Nữ sinh 18 tuổi giành 8.5 IELTS và TOPIK 6
Nguyễn Châu Anh (SN 2003) là cựu học sinh lớp chuyên tiếng Hàn, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Kiên trì học ngoại ngữ, áp dụng chiến thuật làm bài phù hợp, nữ sinh đã đạt 8.5 IELTS và TOPIK 6 từ năm lớp 12.
Châu Anh vừa trở thành tân sinh viên Học viện Ngoại giao.
Vốn đam mê ngoại ngữ, được học tiếng Anh từ bé nên dù trúng tuyển lớp 10 chuyên tiếng Hàn nhưng nữ sinh vẫn duy trì học song song cả 2 ngoại ngữ.
Theo Châu Anh trước khi luyện thi bất cứ chứng chỉ nào cần phải xây dựng nền tảng kiến thức chắc chắn, học một cách bài bản. Châu Anh cho biết mình đạt 8.5 IELTS sau 3 tháng ôn thi IELTS theo kế hoạch do mình đặt ra. Trong đó, có 2 kỹ năng đạt điểm tuyệt đối 9.0 Reading, 9.0 Listening.
Nguyễn Châu Anh đạt 8.5 Overall, trong đó: Listening 9.0, Reading 9.0, Speaking: 8.0 và Writing 7.0
Chiến thuật giành 8.5 IELTS trong lần thi đầu tiên
Cách Châu Anh phát triển kỹ năng Reading là luôn chủ động tìm đọc các nội dung tiếng Anh yêu thích. Ngoài ra, em thường cập nhật tình hình thời sự trong và ngoài nước bằng cách đọc báo tiếng Anh như the New York Times, CNN News,… hoặc những trang chuyên sâu về các lĩnh vực như The Economist, National Geographic, The New Yorker, Literary Hub,… Theo Châu Anh, nếu yêu thích văn học thì các cuốn Harry Potter, Percy Jackson và tiểu thuyết dòng Young Adult là một lựa chọn tốt.
“Nên chọn nội dung vừa tầm, một bài đọc chỉ có nhiều nhất 10 – 20% từ/đoạn chưa hiểu nghĩa để tránh bị nản. Đối với từ mới có thể gạch chân, ghi lại nhưng đừng tra vội, cứ thế đọc hết câu hoặc hết đoạn rồi dựa vào ngữ cảnh để đoán ý của từ chưa biết”, Châu Anh chia sẻ.
Sau đó mới tra nghĩa từ vựng bằng từ điển cung cấp định nghĩa tiếng Anh (như cuốn Oxford Learner Dictionary), đặt thêm câu để sử dụng từ theo ngữ cảnh.
Khi luyện đề phần Reading, Châu Anh cho rằng nên đọc câu hỏi trước, gạch chân từ khóa câu hỏi để xác định chính xác xem cần tìm thông tin ở đâu, thông tin nào đã được diễn giải. Riêng dạng bài True, False, Not given cần tránh để bị nhiễu thông tin, nhầm lẫn giữa đáp án sai và đáp án không có trong bài.
Đối với kỹ năng Listening, Châu Anh thường lên Youtube nghe những chủ đề yêu thích hoặc một số kênh như Ted Talk, Vox, Crash Course.
Video đang HOT
“Trong lúc luyện nghe nên, đánh giá xem điểm mạnh yếu của bản thân là gì, từ đó áp dụng chiến thuật phù hợp. Ví dụ, có người ghi nhớ thông tin tốt hơn khi ghi lại nội dung bài nghe, nhưng có cũng có người nhớ tốt hơn khi chỉ tập trung nghe”.
Riêng kỹ năng Speaking, Châu Anh thường xem một số kênh Youtube để tham khảo cách phát triển câu trả lời như: English Speaking Success, The IELTS Workshop.
Tuy nhiên, cách để tăng điểm nhanh nhất theo Châu Anh là nên thường xuyên luyện Speaking cùng các bạn đã từng thi IELTS. Qua đó, đưa ra nhận xét cho nhau sao cho câu trả lời của cả hai mạch lạc hơn và cùng gợi ý cho nhau những từ đồng nghĩa (synonym) ấn tượng hơn từ mình đã dùng.
Còn với kĩ năng Writing, Châu Anh cho rằng nên nắm chắc tất cả các dạng của task 1, task 2. Trước khi thi nên hệ thống lại dàn bài các dạng và trong đầu có sẵn cấu trúc của mở bài, câu mở đầu đoạn, kết bài để tiết kiệm thời gian. Đi thi phải thật bình tĩnh đọc kĩ đề để không bị nhầm dạng. Quá trình đọc, luyện viết bài luận nhiều sẽ giúp nảy ý tưởng cho các bài viết nhanh hơn.
Một số tài liệu ôn IELTS quen thuộc Châu Anh sử dụng như: Cambridge English IELTS tập 10 – 16, IELTS Recent Actual Tests, Road to IELTS, Ielts online tests (website), Destination B1 & B2, Destination C1 & C2, English grammar in use…
Đạt level cao nhất thi chứng chỉ tiếng Hàn (TOPIK 6)
Không chỉ đạt điểm IELTS ấn tượng, Châu Anh còn đạt level cao nhất TOPIK 6 trong kỳ thi năng lực tiếng Hàn, gồm 3 kỹ năng: Nghe – Đọc – Viết. Chiến thuật ôn thi TOPIK của Châu Anh như sau:
“Với phần Nghe, em luyện tập mỗi ngày bằng cách xem tin tức trên SBS, nghe nhạc, xem những bộ phim Hàn yêu thích. Việc tạo môi trường hàng ngày sẽ “thấm” ngôn ngữ nhanh hơn. Phải học phần nghe tốt mới có thể hiểu về cách sử dụng từ ngữ, bối cảnh cụ thể để học những kỹ năng khác”.
Theo Châu Anh, cần phải lên kế hoạch cụ thể khi bước vào giai đoạn luyện đề thi. Tài liệu Châu Anh dùng ôn trong phần này là cuốn Yonsei Topik Listening.
Trong lúc luyện tập nghe và trả lời câu hỏi xong, đến phần kiểm tra đáp án nên nghe thêm một lượt nữa. Đồng thời, xem lại bản dịch (transcript) để xác định những chỗ đã bỏ lỡ, không nghe rõ.
“Khi đi thi, phần Nghe được chia thành: nửa phần bài trước mỗi câu được nghe 1 lần, nửa phần bài sau mỗi câu được nghe 2 lần. Vì vậy khi làm bài cần biết phân bổ thời gian hợp lý, cố gắng bắt từ khóa để xác định đáp án”. Châu Anh kể.
Nữ sinh nhấn mạnh, phải xây dựng chiến thuật phù hợp để khắc phục những điểm yếu. Ví dụ như bạn có thể nghe 1 lần đã chắc chắn đáp án nhưng đọc câu hỏi chậm thì dành thời gian ở lượt nghe thứ 2 đọc các câu hỏi tiếp theo, tìm những cụm từ.
Đối với phần Đọc, trước khi bắt tay vào luyện đề phải chắc nền tảng về từ vựng, ngữ pháp. Về bộ giáo trình tiếng Hàn phù hợp, Châu Anh đưa ra một vài gợi ý: Tiếng Hàn tổng hợp cho người Việt, Fun Fun Korean, giáo trình tiếng Hàn tổng hợp,…
“Khi luyện phần đọc nên sử dụng bút chì để gạch chéo chia thành phần câu thì dễ xử lý thông tin hơn. Nếu gặp cụm từ, từ mới chưa biết sau mỗi bài đọc đừng vội tra nghĩa, thử đoán xem trong ngữ cảnh đó thì có hàm ý như thế nào”.
Sau đó, ghi ra một cuốn sổ chú thích nghĩa của từ bằng tiếng Hàn, lấy ví dụ mẫu câu minh họa và tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa liên quan. Quan trọng hơn là tranh thủ học từ vựng bất cứ lúc nào, nhớ cách sử dụng từ để không bị quên.
Riêng phần Viết, Châu Anh cho rằng bài thi TOPIK có cấu trúc khá giống IELTS gồm 2 phần về miêu tả biểu đồ, nghị luận xã hội. Mỗi phần có những dạng bài khác nhau. Thường xuyên luyện viết là cách nhớ cấu trúc chung như câu mở đầu, câu đầu đoạn và sự liên kết giữa các đoạn. Nếu nhớ được bố cục từng dạng bài trong đầu sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn và tiết kiệm thời gian, tập trung triển khai ý. Đặc biệt nên lưu tâm về khoảng cách giữa các từ.
Một số tài liệu Châu Anh sử dụng trong quá trình ôn thi kĩ năng Viết TOPIK là: Hot Topik, New Topik II,…
Học viện Ngoại giao tăng gần gấp ba chỉ tiêu
Năm học 2021-2022, Học viện Ngoại giao tuyển 1.350 sinh viên cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp ba lần so với mức 500 của năm ngoái.
Ảnh minh họa
Ngày 10/3, Học viện Ngoại giao công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. Trong 1.350 tổng chỉ tiêu, ngành Quan hệ Quốc tế lấy 350 em, kế đó là Truyền thông quốc tế 300, Kinh tế quốc tế và Ngôn ngữ Anh mỗi ngành 200, Kinh doanh quốc tế và Luật quốc tế mỗi ngành 150. So với năm ngoái, Học viện Ngoại giao tăng mạnh chỉ tiêu và mở thêm ngành Kinh doanh quốc tế.
Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:
Trường tuyển sinh theo ba phương thức, gồm tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chiếm 5% tổng chỉ tiêu mỗi ngành), xét tuyển thằng theo đề án riêng (25%) và xét tuyển (70%).
Với đề án riêng, Học viện Ngoại giao xét tuyển thẳng thí sinh thuộc ba nhóm. Nhóm 1, thí sinh đạt điểm trung bình tối thiểu 8 tại 3/5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12) và IELTS 7.0, DELF-B2 (hoặc các chứng chỉ tương đương) trở lên.
Tại nhóm 2, thí sinh học trường THPT chuyên hoặc trọng điểm quốc gia, đạt điểm trung bình tối thiểu 8,8 tại 5/5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12). Nếu học sinh có IELTS 6.5 hoặc DEFL-B1 trở lên, điểm trung bình học tập 3/5 kỳ tại bậc THPT tối thiểu 8.
Với nhóm 3, thí sinh thuộc đội tuyển dự thi Khoa học kỹ thuật quốc tế, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, đồng thời có giấy chứng nhận đạt giải do Bộ xác nhận. Ngoài ra, các em vẫn cần đảm bảo điều kiện đạt điểm trung bình học tập từ 8 trở lên tại 3/5 kỳ học như nhóm 1.
Với phương thức xét tuyển, Học viện Ngoại giao tiếp tục chia ra bốn phương án nhỏ hơn. Thứ nhất, trường xét tuyển kết hợp học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, dự kiến chiếm 30% tổng chỉ tiêu. Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển nếu đạt điểm trung bình học tập 3/5 kỳ tối thiểu 8, có IELTS 6.0 hoặc DEFL B1 trở lên.
Thứ hai, nếu nộp học bạ, thí sinh vẫn cần đảm bảo 3/5 kỳ học đạt điểm trung bình 8 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Là học sinh trường THPT chuyên, trọng điểm quốc gia; thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh trở lên tại các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Tiếng Pháp; dự thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia tại môn phù hợp với tổ hợp xét tuyển của trường. Học viện Ngoại giao dành 8% tổng chỉ tiêu để xét học bạ.
Thứ ba, với những thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài hoặc có thời gian học THPT tại nước ngoài, Học viện Ngoại giao yêu cầu đạt IELTS 7.0, DEFL-B2 trở lên. Phương thức này lấy 2% chỉ tiêu mỗi ngành.
Thứ tư, trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, dành 30% tổng chỉ tiêu.
Trường chấp nhận các tổ hợp gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp).
Sau khi trúng tuyển, thí sinh được đăng ký tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao. Trừ ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh trúng tuyển các ngành còn lại sẽ được chọn học một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Năm 2020, Học viện Ngoại giao lấy điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 từ 25,6 đến 34,75. Ngôn ngữ Anh là ngành duy nhất nhân đôi môn ngoại ngữ, lấy điểm chuẩn thang 40. Với 34,75 điểm, thí sinh phải đạt trung bình mỗi môn 8,69.
Các ngành còn lại lấy điểm thang 30, cao nhất là tổ hợp A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) và D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) của nghàn Truyền thông quốc tế với 27 điểm, tức 9 điểm mỗi môn. Điểm chuẩn của các tổ hợp và ngành khác 25,6-26,7.
Bốn nữ sinh Đất Tổ xuất sắc chinh phục 8.0 IELTS Chỉ trong vòng nửa năm, 4 nữ sinh Đất Tổ Phú Thọ đã nối tiếp ghi tên trong danh sách những 'learner' chinh phục đỉnh cao IELTS với số điểm xuất sắc 8.0 Vũ Nguyễn Trà Mi Nữ sinh đến từ Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), học sinh lớp chuyên 12 chuyên Anh, từng nhiều năm là học sinh giỏi, và...