Ở đây dân lên núi Cấm tìm thứ cây dây leo, củ, quả hình thù kỳ dị này mang về để làm gì?
Bảy Núi (An Giang) được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Theo chân “đội quân” thiện nguyện
Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm.
Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.
Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”.
Muốn lấy được nguồn dược liệu, “đội quân” hái thuốc phải leo trèo lên ngọn cây cổ thụ cao, chặt từng đoạn đem xuống. Anh Nguyễn Văn Ấm (40 tuổi) được mệnh danh là “vượn rừng”, bởi có biệt tài leo cây hái thuốc rất “cự phách”.
“Có những cây cao hàng chục mét chỉ cần cột sợ dây thừng ngang thắt lưng là Ấm leo thoăn thoắt. Những dây huyết rồng sống bám cả trăm năm trên cây cổ thụ được chặt đem xuống gọn gàng. Nhiều lúc đi vào rừng lạc đường, cả nhóm phải nhờ Ấm chọn những cây cổ thụ cao nhất để nhắm hướng mới tìm đường thoát ra được” – Hai Tùng nói.
“Đội quân” tầm dược này đã hình thành cách nay hơn 20 năm, với những cảnh đời khác nhau nhưng có cái tâm thiện nguyện. Thời điểm nào nhà thuốc cần nguồn dược, mọi người tạm gác chuyện làm ăn, cùng nhau lên núi, băng rừng hái thuốc.
Ông Cao Văn Thum (70 tuổi, ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết, mỗi lần nghe “đội quân” hái thuốc tổ chức đi xa, ông Thum hăng hái tham gia. Đó là cách để sẻ chia tấm lòng thiện nguyện đối với bệnh nhân nghèo.
“Quan trọng, mình phải sống lạc quan, yêu đời thì dù khó khăn thế nào sẽ vượt qua, không cần đợi đến giàu mình mới tham gia từ thiện cùng bà con” – ông Thum chia sẻ.
Vừa sưu tầm, vừa bảo tồn
Video đang HOT
Đến hẹn lại lên, khoảng mùng 5 tháng 5 (âm lịch) thì “đội quân” hái thuốc do ông Tùng tập hợp từ 60-70 người đi khắp nơi tìm dược liệu. Chuyến đi hái thuốc thường kéo dài cả tháng, do đó họ mang theo dụng cụ nấu ăn.
“Đi tới đâu, nấu ăn tới đó. Mỗi người hỗ trợ một tay. Làm riết thành quen. Sưu tầm dược liệu tuy vất vả nhưng vui. Những chuyến đi trải nghiệm trong rừng sâu nhọc nhằn mới thấy được giá trị quý báu của cuộc sống” – ông Tùng phấn khởi nói.
Mặc dù đi sưu tầm dược nhiều như vậy, nhưng anh em trong “đội quân” hái thuốc rất ý thức việc bảo tồn nguồn dược liệu, bởi chúng đang “cạn” dần.
Trước đây, vùng Bảy Núi nói chung và núi Cấm nói riêng được biết đến là “kho” dược liệu tự nhiên. Thế nhưng, hiện nay do tình trạng khai thác quá mức nên nguồn dược ở đây cạn dần theo thời gian.
Vùng Bảy Núi có khoảng 650 loài dược liệu. Trong đó, núi Cấm có khoảng 300 loài, mang dược tính cao, điều trị rất công hiệu đối với nhiều loại bệnh. Dược liệu Bảy Núi không những được bày bán ở địa phương mà còn được trao đổi và lưu hành trong cả nước.
Từ những kinh nghiệm sử dụng phong phú, các lương y đã đúc kết được nhiều bài thuốc tâm đắc trong việc trị bệnh cứu người. Từng tiếp xúc với ông Nguyễn Thiện Chung (lương y xứ núi Tịnh Biên) rất am hiểu về sự sinh trưởng của các loài sơn dược ở đây.
Theo ông Chung, hiện nay ở vùng Bảy Núi cây thảo dược bị người dân đào quá mức. Hàng loạt nguồn dược liệu quý có nguy cơ bị tuyệt chủng. Điển hình như: cây mướp gai, cây thiên niên kiện, ba kích, bí kỳ nam, chỉ sát, thần sạ hương, cây gió lửa, hoàng đằng, ngải móng trâu, bách bộ, thiên môn… tại khu vực núi Cấm hầu như không còn nữa.
Giờ đây, “kho” sơn dược vùng Bảy Núi “cạn” dần theo thời gian. Giờ đã đến lúc người dân, doanh nghiệp cũng như các nhà chuyên môn phải chung tay bảo tồn các loài thuốc quý từng tồn tại nơi đây.
Những năm gần đây, ông Chung đã trồng hơn 130 loại dược liệu quý dưới tán rừng 3ha. Bước vào khu vực nhà ông, chỗ nào cũng trồng loại thuốc quý, trên cây lẫn dưới mặt đất.
Ông Chung bày tỏ: “Mấy năm nay, tui trồng gừng gió, nghệ xà cừ, ngải sậy. Ngoài ra, tui còn dốc công sưu tầm trồng lại những cây dược liệu mất giống vốn hiện hữu ở vùng Bảy Núi”.
Ở vồ Ông Bướm, mảnh rừng của gia đình ông Út Tươi (85 tuổi) trồng bảo tồn được dây huyết rồng và cây quỹ kiến sầu hàng chục năm tuổi, góp phần duy trì được nguồn gien quý hiếm ở chốn non cao này.
Theo bà con sống lâu năm trên núi Cấm cho hay, dọc theo các con đường mòn qua các vồ, điện, có nhiều điểm bày bán sơn dược cho du khách. Do đó, nguồn dược liệu bị khai thác theo kiểu triệt hạ từ cây cho đến gốc.
“Các loài thuốc quý như: hà thủ ô đỏ, mạch môn, dẻ quạt, tam thất, ba gạc, sâm cau, bướm bạc, bạch phấn trấn… dường như hiếm gặp. Hiện nay, bên vồ Thiên Tuế, người ta trồng dược liệu để bảo tồn rất nhiều” – Út Tươi chậm rãi nói.
Chiều buông! Rừng núi Cấm khuất mờ trong mây. Chúng tôi nhanh chân “tuột dốc” cũng là lúc “đội quân” hái thuốc hối hả mang dược liệu xuống núi sau những ngày gian truân, vất vả.
Trên đỉnh Ba Thê...
Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình. Không cao như núi Cấm, không có nhiều công trình được đầu tư quy mô nhưng núi Ba Thê sẽ khiến những 'tín đồ' xê dịch thích thú với vẻ hoang sơ hùng vĩ với những câu chuyện huyền bí, đôi khi vẫn còn là ẩn số với người dân nơi đây!
Cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 40km, núi Ba Thê hiện ra xanh ngút ngàn, nằm vững chãi, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Đây là một trái núi trong cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn, đó là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc.
Núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m, chu vi khoảng 4.220m2, nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được tu sửa để phục vụ du lịch. Đường dài chừng 2km, tráng xi-măng phục vụ nhu cầu du lịch và đi lại của người dân địa phương.
Để lên núi có thể đi xe gắn máy hoặc đi bộ. Tôi chọn cho mình cách thứ nhất là đi xe lên để có thể tham quan trọn vẹn những địa điểm tâm linh, thu hút khá đông khách hành hương vào những ngày lễ, Tết.
Rất may, tôi được anh Quang Chính - người địa phương khá am tường về đường đi, nước bước trên núi Ba Thê là "hướng dẫn viên du lịch" nên rất hào hứng. Vậy, cái đẹp trên đỉnh núi Ba Thê là gì, câu chuyện ly kỳ, huyền bí từ đâu...?
Đường lên núi Ba Thê
Theo người đồng hành cùng tôi thì, núi Ba Thê có 2 đỉnh, dân gian thường gọi là: chót ông Tà và chót Sơn Tiên. Mất độ 10 phút để đi xe đến 2 điểm tham quan ấy. Như đã giới thiệu, đoạn đường khá dễ đi, dốc không quá cao, đôi khi chỉ là những khúc cua nối tiếp nhau như "thử" tay lái của "tài xế".
Càng lên cao, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự trong lành, ưu ái của thiên nhiên dành cho núi Ba Thê. Khí hậu mát mẻ với cây cối xanh um nối nhau chạy tít tắp lên đến đỉnh núi. Xen lẫn là những khối đá với nhiều hình thù, to nhỏ khác nhau như tô điểm thêm sự huyền bí của núi rừng.
Lên được giữa núi, tai chúng tôi bị ù rất nhiều, ai không quen leo núi có lẽ sẽ hơi giật mình, lo sợ. Nhưng đó là hiện tượng rất bình thường và sẽ hết khi chúng ta lên đến đỉnh núi.
Dấu tích của bàn chân Tiên
Điểm đầu tiên chúng tôi ghé chiêm ngưỡng là Sơn Tiên tự (chùa Sơn Tiên). Một ngôi chùa nhỏ, khá khiêm tốn, cao chót vót trên đỉnh núi. 4 mặt chùa thoáng đãng, giáp với không gian rộng lớn, mênh mông của đất trời, dù đứng ở sân chùa nhưng gió cứ tăm tắp vào mặt, một cảm giác thật thích thú với những ai muốn tìm về thiên nhiên.
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8m. Cũng ở sân chùa, có vết tích một bàn chân Tiên trên 1 phiến đá cao. Dân gian tương truyền, đây là bàn chân Tiên, cụ thể là bàn chân trái, nhìn kỹ có thể nhận ra cả các ngón chân.
Còn bàn chân Tiên bên phải thì nằm cách đó khá xa, trên đỉnh núi Sập (Thoại Sơn). Sự kỳ diệu, thú vị về dấu tích 2 bàn chân Tiên ở 2 ngọn núi của Thoại Sơn cũng là câu chuyện rất dài, thu hút không ít du khách tham quan, chiêm ngắm.
Phóng tầm mắt xa xuống chân núi là những mái nhà nhỏ xinh, xen lẫn màu xanh mạ non của những thửa ruộng bạt ngàn, một phong cảnh thật hùng vĩ. Đã có nhiều đoàn khách tìm đến đây rồi yêu mến cảnh đẹp nơi này mà nghỉ lại qua đêm để tìm về chính mình trong cái tịnh của thiên nhiên.
Tượng Phật Quan Âm uy nghiêm ở Sơn Tiên tự
Chia tay Sơn Tiên tự, tôi được dẫn đi chiêm ngắm những địa điểm khác cũng khá thú vị. Phía Bắc của núi là các danh thắng khác như: hang Ông Hổ, Linh Sơn tự, Thạch Đại Đao (một phiến đá giống cây đao lớn), chót Ông Tà hay hang Chơn Thiện.
Ngược xuống núi, cách Sơn Tiên tự không xa chính là hang Ông Hổ. Người dân ở đây truyền rằng, xưa kia, trong hang ấy có 1 con hổ vằn 3 chân sinh sống. Thỉnh thoảng, có người gặp nó xuất hiện nhưng rất hiền lành, chưa bao giờ làm hại ai. Lâu sau đó, người ta không gặp lại con hổ ấy nữa, cũng không ai biết hổ đã đi đâu nên lập 1 bàn thờ, khắc tượng hổ ngay tại hang trước kia nó ở.
Rẽ sang hướng khác, chạy chừng vài trăm mét, Thạch Đại Đao là nơi chúng tôi dừng chân. Cũng lại là câu chuyện ly kỳ xoay quanh cây Thạch Đại Đao ấy. Cách đây không lâu, giữa 1 đêm mưa gió, sấm sét dữ dội, 1 một phiến đá giống cây đao lớn xuất hiện. Nhưng đến sáng, người dân mới phát hiện, sự hiếu kỳ đã thu hút rất nhiều người đến xem. Rồi phiến đá ấy được kéo lên, đặt trang nghiêm ở trên cao để thờ phượng. Cái tên Thạch Đại Đao cũng là từ đó.
Thạch Đại Đao
Sách Gia Định thành thông chí của danh thần Trịnh Hoài Đức có chép: "Ba Thê sơn, cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, cách phía tây bến Thoại Hà 18 dặm rưỡi, 3 ngọn vươn xanh chập chùng cổ thụ tươi mát, cấm dân không được chặt.
Mặt trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Thoại Ngọc Hầu nhân đó đào cho thông ra, rộng 20 tầm để cho thuyền bè đi lại. Người Cao Miên ở theo triền núi và đường rừng, họ vừa sống bằng nghề săn bắn ở núi, lại còn câu cá ở ao chằm, thu được 2 mối lợi".
Để nói hết vẻ đẹp của núi Ba Thê có lẽ sẽ còn rất nhiều. Tôi xin dừng bút tại đây để các bạn tự mình khám phá những thú vị ấy trong hành trình của riêng mình!
Kỳ lạ rùa bạch tạng cực giống rồng lửa Có những chú rùa bạch tạng kỳ dị. Chúng mắc bệnh bạch tạng nhưng lại không có màu trắng, đôi khi, chúng có màu đỏ. Điều này khiến những con rùa bạch tạng trông giống như những con rồng lửa nhỏ Động vật bạch tạng rất hấp dẫn, cũng rất nổi bật. Nhắc đến bạch tạng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những...