Ở Sri Lanka, củ nghệ có thể đổi lấy vàng trên thị trường “chợ đen”
Nhu cầu đối với nghệ, một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ở châu Á, tại Sri Lanka đang cao đến mức khó tin. Trên thị trường chợ đen, nghệ có thể đổi lấy vàng.
Ở Sri Lanka, các nhà y tế ca ngợi những lợi ích của nghệ trong việc chống lại virus corona, khiến cho nhu cầu nghệ tăng vọt trong khi nguồn cung hạn chế.
Theo số liệu chính thức, trong năm 2019, người Sri Lanka tiêu thụ khoảng 7.500 tấn nghệ, trong khi đó, quốc gia này chỉ trồng khoảng 2.000 tấn, có nghĩa là nước này chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Vào tháng 12, khoảng một tháng trước khi Sri Lanka ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên, chính phủ mới của Tổng thống Gotabaya Rajapaksha đã cấm nhập khẩu một loạt các loại gia vị – bao gồm quế, gừng, nhục đậu khấu và nghệ – nhằm tăng cường sản xuất trong nước.
Trước đại dịch, khi nghệ chỉ có giá 350 Rupee Sri Lanka (1,9 USD) mỗi kg, song hiện nay giá nghệ đã tăng lên 27 USD/kg – tăng gấp 13 lần.
Một số người sẵn sàng còn sẵn sàng mua với giá cao hơn, 100kg tinh bột nghệ nhập lậu đổi được tới 1kg vàng.
Các nhà chức trách của cả hai quốc gia đã bắt giữ nhiều sản phẩm nghệ trong vài tháng qua trong bối cảnh chiến dịch trấn áp hoạt động buôn lậu ở vùng biển rộng lớn của Vịnh Bengal.
Tại bang Tamil Nadu, Ấn Độ, các nhà chức trách ven biển cho biết họ đã tịch thu 4.685 kg nghệ ở một huyện trong hai tháng qua. Bảy người đã bị giam giữ sau khi thú nhận họ đã cố gắng buôn lậu các túi nghệ bằng thuyền và tàu đánh cá.
Tương tự, Hải quân Sri Lanka đã bắt giữ hơn 7 tấn nghệ nhập lậu từ phía họ cho đến tháng 8. Ngư dân địa phương của cả hai quốc gia được cho là có liên quan đến hoạt động buôn bán ngầm.
Trước đây, các mặt hàng giá cao như vàng, cần sa và hải sâm được buôn lậu bởi các băng đảng khét tiếng nhưng đây là lần đầu tiên đối với một mặt hàng thông thường như nghệ.
R Chinnawamy, giám đốc cảnh sát quận ven biển Nagapattinam, cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường các nỗ lực thu thập thông tin tình báo trong khu vực và tăng cường tuần tra trên biển để hạn chế các hoạt động buôn lậu đang gia tăng nhanh chóng.
Video đang HOT
“Rất khó để bắt được thủ phạm vì nghệ là một sản phẩm được sử dụng phổ biến và không có hạn chế đối với việc di chuyển ở Tamil Nadu. Vì vậy, các đối tượng buôn lậu dễ dàng chuyển gia vị này với số lượng lớn từ vùng trồng nghệ ra các vùng ven biển với lý do tiêu thụ trong nước “, ông nói thêm.
RKV Ravishankar, chủ tịch Hiệp hội các nhà buôn nghệ Erode – một trong những khu vực sản xuất nghệ lớn nhất của Ấn Độ – cho biết, trong những tháng gần đây, nhu cầu về nghệ từ các huyện ven biển tăng bất thường cho thấy điểm đến cuối cùng của họ là Sri Lanka.
Nhu cầu tăng đột biến cũng kéo theo nỗi lo về việc bột nghệ bị pha tạp chất. Các chất bổ sung như bột gạo, bột mì hay thậm chí là bột nhuộm vàng – có thể gây nguy hại cho sức khỏe – được thêm vào nghệ để bán với giá rẻ hơn.
Trong khi đó, ở Sri Lanka, chính phủ kiên quyết giữ lệnh cấm nhập khẩu và thông qua mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng trong nước, bất chấp nạn buôn lậu nghệ tràn lan và thực tế là hàng tấn gia vị bị tịch thu vẫn nằm trên bờ biển phía tây của hòn đảo.
Chính quyền cho biết họ hy vọng Sri Lanka có thể sản xuất tất cả lượng nghệ cần thiết để đáp ứng nhu cầu địa phương vào năm tới
Khẩu trang cúng cô hồn 170.000 đồng/cái gây choáng
Trong tháng 7, nếu như các ngành bất động sản, ô tô, vàng,... chung cảnh ế ẩm thì các cửa hàng vàng mã, đồ cúng,... lại có doanh số phát triển vượt trội.
Tháng 7 âm lịch theo quan niệm truyền thống là tháng cô hồn, người dân thường lên chùa dâng hương, làm cỗ cúng dâng các linh hồn đã khuất, là truyền thống ý nghĩa mang nét văn hóa tâm linh sâu sắc với người Việt và một số quốc gia châu Á.
Phố Hàng Mã ngập tràn các sản phẩm vàng mã là đồ lễ cúng người đã khuất trong tháng "cô hồn"
Thông thường, trong tháng 7 nhiều người sẽ kiêng kỵ làm các việc lớn như khởi công, khai trương, mua nhà đất, ô tô, xe máy, vàng, đồ gia dụng có giá trị,... Do đó, thị trường nói chung luôn chứng kiến sự sụt giảm sức mua từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường chung, trong tháng 7 các cửa hàng vàng mã, đồ cúng,... lại có doanh số phát triển vượt trội.
Nếu như hàng năm, các gia đình thường mua vàng mã, đốt tiền âm, xe, nhà, quần áo,... thì năm nay trong số lễ vật dâng cúng người âm còn có thêm cả khẩu trang.
Với quan niệm "trần sao âm vậy", tại Singapore một cửa hàng vàng mã đã bắt kịp xu hướng rất nhanh khi bày bán khẩu trang bằng giấy để cúng cô hồn.
Khẩu trang giấy cúng tổ tiên tại Singapore có giá 170.000 đồng được nhiều người mua
Những bức ảnh về "khẩu trang dành cho tổ tiên" được một người dân Singapore chia sẻ đã gây sự chú ý không nhỏ đối với cộng đồng mạng nước này.
Được biết, mỗi chiếc khẩu trang giấy có giá không hề rẻ: 170.000 VNĐ nhưng vẫn được khá nhiều người mua về để... cô hồn đeo.
Nhiều người đùa vui rằng "hãy gửi sản phẩm này đến cho ai không chịu đeo khẩu trang ra đường để họ ý thức được nếu không tuân thủ quy định thì sẽ thành người âm ngay" và "nên sản xuất cả điện thoại có cài sẵn "khai báo y tế" cho người âm".
Tại Việt Nam, phóng viên khảo sát các cửa hàng bán đồ hàng mã trên phố Hàng Mã truyền thống cho thấy, có rất nhiều mặt hàng dùng làm lễ cúng cô hồn được bày bán như ngựa, ô tô, ti vi, tủ lạnh, quần áo, giày dép, mũ nón,... tuy nhiên không cửa hàng nào bán khẩu trang giấy.
Tuy nhiên, tại các cửa hàng bán đồ hàng mã trên phố Hàng Mã truyền thống không có mặt hàng này
Bà Nguyễn Thị H. chủ một cửa hàng vàng mã trên phố Hàng Mã cho biết, các sản phẩm truyền thống cửa hàng có đầy đủ nhưng khẩu trang thì không có, các cửa hàng khác cũng không có mặt hàng này.
"Nhiều người mua sắm đồ lễ cúng cho người âm từ đầu tháng 7, nhưng tôi chưa thấy có ai hỏi mặt hàng khẩu trang. Nếu khách hàng cần, chúng tôi sẽ nhận làm bổ sung theo yêu cầu" - bà H. cho hay.
"Nếu khách hàng cần làm đồ lễ riêng, chúng tôi sẽ nhận làm theo yêu cầu" - chủ một cửa hàng cho biết
Tương tự, tại cửa hàng vàng mã đối diện, khi được hỏi về khẩu trang, bà L - chủ cửa hàng cũng vui vẻ nói: "Chỉ những người ở trên trần không ý thức giữ gìn nên mới xảy ra dịch, với những người dưới âm tôi tin là không xảy ra dịch bệnh đâu".
Chủ các cửa hàng bán vàng mã cho biết, năm nào cũng vậy từ đầu tháng 7 đã có nhiều người mua sắm lễ cúng, song chợ tấp nập nhất từ ngày mùng 10 đến ngày 15.
Năm nào cũng vậy, đến tháng 7 âm lịch phố Hàng Mã lại tấp nập từ ngày mùng 10 đến ngày 15
Để chuẩn bị cho những ngày cao điểm, nhiều cửa hàng đã nhập hàng về trước cả tháng.
Với những đơn hàng lớn, được vận chuyển bằng xe tải.
Gần hơn và lấy số lượng ít thì được vận chuyển bằng xe đạp, xe lam.
Giống như nhiều quốc gia châu Á, dịp này, dù đã có những khuyến cáo của chính phủ các nước về việc hạn chế đốt nhưng vàng mã vẫn là mặt hàng bán rất chạy.
Cũng chính vì lẽ đó mà ngay từ đầu tháng 7 âm lịch mặt hàng này đã được bày bán ngập các khu chợ truyền thống trên cả nước.
Vẻ ngoài xấu xí nhìn sợ khiếp vía, những thứ này vẫn được lùng mua giá "ngất ngưởng" Vẻ ngoài gớm ghiếc nhưng cá mao ếch, cầu gai, hải sâm... lại cực kỳ ngon, được lùng mua với giá siêu đắt đỏ. Cá mao ếch Cá mao ếch là cá nước mặn nhưng rất khó đánh bắt bởi chúng sống ở xa bờ, trong hang hốc hoặc khe đá dưới biển. Chúng ăn tạp giun biển, động vật giáp xác, động...