: lợi mời, gợi ý, yêu cầu, khuyên nhủ, khen ngợi…
Chúc các em học sinh ôn luyện và làm bài thi thành công!
Phụ huynh thắc mắc về sách tiếng Anh lớp 3, mẫu câu "Hello, I'm Miss Hien" nghe sao hoang mang thế, cô giáo bộ môn lên tiếng giải đáp
Mẫu câu "lạ" trong sách tiếng Anh lớp 3 khiến nhiều phụ huynh hoang mang, đinh ninh là sai 100%.
Năm học mới 2020-2021 đã bắt đầu được một vài ngày và thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh đang lao vào guồng quay học tập cùng với con. Hầu hết phụ huynh đều phải đọc hết các cuốn sách giáo khoa, tìm hiểu trước kiến thức để có thể kèm con học.
Tuy nhiên một số nội dung trong sách khiến không ít cha mẹ tỏ ra băn khoăn, không biết là đúng hay sai? Sự trăn trở khiến họ loay hoay trong quá trình kèm cặp cho con. Theo đó, một vị phụ huynh ở Hà Nội mới đây đã chia sẻ thắc mắc của mình về cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3. Cụ thể trong khi kèm con học, chị M. phát hiện ra một cấu trúc câu theo chị là "khá lạ" ở trong sách.
Sách tiếng Anh lớp 3.
Mẫu câu "lạ" trong sách tiếng Anh lớp 3.
Cụ thể trong phần Unit 1: Hello, nhân vật giáo viên đưa ra lời giới thiệu với cả lớp: " Hello, I'm Miss Hien". Theo ý kiến của vị phụ huynh, cấu trúc câu này có vẻ không đúng. Chị bày tỏ: " Mở sách ra định dạy con mà hoang mang quá? Đây là cấu trúc mới ạ?".
Theo chị M., nhân vật cô giáo đã sai khi cho từ "Miss" vào lời giới thiệu, thành ra nghĩa của câu là: " Xin chào, cô là cô Hiền", thay vì "Hello, I'm Hien" - "Xin chào, cô là Hiền". Rất nhiều phụ huynh sau đó cũng đồng tình, cho rằng đây là một cấu trúc câu sai, nghe lạ hoắc và không ai đi giới thiệu bản thân như vậy.
Cấu trúc câu không sai cũng không đúng
Trao đổi với cô Đỗ Thùy Linh - giáo viên tiếng Anh tại trường THCS Thanh Xuân, chúng tôi nhận được lời giải thích như sau: "Cấu trúc câu này không đúng mà cũng không sai. Về bản chất người nước ngoài thường không hay cho tên chức danh (title name) khi giới thiệu bản thân mình. Cũng giống như Tiếng Việt, chúng ta chỉ giới thiệu: Tôi là Linh, chứ không nói tôi là bà Linh, nghe nó không tự nhiên.
Vì vậy cấu trúc câu này không nằm trong phạm trù sai hay đúng. Bởi nó bị Việt hóa đi thôi. Người nước ngoài nghe thì lạ, không tự nhiên nhưng họ cũng hiểu".
Không có "đồng phục" trong việc chọn sách giáo khoa Kết quả từ những địa phương đã hoàn tất việc lựa chọn sách giáo khoa năm học 2021-2022 cho thấy không có địa phương nào chỉ chọn một bộ sách. Ảnh minh họa/internet Ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cho biết, ngày 14/4, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ký quyết định phê duyệt danh mục...