Ô nhiễm môi trường giảm xuống tại các quốc gia buộc phải phong tỏa vì Covid-19
Sau khi lệnh phong tỏa được áp dụng ở nhiều quốc gia lớn như Anh, Pháp, Trung Quốc hay Australia, mức độ ô nhiễm môi trường đã giảm đáng kể.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, mức ô nhiễm không khí ở nhiều quốc gia đã được cải thiện, đồng thời lỗ hổng tầng ozon ở Nam Cực đang liền lại.
Nguyên nhân là do lượng hóa chất độc hại thải ra từ xe cộ và các hoạt động công nghiệp giảm mạnh trên toàn cầu dưới tác động của lệnh phong tỏa chống Covid-19.
Bầu trời Paris phía sau tháp Eiffel thường có sương mù (bên trái) và quang cảnh thoáng đãng tại tháp Eiffel, sau khi bị phong tỏa vào ngày 13/3 do Covid-19 (Ảnh: Getty Images)
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, nồng độ ô nhiễm không khí ở 2 thành phố Rome và Milan của Italy đã giảm 50%, trong khi đó các cơ quan giám sát chất lượng không khí ở Paris ghi nhận mức giảm ô nhiễm lên tới 30%.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu xác nhận lượng khí thải ở London thấp hơn đáng kể so với tháng 3/2019. Ngoài ra, lượng bụi mịn trong không khí ở Anh đã giảm một nửa.
Bầu trời ở Canary Wharf, London phủ đầy khói bụi vào cuối tháng 2/2019 (bên trái) và hình ảnh buổi sáng trong lành ở Canary Wharf vào ngày 25/3/ 2020. (Ảnh: AP)
Giáo sư Alastair Lewis, Trung tâm khoa học khí quyển Quốc gia (thuộc Đại học York), cho biết đây là kết quả của việc hạn chế các phương tiện giao thông, làm giảm khí thải xe cộ.
Theo ông Lewis, ô nhiễm không khí có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp, cũng như kìm hãm sự phát triển phổi ở trẻ em.
Hiện tại, những quốc gia phong tỏa vì Covid-19, người dân ít phải tiếp xúc với khí thải xe cộ hơn.
“ Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định liệu môi trường cải thiện có bù đắp được các thiệt hại về y tế do Covid-19 gây ra hay không“, ông William Collins, Giáo sư Khí tượng học tại Đại học Reading cho biết.
Video: Tầng ozone có khả năng phục hồi hoàn toàn?
Theo các nhà nghiên cứu, ở Nam Cực lỗ hổng trên tầng ozon đang lành lại và dần làm giảm những tác động trên bán cầu Nam.
Các nhà khoa học cho biết, đây là kết quả việc cắt giảm lượng hóa chất từ các khu vực công nghiệp lớn, trong đó có Trung Quốc.
Trước năm 2000, các luồng khí lưu ở Nam Cực thay đổi đã ảnh hưởng tới lượng mưa và dòng hải lưu ở bán cầu Nam. Dẫn tới việc nhiều quốc qia, trong đó có Australia phải chịu hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cho biết, lỗ thủng tầng ozon bắt đầu lành lại. (Ảnh: PR)
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tại các dòng khí lưu đã ngừng di chuyển về phía Nam, đồng thời lỗ thủng tầng ozon bắt đầu lành lại. Điều này có thể cải thiện tình hình hạn hán ở nhiều nơi trên Trái Đất.
Tuy nhiên, đây có thể chỉ là những cải thiện tạm thời trong thời gian nhiều nước trên thế giới đang phải phong tỏa vì đại dịch Covid-19.
TRẦN TRANG
Chủ ở nhà tránh dịch, cún cưng đi dạo cùng máy bay không người lái
Một cư dân ở Cộng hòa Síp đã nảy ra sáng kiến dùng thiết bị bay không người lái dắt chó đi dạo, khi các con đường bị phong tỏa trong mùa dịch Covid-19.
Hồng Anh
Ấn tượng và độc đáo khi dùng cà kheo câu cá, của ngư dân quốc đảo Sri Lanka Ngồi trên cà kheo để câu cá là phương pháp đánh cá độc đáo của quốc đảo Sri Lanka, ngoài khơi bờ biển Ấn Độ của Ấn Độ Dương. Ngư dân ngồi trên thanh cây ngang ( petta) buộc vào cột dọc cắm trên cát cách bờ biển vài mét. Ngồi trên cao, ngư dân thả dây xuống câu cá. Mặc dù cách...