Ở Sài Gòn nhưng lại trót mê bún chả Hà Nội, vợ đảm vào bếp một thoáng đã có bữa ăn thơm ngon chuẩn vị
Nhìn đĩa bún chả chị Hoàng Thùy vào bếp, hội chị em rần rần nhấn “like”, ai cũng muốn nếm thử tay nghề.
Nhắc đến Hà Nội là ta nhớ ngay đến nền ẩm thực lâu đời với các món ngon, đầy hấp dẫn như kem tràng tiền, cốm, bún thang, bún ốc,…và trong đó có cả món bún chả trứ danh.
Chị Hoàng Thùy (sinh năm 1996), sống tại TP.HCM đã trót đem lòng mê mẩn món bún chả này. Mặc dù lê la khá nhiều quán ăn Sài Thành nhưng chị vẫn không tìm được một địa điểm ẩm thực nào có hương vị bún chả chuẩn Hà Nội.
Và thế là “muốn ăn thì lăn vào bếp”, Hoàng Thùy quyết định tự mày mò món ăn này. Với đôi bàn tay khéo léo của chị, thành phẩm ra lò quả thực xuất sắc như ý.
Món bún chả thơm ngon, màu vàng suộm bắt mắt do chính tay chị Hoàng Thùy vào bếp.
Vui mừng “khoe” trên nhóm chuyên về ẩm thực, đĩa bún chả Hà Nội của Hoàng Thùy được chị em tấm tắc khen ngon, màu sắc thu hút. Mọi người đều rần rần thả like, và mong muốn được thưởng thức tay nghề của cô vợ đảm.
“Của ngon không giữ riêng ai”, Hoàng Thùy nhiệt tình chia sẻ bí quyết làm món bún chả do chính chị mày mò.
Được sự đồng ý của chị, chuyên mục Ăn ngon khéo tay xin phép được chia sẻ công thức làm món bún chả thơm ngon bá cháy này.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu:
- 0,5kg thịt nạc vai
Video đang HOT
- 0,5 kg ba chỉ bỏ da
- Gia vị: nước mắm, hành tỏi, tiêu, nước hàng, dầu hào, mật ong (hoặc mật mía), hạt nêm, bột ngọt
- Su hào, cà rốt, đu đủ xanh
- Bún rối, rau sống, rau muống bào rau thơm các loại
Cách làm:
Bước 1:
- Thịt bà chỉ rửa sạch cho vào cối xay xay nhỏ
- Thịt nạc vai thái miếng vừa ăn cho vào tô
- Dùng 1 tô khác cho vào 5 thìa ăn phở dầu hào, 4 thìa nước hàng, 4 thìa mật mía hoặc mật ong, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 2 thìa nước mắm, 2 thìa dầu ăn, hành tỏi băm nhuyễn , tiêu trộn đều. Chia làm 2 phần nước sốt bằng nhau, 1 phần trộn vào thịt vai, 1 phần trộn vào thịt xay.
Bọc màng thực phẩm cất tủ lạnh ít nhất 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị. Nếu có thời gian bạn để khoảng 3 tiếng.
Bước 2: Trong lúc chờ đợi, mọi người làm dưa góp:
- Cà rốt, su hào, đu đủ xanh thái mỏng ngâm muối mặn cho héo và giòn, 15 phút vớt ra xả lại nước lạnh nhiều nước cho bớt mặn, trộn với 2 thìa ăn phở đường, 1 thìa giấm hoặc 1 quả chanh, 1/3 thìa muối ăn (nếu lúc ngâm muối vẫn còn mặn thì không cần thêm muối nhé) cất vào tủ lạnh đến khi dùng
Bước 3: Cách pha chế mắm chấm bún chả.
Bạn cho 10 muỗng canh nước lọc, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh mắm ngon, 2 muỗng canh giấm hoặc chanh. Nấu hôn hợp này đến khi sôi nêm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp (nước mắm chan bún nên bạn nấu nhạt, đừng nấu mặn quá sẽ mất ngon nhé).
- Rau ngâm muối rữa sạch để ráo
- Làm nóng lò nước 170 độ trước 15 phút.
Thịt say bạn vo tròn và ấn dẹp xuống cho vào nướng với nhiệt độ 160-170 độ (tuỳ lò). Sau 10 phút, bạn lấy ra quét 1 lớp dầu ăn, mật ong hoặc mật mía cho thịt lên màu đẹp hơn, và trở mặt làm tương tự tầm 20-30p là thịt chín.
Với thịt vai cũng sẽ nướng như vậy. Nếu các bạn có thời gian và than củi nướng thịt sẽ ngon hơn nhé.
Tất cả đã xong thì sắp xếp rau bún, thịt nướng và chả ra đĩa, sau đó múc nước mắm ra bát cho ít tỏi ớt băm vào thêm ít dưa góp chua và thêm thịt vào bát nước mắm rồi thưởng thức.
Nhìn món bún chả của chị Hoàng Thùy ai cũng muốn thưởng thức ngay!
GÓC TÁC GIẢ
Phan Hoàng Thuỳ sinh năm 1996, hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những chủ bếp có nhiều công thức món ăn ngon miệng, đẹp mắt được các chị em yêu thích. Tâm sự cùng aFamily, Hoàng Thùy cho biết bản thân rất vui khi được chia sẻ công thức những món ăn ngon tới mọi người để các chị em cùng nhau được thoả sức cùng đam mê vào bếp.
Bún chả 3 miền
Có thể nói, bún chả (thịt nướng) là món bún hiện diện ở 3 miền Nam, Trung, Bắc, có cùng cách chế biến và nguyên liệu giống nhau nhưng đặc trưng vùng miền thể hiện lại khác nhau!
Khoảng 15 năm trở lại, bún chả Hà Nội "Nam tiến" tại các tỉnh, thành phố miền Nam, với cách ăn hơi cầu kỳ thể hiện đúng đặc tính của người Bắc. Bún chả Hà Nội có hai loại thịt nướng: vê viên và ba chỉ. Cũng nghi ngút khói là đặc điểm từ nhà bếp của món bún chả, nhưng bún chả Hà Nội chủ lực từ thịt nạc vai bằm nhỏ, vê viên ép dẹp thành hình dạng tròn và nướng với gia vị chỉ có muối, tiêu, bột ngọt, thêm chút nước mắm. Để miếng thịt không bị khô phải ướp với ít dầu hay mỡ. Ngoài ra còn có thịt ba chỉ thái mỏng, ướp gia vị, nướng vàng. Cái tài của người chế biến là làm sao cho thịt không dai, mềm lại có chút xíu độ giòn, trông "mỡ màng", không khô. Thịt đặt trên vỉ hay que xiên và nướng trên than hồng vừa phải mới tạo được độ chín, giòn mềm...
Nước chấm của món bún chả Hà Nội chế biến đơn giản chỉ là nước mắm pha loãng có đường vừa đủ. Đặc biệt đồ chua phải có su hào mới làm nên hương vị. Su hào, đu đủ, cà rốt cắt miếng nhỏ mỏng vừa phải, tất cả nằm trong chén mắm (luôn nóng) và bỏ thịt nướng vào. Cái đặc biệt nữa là rau phải để nguyên lá. Mỗi khay bún chả là một phần ăn gồm: chén nước mắm đã có đồ chua, thịt nướng viên và miếng, đĩa rau sống với các thứ như: xà lách, rau muống chẻ, húng quế, đặc biệt phải có tía tô và kinh giới mới thành mùi vị đặc trưng. Phần ăn đảm bảo no, nên ít người chuộng làm món điểm tâm hay ăn chơi mà chủ yếu ăn trưa hay ăn chiều.
Từ Huế vào Nam xuống tận miền Tây, món bún chả hay còn gọi là bún thịt nướng có chung một kiểu chế biến, mỗi vùng, miền tùy theo yêu cầu người ăn mà tăng thêm nguyên liệu.
Đặc biệt ở Huế, thịt được ướp khá công phu và cầu kỳ, có thêm sả (ớt) và mè trắng. Nước chấm có thể là nước mắm (ớt, tỏi) nhưng cũng có thể được chế biến còn gọi là nước tương. Thịt nướng có thể là thịt heo hay thịt bò. Thịt nạc vai hay thịt ba chỉ thái miếng vừa phải ướp gia vị và nướng. Mùi thơm của sả là đặc trưng riêng của món bún thịt nướng Huế. Đồ chua là củ cải và cà rốt thái sợi ngâm với giấm đường chua chua, ngọt ngọt. Xà lách, rau thơm cắt nhỏ nhưng không phải là rau ghém thái sợi mỏng có thêm dưa leo. Một nhúm rau bên dưới, rồi đến bún và bề mặt gồm có: mỡ hành, thịt nướng, đồ chua, bỏ thêm ít đậu phộng giã dập, tạo cảm giác chưa ăn đã thèm!
Vào đến Nha Trang, tô bún chả có có thêm sự hiện diện của những miếng chả ram. Miếng thịt nướng lúc này không có sả hay mè nhưng vị đậm đà hơn chút xíu và có mùi thơm của hành, tỏi. Cái ngon của tô bún chả ở đây còn quyết định bởi nước chấm hay còn gọi là nước tương. Đây là loại nước chấm đặc biệt của món nem nướng truyền thống vùng Ninh Hòa, Diên Khánh, Nha Trang. Thịt nạc vai và gan heo bằm nhuyễn, tất cả cho vào nồi xào chín, cốm nếp giã nhỏ, trộn đều với ớt, tỏi, đường giã nhuyễn. Trộn tất cả vào nồi thịt đã xào chín, nêm nếm cho vừa mặn mặn, ngót ngót. Nồi nước tương phải sệt sệt bởi hỗn hợp các thứ thịt, gan heo và cốm nếp. Tô bún chả Nha Trang ngoài thịt nướng, chả ram còn có thêm chả lụa, nem chua, ngoài nước tương còn có thêm ít nước mắm ớt tỏi.
Từ Nha Trang vào miền Nam, bún chả phổ biến một kiểu chế biến. Tô bún chả Sài Gòn chỉ có nước mắm ớt, tỏi và cũng các thứ như: thịt nướng, chả ram. Phần đồ chua cũng là củ cải, cà rốt thái sợi, trên mặt tô bún cũng có mỡ hành, đậu phộng.
Lần xuống Kiên Giang, một điểm khá thú vị là món bún chả không ăn bằng tô mà bằng đĩa! Miếng thịt ở đây thường là thịt "cốt lếch" không mỡ, được cắt nhỏ, đặc trưng kiểu thịt nướng dành cho món cơm tấm. Đĩa bún cũng có đậu phộng, đồ chua và ít rau thơm. Tuy nhiên, cái ngon ở đây quyết định bởi miếng thịt mềm, gia vị vừa ăn.
Món ngon Hà Nội giữa Sài Gòn Nem ốc và bún chả có sự kết hợp hương vị truyền thống khéo léo và độc đáo của Hà Nội, giúp cho thực khách Sài Gòn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi thưởng thức. Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và thường xuyên được các du khách quốc tế đánh giá vào...