Nữ nhà báo chia sẻ 5 điều bạn nên ngừng chi trong một tháng thay vì cắt tất cả chi tiêu để có thể tiết kiệm thành công
Bree Rody Mantha – một nhà báo tự do và cũng là giáo viên dạy nhảy đã rút ra được 5 điều cần cắt giảm – những thứ làm cạn kiệt ví của cô nhiều nhất nhưng lại theo cách không có ích nhất.
Bree Rody Mantha chưa bao giờ làm tốt với việc cố định chi tiêu hoặc các khái niệm như không chi tiêu vào cuối tuần. Từ trước đến nay, cô luôn quyết định đóng băng chi tiêu trong thời gian ngắn khi cảm thấy hối hận về những giao dịch mua mà mình đã thực hiện hoặc ngạc nhiên khi nhìn thấy số dư còn lại ít ỏi trong tài khoản. Đây là cách cô đã thực hiện như một hình thức tự trừng phạt.
Nhưng cuối cùng cô nhận ra, về cơ bản, giống như các giao dịch mua thực tế có vấn đề của mình, những sự trừng phạt này cũng được lập kế hoạch sơ sài, không có giá trị “dinh dưỡng” thực sự và cuối cùng là vô nghĩa và thất bại.
Cô vẫn sẽ thấy mình buộc phải mua một thứ gì đó mà không thể thiếu – như giấy vệ sinh, hoặc thức ăn cho thú cưng – và sau đó, do một số loại thất vọng dồn nén, cuối cùng cô vẫn sẽ lấy đồ ăn vặt ở quầy thanh toán và hẹn gặp bạn bè để đi ăn tối hay uống cafe ngay sau đó.
Năm ngoái, cô đã bắt đầu xem xét những thói quen nào tiêu tốn ngân sách của mình nhiều nhất. Cô đã nhận ra thói quen tài chính tồi tệ nhất của mình, ví dụ: đáng lẽ cô chỉ cần chi 3 đô (60.000 đồng) tại một quán cafe, nhưng rồi cuối cùng cô lại chi đến 7 đô (140.000 đồng) khi gọi thêm một miếng bánh ngọt.
Bree Rody Mantha.
Bây giờ, thay vì đóng băng chi tiêu, cô đã tiến hành rút những khoản chi tiêu nhất định trong những khoảng thời gian khác nhau. Việc này tương tự như việc một chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu bạn thực hiện trong một chế độ ăn kiêng – và nó cũng cần có nhiều kỷ luật.
Nhưng việc cắt giảm những thứ này trong vài tuần cùng một lúc không chỉ giúp cô có thêm thêm vài đô la vào cuối mỗi tuần mà còn khiến cô ít muốn mua lại chúng, trong khi đóng băng việc chi tiêu toàn bộ thường không giúp ích được gì cho cô.
Có thể sẽ có chút không hợp lý nếu không có tất cả những thứ này cùng một lúc, và việc cắt giảm những thứ này chắc chắn sẽ không làm bạn giàu chỉ sau một đêm – những thay đổi trong thói quen này cũng không thể bù đắp cho mức lương thấp hay tiền thuê nhà cao – nhưng chúng sẽ hữu ích không chỉ cho vấn đề tài chính của bạn.
1. Bữa ăn nhẹ với cà phê hàng ngày của bạn
Giá như mọi vấn đề tài chính dễ dàng như từ bỏ ly cà phê hàng ngày. Trước đây cô thường mua đồ ăn nhẹ ở quán cafe, nhưng thực tế, cô có thể chế biến chúng ở nhà và mang đi làm với mức chi phí thấp hơn rất nhiều.
Hãy bỏ thói quen ăn nhẹ, hoặc chuẩn bị đồ ăn nhẹ từ nhà thay vì mua chúng ở các hàng quán. Ảnh minh họa
Chỉ sau một tuần tự nhủ bỏ đồ ăn nhẹ khi đi mua cafe cà phê, cô đã không còn thèm ăn nhiều như trước và hầu như bỏ được thói quen này. Cô cũng hay mang đồ ăn ở nhà đi như bánh quy hoặc trái cây mua ở siêu thị thay vì đồ chế biến sẵn ở quán cafe.
Video đang HOT
2. Không mua thêm tiện ích khi bạn chưa sử dụng hết hoặc khi bạn không dùng tới
Những món đồ tiện ích như dầu gội, sữa tắm, … chỉ nên được mua khi bạn đã dùng hết thay vì bạn mua chúng vì hãng mới ra một mùi hương mới và bạn muốn thử, hay khi kem dưỡng thể bạn đang dùng vẫn rất tốt, nhưng vì lời quảng cáo quá hay và bạn đã lại trót đặt mua.
Hãy chỉ mua đồ dùng khi bạn dùng cạn kiệt chúng. Ảnh minh họa
Bạn đã bao giờ biết mình không hợp màu son đỏ, nhưng năm nào cũng nhất định mua một thỏi với hi vọng rằng lần này mình sẽ hợp? Hay dù bạn không trang điểm, nhưng vì bạn thấy mọi người trang điểm rất xinh nên bạn vẫn mua kem che khuyết điểm, mascara, …? Hãy chỉ thực sự mua những thứ bạn cần và chúng phù hợp với bạn!
3. Quần áo
Mantha chưa bao giờ nghĩ mình là người chi tiêu quá nhiều cho quần áo, bởi vì cô chưa bao giờ thuộc tuýp người chỉ tiêu từng ít tiền một lúc để mua hàng thời trang nhanh, và cô cũng không phải là người thường xuyên chi tiêu cho những khoản lớn cho quần jean hoặc váy cao cấp.
Bất kể bạn là người mua quần áo thời trang nhanh, tầm trung hay cao cấp, hãy tận dụng tối đa tủ quần áo sẵn có thay vì suy nghĩ xem nên mua gì mới để kết hợp. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, năm ngoái cô đã tự đặt ra cho mình một thử thách khá nghiêm ngặt: không được mặc quần áo mới trong vòng hai tháng, trừ khi cô trực tiếp bỏ đi một thứ không thể mặc được nữa.
Điều này được thúc đẩy bởi cô biện minh cho rất nhiều lần mua hàng tầm trung bằng cách tuyên bố rằng mình cần phải xây dựng tủ quần áo chuyên nghiệp và ngay lập tức tìm đến mua quần áo mới thay vì cố gắng sáng tạo với một số bộ quần áo đã có sẵn.
4. Bất kỳ điều gì làm cho căn hộ của bạn trông dễ thương hơn
Cô đã phải vật lộn từ lâu với diện mạo căn hộ của mình, nơi chứa rất nhiều đồ cũ và thiếu phong cách gắn kết.
Và cô đã mua sắm nhiều lần nhỏ để bù đắp và sửa sang lại. Nhưng mỗi tháng, cô đều mất một khoản để mua thứ này, thứ kia. Hãy thử cách này trong vài tháng: nếu mục đích của món đồ bạn định mua chỉ là để trang trí mà không có chút công năng gì hữu ích, thì dù nó đẹp đến đâu, thì đừng mua nó. Bạn đừng cố tự làm nó và hủy đăng ký khỏi những blog hoặc các nhóm trang trí căn hộ đó nếu bạn cần phải làm vậy để ngăn bản thân mình. Bạn thậm chí có thể thấy căn hộ hay phòng của mình trông đẹp hơn mà không cần thêm tất cả những thứ khác.
Nếu đồ bạn định mua thứ gì không có chút công năng gì hữu ích, thì dù nó đẹp đến đâu. Ảnh minh họa
5. Grab hoặc Taxi
Mantha không phải là người thường xuyên di chuyển bằng taxi, nhưng cô đã sử dụng chúng mỗi lần đi chơi xa vào buổi tối hoặc khi cần di chuyển gấp ra ga xe lửa. Trong khi cô có thể đi tàu điện ngầm, xe bus rất thuận tiện. Taxi và Grab thường trở thành phương án cuối cùng khi cô không cảm thấy thích đi tàu điện ngầm và muốn về nhà sớm hơn. Nhưng thực tế thì cô có thể rời buổi tiệc sớm hơn hoặc đi sớm hơn để ra ga xe lửa. Tương tự như vậy, hãy dậy sớm hơn khi đi làm để kịp đi xe bus nếu bạn không có xe máy, hoặc đi chung xe với bạn bè khi đi chơi thay vì gọi xe taxi.
Hãy sử dụng xe máy của bạn, phương tiện công cộng hoặc đi chung xe thay vì taxi. Ảnh minh họa
Gợi ý cách chi tiêu Tết cho cô nàng độc thân
Để đón Tết đầy đủ mà vẫn tiết kiệm, những cô nàng độc thân cần lên kế hoạch chi tiêu và biết cách mua sắm thông minh.
Minh Loan (26 tuổi) ở tỉnh lên Hà Nội làm cho công ty tư nhân với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Dịp Tết này, Loan dự định trích ra khoảng 4-6 triệu đồng để sắm sửa đồ. Thế nhưng, cô băn khoăn chưa biết cách chi tiêu thế nào cho hợp lý.
Đó cũng là thắc mắc chung của nhiều người khi dịp Tết đang cận kề. Dưới đây là một số gợi ý giúp các cô gái độc thân chuẩn bị đón Tết đầy đủ mà vẫn tiết kiệm.
Mua sắm offline thay vì online
Chưa vướng bận chuyện gia đình, Tết là thời điểm các cô nàng độc thân có cơ hội sắm sửa quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đầu tư làm đẹp.
Thay vì tiêu tốn tiền cho việc đặt hàng, mua quần áo bừa bãi trên mạng, chúng ta có thể lục lại tủ đồ, tận dụng những bộ đồ cũ kết hợp được với quần áo mới mà vẫn hợp thời trang.
Các cô gái nên mua sắm offline thay vì online dịp Tết. Ảnh: Vogue .
Ngoài ra, chúng ta nên chọn mua sắm offline thay vì online. Bởi mua sắm online khá mạo hiểm, dễ lãng phí tiền khi mua phải những món đồ mình không thích. Chúng ta có thể lựa chọn mua một vài món đồ thương hiệu, đắt hơn một chút vẫn tốt hơn là mua trên mạng rồi hồi hộp chờ xem có mặc vừa, mặc đẹp hay không.
Quà Tết cho gia gình
Quà Tết là một khoản tốn kém vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, đây là khoản tiền bắt buộc để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con cháu. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, các cô gái có thể mua những món quà ý nghĩa như quần áo, bánh kẹo, thuốc bổ...
Vì dành tặng cho những người thân yêu nhất, bạn cần chú ý mua sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn có thể dành từ 1-2 triệu đồng để mua quà cho người thân.
Để không bị áp lực về chuyện tiền bạc, bạn nên làm trước một bảng ngân sách dự trù cho từng thành viên trong gia đình. Chúng ta có thể rủ mẹ đi sắm sửa, cùng đặt may đồ mới cho cả nhà.
Tự làm thực phẩm đón Tết
Nếu khéo tay, bạn có thể làm hoa trang trí đón Tết, hay các loại mứt, ô mai thay vì mua nó bên ngoài. Những món đồ ăn tự làm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn an toàn, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, tự làm thực phẩm đón Tết đang là xu hướng phổ biến được rất nhiều bạn trẻ áp dụng.
Săn các chương trình khuyến mãi dịp Tết
Dịp cuối năm, các cửa hàng, siêu thị thường có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. Đây là cơ hội tốt để mua những món đồ mình yêu thích với mức giá hợp lý và tiết kiệm.
Tuy nhiên, dù săn hàng giảm giá, bạn cũng nên cân nhắc xem sản phẩm đó có thực sự cần thiết trước khi quyết định mua hàng. Chúng ta tránh rơi vào bẫy giảm giá của doanh nghiệp mà chi quá mức dự trù ngân sách Tết với những sản phẩm không cần thiết. Từ việc tiết kiệm vô tình lại tạo ra sự lãng phí.
Săn đồ giảm giá dịp Tết giúp các bạn tiết kiệm chi phí. Ảnh: Phạm Thắng.
Chỉ mua khi thật sự cần thiết
Khi còn độc thân, các cô gái cần dành phần nhiều cho các khoản như tiền tàu xe, quà biếu, phụ tiền Tết gia đình. Còn lại, bạn có thể dành một phần ngân sách cho việc riêng như thay chăn ga mới cho phòng ở, mua sắm đồ đạc, làm tóc, làm móng...
Bởi vậy, trước khi mua sắm Tết, chúng ta cần lên danh sách, liệt kê những món đồ, thực phẩm cần thiết.
Tùy vào điều kiện, nếu như lương thưởng cao, các cô gái có thể lập kế hoạch chi tiêu rộng rãi một chút. Ngược lại, nếu trong hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, bạn cần có kế hoạch thích hợp, chỉ tiêu một số tiền nhất định. Khi lên kế hoạch trước, bạn sẽ có sự chủ động, vừa không phải lo lắng về vấn đề tiền bạc.
Bà nội trợ có thâm niên 20 năm sắm Tết mách bạn thời điểm mua đồ thực phẩm cho Tết trong 2 tuần vừa tiết kiệm vừa tươi ngon Vào ngày Tết, gia đình chị Lê Thị Hoa ở Vạn Phúc, Hà Nội thường hay lên kế hoạch mua sắm Tết sớm và làm những món ăn đặc trưng để dự trữ trong tủ lạnh cho 1 tuần, hoặc có thể 2 tuần. Theo chị Hoa, từ ngày mùng 2-3 Tết nhiều chợ đã bắt đầu thấy có người bán hàng. Nhưng...