Nữ sinh Vân Kiều từ bản làng đến Học viện Ngoại giao
Vượt qua những khó khăn cách trở của địa hình miền núi và điều kiện kinh tế gia đình, nữ sinh Bru – Vân Kiều Hồ Thị Út (xã Đakrông, H.Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trở thành tân sinh viên ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao. Với Út, đó là cả một hành trình đầy nỗ lực…
Hai lần vượt “núi” đến trường
Sinh ra và lớn lên ở miền núi, chuyện vượt núi với Hồ Thị Út không có gì lạ. Nhưng đường đến trường của Út lại có nhiều ngọn “núi” vô hình khác ngăn trở. “Năm lên lớp 10, em quyết định về Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh để học. Hồi ấy, phần nhiều bạn bè của em đều ở nhà làm nương rẫy rồi lần lượt theo chồng. Nhìn các anh, chị rất vất vả khi nghỉ học, quanh năm quẩn quanh với núi rừng nên em không muốn lặp lại con đường đó. Ba mẹ thấy em đi học xa cũng băn khoăn, nên cứ khuyên em ở nhà. Em phải thuyết phục mãi ba mẹ mới đồng ý cho đi học”, Út nhớ lại.
Những giờ nghỉ học, Hồ Thị Út tranh thủ lao động phụ giúp gia đình
Về thị xã để học, bạn bè ở miền xuôi nỗ lực một thì Út phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba để theo kịp. Dù nhà chỉ cách trường tầm 50km nhưng vì nghèo, mỗi lần về ba mẹ lại lo lắng nên hai tháng Út mới về thăm nhà một lần. Kết quả học tập ba năm THPT của Út luôn đạt khá, giỏi. Không chỉ vậy, Út còn đạt giải khuyến khích môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020 – 2021 và nhận được nhiều học bổng khuyến khích học tập.
Video đang HOT
Cứ nghĩ vượt “núi” một lần, đoạn đường sau sẽ đỡ gian nan hơn nhưng không phải vậy. Hơn một tháng trước, khi nhận tin đỗ vào Học viện Ngoại giao, Út vừa vui vừa lo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ lại mất sức lao động nên khuyên Út dừng việc học, đi kiếm việc làm để trang trải cuộc sống. Út hiểu nỗi lo đó nhưng vẫn rất muốn được đến trường.
“Em thuyết phục ba mẹ mãi, tìm đủ mọi cách và cuối cùng đã nhận được cái gật đầu của ba mẹ”, Út nói. Ngồi cạnh con, bà Pỉ Cường bộc bạch: “Nhìn cháu quyết tâm đi học nên cũng thương và bàn với anh chị cháu chạy vạy vay mượn để cho cháu đóng học phí. Trước mắt chỉ tính vậy, còn chuyện ra Hà Nội để học trực tiếp thì tới đâu ráng tới đó”.
Ước mơ chung tay xây dựng bản làng
Ở miền núi quê Út, nhiều em gái lấy chồng từ rất sớm. Út kể: “Buồn nhất là nhiều bạn vừa nghỉ học được một thời gian lại đi lấy chồng, nhiều bạn tảo hôn. Ai cũng loay hoay trong bài toán áo cơm mà tương lai phát triển như thế nào thì lại rất mờ mịt”.
Phải khác đi, phải thay đổi để không lặp lại “vết xe đổ” của các anh chị và bạn bè. Suy nghĩ như vậy nên Út đã nỗ lực hết mình để học tập. Với tinh thần tự học cao, ngoài học trên lớp, Út còn mua thêm nhiều sách để đọc, tìm thêm tư liệu trên internet. Út học đều tất cả môn và đam mê viết lách. Đó cũng là lý do khi cô Lê Thị Phương, giáo viên chủ nhiệm, gợi ý về ngành Truyền thông quốc tế là Út quyết định lựa chọn ngay.
Hôm đăng ký nhập học, trình bày hoàn cảnh của mình, Út đã được thầy Trưởng khoa Truyền thông quốc tế gửi từ Hà Nội vào giúp một chiếc máy tính để tiện việc học online. Dù mới nhập học, còn chưa gặp mặt nhưng các thầy cô ở khoa cũng hứa sẽ hỗ trợ cho Út kiếm việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt khi dịch COVID-19 được kiểm soát và Út có thể đi học trực tiếp. Sự động viên đó giúp Út có thêm động lực để cố gắng.
“Tốt nghiệp đại học, em sẽ quay về quê để làm việc. Ước mơ của em không chỉ kiếm cho mình một việc làm ổn định mà hơn thế là mong muốn làm được điều gì đó giúp các bạn trẻ định hướng nghề nghiệp, thoát khỏi nghèo khó và nhất là từ bỏ hủ tục tảo hôn”, Út chia sẻ.
Hành trình đến Học viện Ngoại giao của nữ sinh Vân Kiều
Nữ sinh Hồ Thị Út (18 tuổi), thôn Chân Rò, xã Đakrông, H.Đakrông, Quảng Trị đỗ vào Học viện Ngoại giao với 29 điểm, quả là một kỳ tích!
Hay tin Út đỗ ĐH với số điểm cao ngất ngưởng, ai nấy cũng ngỡ ngàng bởi em là người duy nhất đỗ ĐH trong thôn. Bạn bè đồng trang lứa của Út bây giờ đã yên bề gia thất. Nếu trước đây không nhờ sự kiên định có lẽ Út cũng đã đi cùng đường với bạn bè. Hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, mỗi năm học mới bố mẹ lại phải chạy đôn chạy đáo lo cặp sách, áo quần cho con gái út của mình đi học. Bản thân Út cũng lo sợ khi cả 5 anh chị của mình đều bỏ học.
Chưa thể đến trường, Út vẫn đang học online. Cô nữ sinh đang rất mong đến ngày được ra Hà Nội để trải nghiệm thử thách mới - BÁ CƯỜNG
Năm lên lớp 10, bố mẹ đánh tiếng muốn Út dừng việc học, tính chuyện chồng con, theo nghề nương rẫy hay cùng anh chị vào miền Nam làm công nhân, tìm đường lập nghiệp bằng lao động chân tay. Út rất sốc nhưng vẫn quyết tâm thuyết phục bố mẹ cho mình tiếp tục đi học. "Em cũng lường trước được bố mẹ sẽ gả em sớm nhưng em một mực từ chối. Một vì mong muốn vạch ra con đường xán lạn hơn cho bản thân, hai cũng vì chứng kiến những bi kịch từ việc tảo hôn sớm của bạn bè", Út chia sẻ.
Vượt qua mọi nỗi lo, Hồ Thị Út bây giờ đã đạt được ước mơ ĐH của mình - BÁ CƯỜNG
Thuyết phục bố mẹ thành công, Út về học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh, bắt đầu cuộc sống tự lập, xa gia đình. Vượt qua được ngã rẽ lớn nhất, nhận thấy giờ đây có thể tự mình quyết định tương lai, Út càng chăm học hơn. Hằng tuần ở phố, ngoài đến trường Út dành thời gian để chăm vào con chữ, trang sách. Đến cuối tuần rảnh rỗi em lại bắt chuyến xe vượt hơn 50 km về thăm bố mẹ.
"Mỗi lần về nhà nó cũng không tranh thủ thời gian nghỉ ngơi mà phụ tôi lên rừng trồng tràm. Cả ngày trên nương rẫy nhưng khi về nhà, ăn uống xong lại cặm cụi dưới chân đèn đọc sách, ôn bài cho đến khuya mới chịu đi ngủ", bà Đoàn Thị Tiệp (mẹ Út) nói.
Sau giờ học, cô nữ sinh Vân Kiều lại phụ giúp bố mẹ già công việc nhà. - BÁ CƯỜNG
Bởi sự siêng năng đó, cộng thêm may mắn khi được đến trường, Hồ Thị Út đã không bỏ lỡ cơ hội của mình. Trong ba năm THPT, Út liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh. Đặc biệt nhất chính là đạt kỳ tích thi đỗ vào Học viện Ngoại giao.
Chạm đến giấc mơ, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn khi phải đối diện với dịch bệnh, tiền học phí, chỗ ăn ở khi một mình cặp sách ra Bắc nhưng với cô nữ sinh Vân Kiều đó chính là động lực để tiếp tục phấn đấu. Bởi Út giờ đây chính là tia hy vọng sáng nhất trong gia đình mình, là niềm tự hào của dòng tộc, bản làng này...
Nhiều ĐH có mức ĐIỂM CHUẨN 28,29: Nếu không có điểm cộng, đây là sẽ cách nhẹ nhàng hơn giúp 2k4, 2k5 thi đỗ trường hot Mức điểm chuẩn đại học năm nay đang khiến nhiều phụ huynh, học sinh ngỡ ngàng. Trong chiều tối ngày 15/9, các trường đại học đã lần lượt công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT. Dạo một vòng điểm chuẩn các trường, có thể thấy mức điểm năm nay rất cao. Chẳng hạn Đại học Ngoại...