Nữ tiến sĩ trẻ dấn thân vì khoa học
Năm 2021 là năm thành công ‘kép’ của Đại úy, TS Nguyễn Thị Thúy Linh, 31 tuổi, giảng viên Khoa Tài chính, Học viện Hậu cần.
Bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 31, Linh là một trong những gương mặt nữ tiến sĩ trẻ tuổi nhất của học viện.
Kế tiếp thành công ấy, Linh đoạt giải nhì Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 21 với đề tài: “Giải pháp tài chính trong thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP)-Bộ Quốc phòng”. Bận rộn với công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), giảng dạy, thế nhưng hoạt động phong trào nào của học viện, Linh cũng nhiệt tình tham gia. Gương mặt sáng, nụ cười rạng rỡ, thông minh, lại đàn hay, múa giỏi, nguồn năng lượng dường như không bao giờ tắt trong cô giáo trẻ.
Đại úy Nguyễn Thị Thúy Linh. Ảnh: LÊ HỒNG
Năm 2012, Nguyễn Thị Thúy Linh tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương. Trong khi bạn bè cùng trang lứa chọn vào các ngân hàng, doanh nghiệp thì Linh khát khao được mang trên mình bộ quân phục Bộ đội Cụ Hồ. Sau nhiều cố gắng, năm 2017, Linh vinh dự trở thành giảng viên Khoa Tài chính, Học viện Hậu cần. Cũng như mỗi cán bộ, giảng viên trong môi trường quân ngũ, Linh phải nỗ lực không ngừng.
Gắn nhà trường với đơn vị, để đổi mới phương pháp dạy học, gắn với từng đối tượng học viên, Linh luôn tìm tòi nghiên cứu soạn giáo án, bài giảng, cập nhật kiến thức mới vào bài giảng. Nhờ đó, Linh được Khoa Tài chính tin tưởng giao bài giảng dạy cho các đối tượng học viên từ đại học đến cao học, nghiên cứu sinh. Trước nhiều học viên lớn tuổi hơn, cô giáo trẻ luôn có những bài giảng lôi cuốn, ấn tượng, giúp học viên đạt kết quả tốt.
Video đang HOT
Nói về quyết định chọn đề tài: “Giải pháp tài chính trong thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục CNQP-Bộ Quốc phòng” tham dự Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 21, Linh cho biết: “Tôi muốn góp một phần sức lực nhỏ bé vào sự phát triển chung của quân đội”. Với đề xuất 5 nhóm giải pháp tài chính trong thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục CNQP, đề tài của Linh được hội đồng chuyên ngành đánh giá cao vì có ý nghĩa thực tiễn và tính hiệu quả khi áp dụng thành công.
Điều ít ai biết, đằng sau những quả ngọt ấy là mồ hôi của những ngày vất vả học hành, nghiên cứu, những đêm miệt mài trăn trở bên trang giấy. Hai con còn nhỏ, bố mẹ hai bên nội ngoại đều ở xa, chồng cũng là quân nhân bận bịu với những ca trực ở đơn vị. Nhưng vượt lên tất cả, Linh đã thể hiện bản lĩnh của một người phụ nữ trẻ, vươn lên không quản ngại khó khăn, thách thức. Linh tâm sự: “Phụ nữ làm NCKH rất vất vả nhưng bù lại, tôi được gia đình ủng hộ, đó là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trong chặng đường dài phía trước”.
Trung tá Lê Thị Thanh Hồng, Trợ lý Công đoàn-phụ nữ Học viện Hậu cần cho biết thêm: “Linh là tấm gương chịu thương chịu khó, luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Năm 2020, Linh vinh dự được tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương”. Đây là giải thưởng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao tặng vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, dành cho các giáo viên, giảng viên đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy, NCKH, dấn thân cống hiến cho xã hội, sống gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên. Linh là một trong số 99 nhà giáo trẻ tiêu biểu toàn quốc và là một trong những giảng viên đầu tiên trong quân đội vinh dự nhận giải thưởng cao quý này”.
Tháng 3-2022, Linh được Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng vinh danh “Phụ nữ quân đội tiêu biểu giai đoạn 2012-2022″. Thành quả ấy là kết quả của quá trình đam mê, nhiệt huyết, luôn cháy hết mình trong NCKH, giảng dạy của cô giáo trẻ với sự nghiệp giáo dục-đào tạo cán bộ hậu cần “vừa hồng, vừa chuyên”.
Nghe 3 câu con thường nói, cha mẹ cần uốn nắn kịp thời
Trí tuệ cảm xúc của trẻ thể hiện qua những lời nói hàng ngày.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ có chỉ số EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc) cao luôn cảm thấy hạnh phúc, duy trì được năng lượng tích cực. Chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ chiếm 20% yếu tố thành công của mỗi người, 80% còn lại được quyết định bởi chỉ số EQ.
Và cách giúp trẻ nâng cao chỉ số EQ chính là việc được sống trong một gia đình hòa thuận, cha mẹ có phương pháp giáo dục khoa học. Có những đứa trẻ chỉ số EQ thấp nhưng hoàn toàn cải thiện được nếu cha mẹ quan tâm và có biện pháp phù hợp. Dưới đây là những câu nói thể hiện trí tuệ cảm xúc của trẻ thấp, các bậc phụ huynh nên tham khảo để có cách nuôi dạy con tốt hơn.
Sự phát triển về thể chất và tinh thần của mỗi người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố lớn nhất là gia đình.
1. Con không quan tâm, con chỉ muốn...
Những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều với lý do vì còn nhỏ hoặc là con một có thể thường xuyên nói câu này. Vì được bao bọc, chở che nên trẻ không quan tâm đến cảm xúc của người khác, không biết tính toán mức độ phù hợp mà luôn làm theo ý mình. Thậm chí, khi không thỏa mãn mong muốn, trẻ sẽ ăn vạ, gào khóc hoặc có những hành động tiêu cực như quát mắng người khác, đập phá đồ đạc,...
Ảnh minh họa.
Những đứa trẻ được chiều chuộng và nhún nhường quá mức cho phép vô tình nảy sinh tính cách kiêu ngạo, ích kỷ, độc đoán. Tất nhiên không ai muốn kết giao làm bạn hay hợp tác trong công việc với những người này. Vì vậy, khi thấy con mình thường xuyên bày tỏ: "Con không quan tâm, con chỉ muốn...", cha mẹ nên uốn nắn ngay lập tức để rèn cho con tính cách tốt. Chẳng hạn như cha mẹ nên đưa con đến những nơi đông người, môi trường tập thể để con học cách sẻ chia với mọi người xung quanh.
2. Con không thể làm được, xin hãy giúp đỡ con!
Khi không giải được bài toán khó, không xây dựng được bố cục một bài văn hay đơn giản là không lắp ráp được lego, nhiều đứa trẻ thường "cầu cứu" cha mẹ hoặc những người xung quanh: "Con không thể làm được, xin hãy giúp đỡ con!". Và hầu như chẳng ai nỡ lòng từ chối. Trong mắt những đứa trẻ, người lớn là "siêu anh hùng", có thể giải quyết mọi việc.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên giúp đỡ trẻ ngay lập tức. Bởi nếu được giúp đỡ dễ dàng, trẻ sẽ tiếp tục nhờ vả vào những lần sau. Điều này khiến trẻ mất khả năng tự lập, không chịu tư duy, luôn trông cậy vào người khác và dễ bỏ cuộc giữa chừng.
Ảnh minh họa
Khi thấy con thường xuyên nhờ cậy, cha mẹ không nên giải đáp ngay. Hãy đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp con tư duy tìm cách giải quyết vấn đề. Khi đã làm được sẽ khiến trẻ cực kỳ thích thú, hào hứng và tự hào về bản thân. Trẻ sẽ có động lực thực hiện những việc tiếp theo. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên dành lời khen ngợi cổ vũ tinh thần con.
3. Mọi thứ đều là của con, con không cho phép ai động vào
Những đứa trẻ thường xuyên nói câu này có nguy cơ hình thành tính cách không tốt như độc đoán, ích kỷ. Trẻ coi mình là trung tâm và muốn bản thân hưởng lợi nhiều nhất. Những đứa trẻ này dù có thông minh đến đâu cũng khó suôn sẻ trên đường đời, ít bạn bè thân thiết, không có nhiều mối quan hệ.
Vì vậy, khi thấy trẻ thường xuyên nói câu này, cha mẹ nên bồi dưỡng tâm hồn con bằng những hành động và lời nói hàng ngày. Chẳng hạn như cha mẹ hãy thủ thỉ khuyên nhủ con về sự bao dung trong cuộc sống, đọc cho con nghe những câu chuyện nhân văn vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Cha mẹ cũng nên đưa con đến nơi đông người và dạy con cách nhường nhịn, cách chờ người khác lấy đồ, cách xếp hàng khi thanh toán để con có những bài học thực tế, gần gũi nhất.
Lý giải tên gọi lạ của Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ - với một tên gọi khác biệt so với các trường đào tạo khối ngành Sức khoẻ hiện nay sẽ là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM. Hội đồng thẩm định đề án thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe họp phiên ngày 26.9.2020. Ảnh: Phương Thanh Phó...