Nữ sinh 13 tuổi nguy kịch vì uống 3 chai nước ngọt mỗi ngày
Khi cấp cứu tại TP.HCM, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt.
Trước đó, em có thói quen uống nhiều nước ngọt đến mức thiếu kiểm soát.
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đây là một bệnh nhi nữ, 13 tuổi, quê ở Cà Mau.
“Người nhà cho biết em có thói quen uống rất nhiều nước ngọt. Có lúc em uống 3,4 chai nước ngọt có gas loại 1,5 lit mỗi ngày. Đỉnh điểm nhất là từng uống gần hết thùng nước trà xanh mà công ty mẹ tặng dịp Tết. Em tăng cân nhiều, người lớn cũng có nhắc nhở.
Sau Tết, cô bé liên tục than mệt, khát nước, tiểu nhiều và sụt hơn 10 kg trong vòng 3 ngày”, bác sĩ Vũ kể lại.
Bệnh nhi được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vật vã do biến chứng đái tháo đường.
Video đang HOT
Tối 14/2, em được đưa đến bệnh viện địa phương khi đang vật vã. Đường huyết ghi nhận khi đó hơn 1500 mg/dl. “Một con số khủng hoảng có thể gây biến chứng hôn mê và nhiễm trùng khó lường”, bác sĩ Vũ nhận định.
Em lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt.
Bệnh nhi nhanh chóng được các bác sĩ cấp cứu cân chỉnh đường huyết tích cực bằng nhiều loại dịch truyền, tiêm thuốc insulin đặc trị đái tháo đường. Đến sáng 17/2, bé gái tỉnh táo và hồi phục sức khỏe.
Hiện tại, bệnh nhi vượt qua được những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Tuy nhiên, chế độ ăn cần thắt chặt, thực hiện nghiêm các chỉ định của bác sĩ để kiểm soát sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh đái tháo đường ở trẻ em là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường.
Hậu quả là nồng độ đường glucose trong máu vào buổi sáng chưa ăn, cao hơn mức bình thường từ 126mg% trở lên.
Nước ngọt, bánh mứt khi ăn uống không kiểm soát có thể gây bệnh tiểu đường cho trẻ.
Mức bình thường của đường huyết là 80-120 mg% (tương đương 80-120 mg/100 ml máu), trong nước tiểu bình thường không có glucose.
Biến chứng cấp ở trẻ bị tiểu đường là hôn mê, nhiễm toan ceton máu. Lúc này, trẻ có biểu hiện rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê, thở nhanh, mất nước. Các dấu hiệu trên thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Trẻ có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Về di chứng lâu dài, trẻ bị giảm thị lực, hoa mắt, có thể đưa đến mù lòa, suy thận, chân lạnh, tím đỏ, loét, tổn thương thần kinh…
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cũng cảnh báo, bệnh có thể xảy ra ở trẻ có nguy cơ tiềm ẩn bất dung nạp đường khi ăn quá nhiều bánh mứt, đồ ngọt đặc biệt trong các dịp lễ tết.
Làm theo phim, bé trai 6 tuổi nhét thanh sắt dài nửa mét xuyên sâu hậu môn
Sau khi nhét thanh sắt dài dùng để thông cống, đâm sâu vào hậu môn, bé trai 6 tuổi ngụ huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) không rút ra được, phải nhập viện cấp cứu.
Đó là trường hợp của một cậu bé 6 tuổi ngụ huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). Cách thời điểm nhập viện 2 giờ, bé vào nhà vệ sinh nhét thanh sắt thông cống vào hậu môn và rút không ra được, gia đình hốt hoảng đưa đi nhập viện.
Theo lời kể từ gia đình, trước đây bé cũng từng có thói quen nhét đồ vào hậu môn thông qua bắt chước phim ảnh xem được. Thậm chí, bé còn tập cho em trai hơn một tuổi làm theo.
Ngay trong đêm, ekip bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) khẩn trương nội soi ổ bụng, kiểm tra thấy đoạn ruột sigma bị bầm máu, chưa thấy thủng ruột, cạnh thanh sắt ghim chặt vào thành sau trực tràng. Ekip điều trị đã lấy thanh sắt ra ngoài theo ngả hậu môn.
Sau mổ, bệnh nhi ổn định sức khỏe, được thăm khám tâm lý cũng như theo dõi tiếp diễn tiến chảy máu hoặc thủng xước đường ruột.
Thanh sắt dài hơn nửa mét sau khi lấy ra khỏi hậu môn bé trai (Ảnh: BVCC).
Theo bác sĩ điều trị, trong lúc chơi đùa một mình, trẻ nhỏ thường tò mò tự khám phá bản thân bằng cách nhét dị vật vào tai - mũi - họng, và kể cả "chỗ kín" của mình. Điều đó có thể khiến bản thân trẻ thấy ngộ nghĩnh và thích thú, đặc biệt khi trẻ lạm dụng bắt chước theo phim ảnh độc hại tình cờ xem được, hoặc chủ ý xem rồi nghiện, do phụ huynh không kiểm soát tốt.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Một dị vật trong bất kì nơi nào của bé có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài, thậm chí thủng loét, bỏng nếu sắc nhọn, chứa hóa chất..
Lời khuyên của bác sĩ dành cho phụ huynh là nên rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không, kiểm soát hành vi và văn hóa phẩm, thiết bị học tập giải trí mà trẻ tiếp cận khám phá. Phụ huynh nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào các lỗ trên cơ thể là việc xấu, đồng thời ngăn chặn, đưa trẻ thăm khám tâm lý sớm nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Ám ảnh lọn tóc khổng lồ quấn chặt dạ dày bé gái 4 tuổi vì hội chứng kỳ lạ Khi đặt sonde trực tràng, các nhân viên y tế bất ngờ phát hiện phân bé gái 4 tuổi có một búi tóc khổng lồ quấn chặt dạ dày. Từ đây, một hội chứng kỳ lạ, khiến 4% người mắc tử vong được nhận diện. Ngày 13/12, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ...