Ốc lác nướng tiêu xanh
Đĩa ốc nướng nóng hổi, hương vị cay nồng của tiêu xanh cứ thoang thoảng làm bạn chỉ muốn ăn ngay.
Thoạt nhìn hình dáng bên ngoài, ốc lác không khác gì ốc bươu, nhưng nhỏ hơn, vỏ có màu hơi đen và có những đường vân dọc thân vỏ. Ốc sống nhiều ở đồng ruộng, ao hồ hay các con lạch nhỏ ở miền Tây. Thịt ốc lác ăn giòn giòn, có vị ngọt, ít nhớt nên được người dân ở đây ưa thích hơn thịt ốc bươu.
Ốc lác là món ăn bình dị nơi đồng ruộng của người dân miền Tây Nam bộ. Ảnh: K.H.
Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, chỉ nên chọn những con ốc lớn hơn ngón tay cái một tí là được. Nếu ốc lớn quá, thịt ốc cứng, nhiều nhớt nên ăn không ngon, ngược lại ốc nhỏ quá, thịt ốc không có vị ngọt. Ốc bắt về, được ngâm trong nước có pha ớt, nước vo gạo… để ốc nhả hết nhớt cũng như bùn đất, sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Video đang HOT
Vị cay nồng của tiêu xanh làm tăng thêm hương vị cho món ăn này. Ảnh: K.H.
Ốc thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đơn giản nhất là luộc chấm nước mắm gừng, hoặc lấy thịt ốc kho với mắm cá sặc và thịt ba rọi, xào sả ớt để ăn với cơm… món nào cũng đem đến cho bạn những hương vị thơm ngon khó tả. Bên cạnh đó, ốc lác kết hợp với tiêu xanh và nướng chín trên bếp than hồng sẽ đem lại cho bạn món ngon rất lạ miệng.
Ăn kèm ốc lác nướng tiêu xanh là chén muối ớt xanh cay xé lưỡi. Ảnh: K.H.
Ốc lác rửa sạch rồi để ráo nước. Ướp với gia vị, bột nêm và tiêu xanh khoảng 15 phút. Sau đó cho ốc lên vỉ và nướng chín trên bếp than hồng. Chỉ nên nướng ốc vừa chín đến, không nên nướng ốc chín quá vì thịt ốc sẽ cứng, mất vị ngọt. Ăn ốc khi còn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của nó. Vị giòn dai của ốc cùng vị cay cay của tiêu xanh tê tê nơi đầu lưỡi làm ai cũng chẳng muốn dừng tay khi thưởng thức.
Theo Vnexpress
Khám phá bún ba miền
Có nhiều loại bún tuy "tên tuổi" không gắn liền với địa phương nhưng khi thưởng thức người ta dễ dàng nhận ra nguồn gốc nhờ hương vị đặc trưng. Những ngày nắng nóng, hãy thử chế biến vài món bún dễ ăn để thay cơm.
Bún bung
Nguyên liệu chính là thịt heo và dọc mùng (còn gọi là bạc hà). Thịt heo có thể dùng sườn non hoặc giò heo hoặc cả hai, rửa sạch, đem ướp với bột nghệ, nước mắm, hạt nêm sau khi để thấm thì xào sơ rồi cho vào nước sôi hầm lửa riu riu đến khi mềm, nếu có đu đủ xanh cắt cục vuông cho vào nồi nước hầm, nước sẽ ngọt hơn. Trong lúc chờ, chuẩn bị thêm giò sống trộn với mộc nhĩ và nấm hương cắt sợi, đừng quên cho ít hành băm nhuyễn và tiêu, khi sườn mềm thì thả mọc vào, mọc nổi lên là chín. Cà chua cắt miếng đem xào sơ rồi đổ vào nước dùng xương, nêm nếm lại gia vị. Dọc mùng tước vỏ, cắt xéo rồi cho ít muối vào vắt nhẹ cho khô nước rồi chần sơ qua nước sôi. Khi ăn, cho dọc mùng, hành ngò lên tô bún, cho nước dùng, mọc, sườn, giò heo vào, dùng nóng với rau ghém. Món bún này bắt nguồn từ miền Bắc.
Bún mắm
Loại bún này mang đặc trưng vùng sông nước Cửu Long. Nước dùng bún mắm không nấu bằng xương mà bằng mắm: mắm sặt và mắm linh. Cho mắm và nước vào nồi, nấu sôi vài dạo cho đến khi thịt mắm rã hết, lược bỏ xác cá và xương, cho nước dùng vào nồi khác. Ngải bún cạo sạch vỏ, giã nát lấy nước cốt, cho vào nồi nước dùng, thêm ít sả, tỏi bằm nhuyễn phi thơm, nêm lại bột ngọt cho vừa ăn. Mực ống cắt khoanh. Cá bông lau rửa sạch. Cà tím cắt miếng dọc. Cho tất cả vào nồi mắm nấu chín. Tôm đất tươi hấp chín, lột bỏ vỏ chừa đuôi. Heo quay cắt miếng. Trụng bún cọng to, xếp tôm và heo quay lên mặt, chan nước dùng. Món này dùng kèm với rau sống, chanh ớt... Tô bún mắm ngon hay không còn nhờ rau ăn kèm để làm cân bằng vị mặn nồng của mắm. Rau thông thường gồm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, bông súng, kèo nèo, lá hẹ, rau đắng, rau húng quế hoặc thêm vài loại rau tùy theo mùa ở địa phương.
Bún suông
Đây cũng là một loại bún ở miền Nam với thành phần chính là chả tôm hình thù "suông đuột" như con đuông, nhiều người đoán đó là lý do món này được gọi là "bún suông". Công đoạn quan trọng nhất khi nấu bún suông là làm chả tôm. Nếu không khéo, chả tôm dễ bị bở, ăn mất ngon. Tôm lựa loại tươi, sau khi lột bỏ vỏ rút chỉ đen đem ướp ít nước mắm ngon. Dùng vải lau tôm thật khô, cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc quết cùng tỏi hành băm. Khi tôm thật mịn, đổ tôm ra tô, thêm tiêu, hạt nêm, bột năng và ít dầu điều cho màu tôm được đẹp, tiếp tục quết cho dai, dùng màng bọc lại rồi để vào tủ lạnh khoảng hai giờ. Hầm xương heo làm nước dùng. Rang đầu và vỏ tôm cho thơm rồi cho vào nước dùng. Khi xương mềm, lược bỏ bã, chỉ lấy nước, bắc lên bếp chờ sôi lại, dùng một túi ni lông cho tôm quết vào, cắt lỗ ở đầu túi rồi nặn tôm vào nồi nước dùng, dài ngắn tùy ý. Tôm chín sẽ nổi lên. Luộc thịt ba rọi, cắt miếng vừa ăn. Chuẩn bị thêm rau ăn kèm gồm xà lách, giá và rau thơm, chanh ớt cắt lát. Khi ăn cho bún vào tô trụng nóng rồi xếp thịt ba rọi lên mặt, chan nước dùng và cho "đuông" vào dùng nóng với rau.
Bún cá ngừ
Đây là món bún đặc trưng miền Trung. Chọn cá thật tươi, sau khi làm sạch, cắt lát cá rồi ướp mắm muối, bột nêm, đường, ớt bột, hành tỏi băm, nước màu và ít dầu ăn. Khi cá thấm, bắc lên bếp đun với lửa riu riu, cá vừa chín tới thì nhấc xuống. Dùng một nồi khác lớn hơn phi tỏi, cho thơm cắt lát, cà chua cắt miếng vào xào mềm, nêm thêm nước mắm và hạt nêm rồi đổ nước đun sôi vào. Thả cá vào và tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho vị ngọt của cá ra hết, nêm lại vừa ăn. Cho bún tươi vào tô, chan nước cá xăm xắp mặt, rắc hành ngò lên, dùng nóng. Dọn kèm rau thơm, xà lách, bắp chuối bào và chén nước mắm ớt thật cay.
Theo Monngonhanoi
Giòn tan bánh rán xứ Thanh Ở Thanh Hóa quê tôi ngoài đặc sản bánh gai, nem chua còn có một món bánh rán mà ai đã ăn một lần rồi sẽ nhớ hương vị thơm, bùi, béo, ngọt giòn tan nơi đầu lưỡi. Vào những dịp đặc biệt như lễ, tết, nhà có thượng khách mẹ tôi hay làm món bánh rán. Một loại bánh làm từ bột...