Nước ối trong cơ thể mẹ bầu bắt nguồn từ đâu? Nhiều người sẽ choáng khi biết câu trả lời
Trong thời kỳ mang thai, nước ối được ví như như một màng chắn tự nhiên, duy trì môi trường trong tử cung và sự an toàn của thai nhi.
Quá trình sinh sản là một điều thiêng liêng và bí ẩn. Trong quá trình này, một quả trứng nhỏ được thụ tinh phát triển từ thành một em bé với chiều dài 50cm. Trong thời kỳ mang thai, nước ối được ví như một màng chắn tự nhiên, duy trì môi trường trong tử cung và sự an toàn của thai nhi.
Lượng nước ối của thai phụ sẽ tăng lên theo giai đoạn thai kỳ. Ở tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ, khi thận của thai nhi có chức năng bài tiết, bé sẽ đi tiểu trong bụng mẹ. Đây cũng chính là nguồn cung cấp nước ối. Nhiều bà mẹ thấy bất ngờ về điều này. Nhưng thực tế, thai nhi chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ trong quá trình mang thai. Phân của bé lúc này sẽ rất sạch và không làm bẩn nước ối.
Nguồn gốc, thành phần của nước ối
Sau khi mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố và môi trường tử cung nên nước ối được hình thành. Có rất ít nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên, nước ối được tạo thành bởi huyết tương phôi thai.
Với sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai, nước tiểu do em bé bài tiết ra tạo thành nguồn nước ối chính. Ngoài ra nhau thai và dây rốn cũng tham gia vào quá trình cung cấp nước ối. Nước ối mang đến môi trường dễ chịu cho thai nhi và mẹ. Nước ối giúp thai nhi trong bị tác động bởi thế giới bên ngoài đồng thời làm giảm bớt giảm giác khó chịu của người mẹ.
Cụ thể, thành phần của nước ối bao gồm hai phần:
Video đang HOT
1. Đầu thai kỳ: dịch lọc huyết tương phôi;
2. Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ: Nước trong bào thai rỉ ra qua da và hòa vào nước ối cùng với phân
Nước ối mang nhiều lợi ích nhưng không cần quá nhiều cũng như quá ít
Nước ối quá nhiều
Tình trạng này nước ối quá nhiều (đa ối) sẽ khiến tử cung to lên bất thường, đồng thời áp lực lên các chi dưới cũng tăng lên. Tử cung to ra cũng sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể thai phụ. Phụ nữ mang thai bị đa ối sẽ gặp các vấn đề như tim đập nhanh, khó thở, khó tiêu. Ngoài ra, tình trạng đa ối cũng có thể gây suy kiệt cơ thể khi sinh nở, thậm chí xuất huyết sau sinh.
Thiếu nước ối
Tình trạng thai nhi bị dị tật thận bẩm sinh sẽ gây ra thiểu ối ở mẹ. Ngoài ra, không thể loại trừ trường hợp thai phụ bị dị tật do cơ địa như chức năng nhau thai không hoàn thiện. Khi khám thai, nếu thấy thiếu ối, thai phụ cần bổ sung nước hợp lý, uống thêm nước canh, cháo.
Nước ối quá nhiều hoặc quá ít sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến số lượng, chất lượng nước ối khi mang thai. Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu hãy cẩn thận, tránh va đập vào bụng, để tránh gây vỡ ối sớm. Nếu nước ối quá nhiều, em bé cũng có thể bị ngạt thở. Khi gặp trường hợp khẩn cấp như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tiếp tục nằm nghỉ, tìm vật gì đó nâng mông lên, cố gắng đừng để nước ối chảy ra ngoài và nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sỹ.
Để thai quá 28 ngày vì sợ mẹ chồng mắng, bà bầu vào phòng mổ bác sĩ phải che mũi
Nhiều người thường nói rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi ngoài 10 ngày, nên khi tới ngày dự sinh mà không có dấu hiệu gì, người mẹ này đã ung dung ở nhà, mãi tới 28 ngày sau mới tới bệnh viện.
Chị Trần (38 tuổi, sống ở Trung Quốc) có một cô con gái 10 tuổi rất xinh xắn nhưng học lực không được tốt. Chính vì vậy mà chị Trần thường xuyên bị mẹ chồng đay nghiến rằng do bé gái bị sinh non nên không được thông minh, ngốc nghếch hơn người khác.
Khi mang thai đứa con thứ 2, chị Trần đã tin tưởng lời mẹ chồng nói, cho rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi bên ngoài 10 ngày. Do đó, khi đã tới ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ, chị Trần vẫn ung dung ở nhà, chắc mẩm để con trong bụng càng lâu càng tốt.
28 ngày sau ngày dự sinh, chị Trần bị đau bụng dữ dội. Lo lắng có chuyện chẳng lành, mẹ chồng chị Trần đã vội vàng tìm xe, đưa chị tới bệnh viện thăm khám. Khi mổ lấy thai, bác sĩ suýt ngất khi nhìn vào bên trong, bởi lẽ nước ối của chị Trần đục và có mùi hôi, thai nhi bị thiếu oxy nghiêm trọng, nhưng may mắn được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng.
Khi mổ lấy thai cho chị Trần, bác sĩ vô cùng hoảng hốt khi thấy nước ối của chị bị đục và có mùi hôi.
Trước thông báo của bác sĩ, chị Trần bức xúc hỏi: " Không phải người ta nói rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi bên ngoài 10 ngày sao? Làm sao lại xảy ra chuyện đó được?". Khi nghe chị Trần nói vậy, bác sĩ vô cùng hoảng hốt và giải thích kỹ càng nguyên nhân cho chị hiểu rõ.
Thai nhi không được để trong bụng quá 42 tuần
Nếu sinh từ 42 tuần trở lên là trẻ sinh già tháng, lúc này nước ối dễ bị đục, bánh nhau dễ bị vôi hóa, thai to, khả năng thiếu oxy trong tử cung rất cao, thai nhi dễ gặp nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ không nên sinh con sau 42 tuần thai kỳ.
Tuy nhiên, thời điểm sinh con sớm nhất cũng có giới hạn. Nếu mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì thì không nên sinh con trước 37 tuần. Bởi lẽ sinh con ở tuần thứ 37 thai kỳ, đứa trẻ đó đã bị tính là sinh non.
Vào thời điểm đó, sự phát triển của các cơ quan chưa thực sự hoàn thiện. Mặc dù tỷ lệ sống sót sau sinh của thai nhi 37 tuần cao nhưng khả năng thích nghi và sức đề kháng không tốt bằng trẻ sinh đủ tháng.
Vì vậy, dù là sinh mổ hay sinh thường, tốt nhất thai nhi nên được sinh ra trong khoảng từ 37 đến 42 tuần thai kỳ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi ở khoảng thời gian này về cơ bản là giống nhau, không có quá nhiều sự khác biệt.
Trẻ sinh ra từ tuần 37-42 thai kỳ về cơ bản là giống nhau. (Ảnh minh họa)
Sự khác biệt giữa trẻ sinh trước ngày dự sinh và sau ngày dự sinh
Trẻ chào đời ở tuần 37-42 thai kỳ theo phương pháp sinh thường thì sự phát triển của trẻ đều như nhau. Sự khác biệt giữa trẻ sinh trước và sau ngày dự sinh chỉ xảy ra khi thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe, buộc phải sinh mổ.
Lấy ví dụ so sánh giữa giữa hai đứa trẻ chào đời theo phương pháp sinh mổ, một bé ở tuần 37, bé còn lại ở tuần 41. Chắc chắn rằng bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ ở tuần 41 sẽ nặng cân hơn, ít bị vàng da hơn, sự phát triển ở giai đoạn sau (như ngóc đầu lên, lật, bò,...) cũng nhanh hơn so với bé sinh ở tuần 37.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có những điểm riêng biệt, chiều cao và cân nặng cũng không giống nhau. Vì vậy, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng, miễn là con yêu có thể chào đời trong giới hạn bình thường.
Mẹ trẻ suýt mất mạng trên bàn đẻ, được cấp cứu xong nằng nặc đòi bỏ chồng Tỉnh dậy sau ca sinh, bà mẹ trẻ đã nói với gia đình về chuyện ly hôn khiến bố mẹ hai bên đều bất ngờ. Đối mặt với ca sinh nở, người phụ nữ không chỉ phải chịu đựng cơn đau về thể xác, tâm lý sợ hãi và đôi khi còn đối mặt với "cửa tử" trong những biến chứng nguy hiểm...