Nữ du học sinh Việt tại Mỹ: Sống cùng đại dịch và nạn kỳ thị người gốc Á để nuôi dưỡng đam mê
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều du học sinh Việt không thể trở về quê hương. Ở lại đồng nghĩa với khó khăn nhưng Vũ Hồng Dung (Julie Vũ) – một cô gái trẻ đang làm việc và học tập tại New York luôn giữ tâm thế đối diện thử thách để theo đuổi đam mê…
Một thân một mình nơi xứ người giữa đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp hẳn là một thử thách đối với một cô gái trẻ?
Đại dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng tại Mỹ từ tháng 3/2020, khi đó tôi đang làm việc cho Công ty thời trang DKNY và theo học thạc sĩ ở New York.
Khoảng thời gian này công việc và việc học tập của tôi vẫn diễn ra bình thường qua trực tuyến. Mọi hoạt động và giao tiếp bên ngoài đều bị hủy bởi mọi người phải tuân thủ giãn cách xã hội. Hơn một năm rồi, tôi chưa được gặp bạn bè và đồng nghiệp và cũng không được về thăm nhà ở Việt Nam.
Nữ du học sinh Vũ Hồng Dung. (Ảnh: NVCC)
Hiện nay, thành phố nơi tôi ở mọi thứ đang dần trở lại bình thường và nhiều người đã được tiêm vaccine. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội tôi lại có thêm nhiều thời gian cho việc sáng tác và vẽ tranh hơn. Mỗi tối sau giờ làm việc, tôi đều dành 2 đến 3 tiếng cho sáng tác.
Được sáng tạo nghệ thuật nên tôi cũng quên đi việc mình phải ở trong nhà để tránh dịch. Tôi tìm thấy được niềm vui khi được ở một mình sáng tạo nghệ thuật. Vì dịch Covid-19 nên cơ hội triển lãm tranh online cũng nhiều hơn. Hoạ sĩ ở bên này cũng được hỗ trợ rất nhiều từ các quỹ khác nhau. Bởi vậy, công việc của tôi thì vẫn làm online đến hết năm 2021.
Phong cách hội họa Abstract Expressionism mà bạn đang theo đuổi có gì đặc biệt?
Abstract Expressionism có thể hiểu nghĩa tiếng Việt là chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng. Đây là một trường phái hội họa, là một khuynh hướng nghệ thuật thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai. Nó khởi nguồn từ Mỹ và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, đưa thành phố New York trở thành trung tâm nghệ thuật của phương Tây, mà trước đây mọi thứ hoàn toàn thuộc về châu Âu như Pháp, Italy.
Trong các trường phái hội họa, tôi chọn phong cách này vì thích sự kết hợp giữa tính tự nhiên và những biểu hiện sáng tạo có chủ tâm trong những tác phẩm thể loại này.
Cảm xúc trong lúc vẽ tranh là tính tính chất tự nhiên nhưng thực ra tất cả đều được nghệ sĩ sáng tác, thực hiện theo một kế hoạch cụ thể. Vì vậy, những tác phẩm thuộc thể loại Abstract Expressionism thể hiện được vẻ đẹp của tác phẩm không những qua thị giác mà còn qua cả xúc cảm.
Tại sao bạn lại chọn lĩnh vực nghệ thuật hiện có rất ít sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ?
Với đam mê hội họa đương đại nên sau khi nhận được gói học bổng từ trường Augustana bang South Dakota, năm 2013, tôi quyết định sang Mỹ du học.
Tốt nghiệp đại học, tôi chuyển đến thành phố New York rồi sau đó làm việc cho công ty thời trang COACH. Ở đây, tôi phụ trách mảng thiết kế trang web và email marketing cho COACH ở Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Anh, Australia.
Video đang HOT
Có thể nói, học ngành nghệ thuật bên Mỹ có rất nhiều mặt thuận lợi. Tôi có nguồn tài liệu vô tận để đọc, nghiên cứu về tranh vẽ và các họa sĩ khác nhau trên toàn thế giới. Tôi có thể đi bảo tàng xem tranh mọi lúc mọi nơi nếu muốn và cảm thấy may mắn vì có cơ hội đi xem tranh ở rất nhiều bảo tàng lớn khác nhau ở Mỹ.
Tôi nghĩ, một trong những điều quan trọng nhất trong hội họa đó là việc học hỏi qua cách quan sát nghệ thuật từ những hoạ sĩ đương đại, cũng như các họa sĩ từ những thế kỉ và thập kỉ khác. Hơn nữa, việc mua đồ dùng để phục vụ việc sáng tác tranh cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, môi trường giáo dục bên Mỹ luôn khuyến khích tìm cái tôi riêng trong những tác phẩm của mình. Tôi có thể sáng tác tranh trên tất cả các chất liệu nào và nhà trường sẵn sàng giúp đỡ người học tìm chất liệu cho việc thể hiện ý tưởng.
Vậy đâu là những khó khăn đối với một du học sinh đến từ Việt Nam?
Cùng với những thuận lợi thì đương nhiên tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Học nghệ thuật nói chung hay hội họa nói riêng bên Mỹ đều khá đắt đỏ và tính cạnh tranh rất cao, đòi hỏi tôi phải luôn chăm chỉ sáng tác với tần suất cao.
Bên cạnh đó, tôi cũng phải dành một phần lớn thời gian để nghiên cứu chất liệu và tìm cái tôi cho những tác phẩm của mình.
Thời gian dịch bệnh cũng là thời gian để cô gái trẻ Vũ Hồng Dung sáng tạo nghệ thuật. (Ảnh: NVCC)
Khó khăn lớn nhất của tôi khi học xa nhà chính là sự cân bằng giữa việc học và việc nhà. Ở xa nhà, thì việc gì cũng phải làm, từ đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, làm giấy tờ, kiểm soát tài chính…
Nếu một ngày có thêm 24 giờ, tôi còn muốn đi chơi, giao lưu nhiều hơn với bạn bè, đồng nghiệp. Thế nhưng, động lực của tôi chính là niềm mơ ước trở thành một nghệ sĩ được nhiều người biết đến và tranh của mình được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới.
Không chỉ dịch bệnh, còn vấn đề gì có thể cản trở cuộc sống của bạn hiện tại?
Hiện tại ở Mỹ vẫn là thời điểm khó khăn, trong khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, thì tình trạng kỳ thị người gốc Á cũng là vấn đề khiến tôi lo lắng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, mình có sợ cũng không làm gì được, nên phải giữ bình tĩnh để bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất.
Tôi vẫn thấy có nhiều người tốt ở xung quanh mình. Tôi tin rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại. Hiện tại, tôi rất mong sớm được tiêm vaccine để một ngày gần nhất có thể trở về Việt Nam, vì nhớ nhà, nhớ bạn bè ở Hà Nội lắm rồi!
Xin cảm ơn bạn!
5 trường đào tạo ngành sư phạm tốt nhất tại Úc
Dưới đây là một số trường đại học của Úc cung cấp các chương trình đào tạo sư phạm được nhiều du học sinh lựa chọn.
Tại Úc, sinh viên theo học ngành sư phạm có cơ hội được học tập ở nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội học, chính trị, lịch sử và tâm lý học để điều tra một loạt các vấn đề liên quan đến giáo dục, từ sự thay đổi xã hội đến chính sách quốc tế.
1. Đại học Melbourne
Được thành lập vào năm 1853, Đại học Melbourne là trường đại học lâu đời thứ hai ở Úc. Trường cung cấp các khóa học giáo dục ở cấp độ tốt nghiệp sau đại học.
Có 2 chương trình thạc sĩ giáo dục được cung cấp tại Đại học Melbourne. Cả hai đều kéo dài trong khoảng 2 năm và được giảng dạy trực tiếp tại trường. Một chương trình tập trung vào nghiên cứu bao gồm các khóa học về thiết kế và nghiên cứu giáo dục trước khi bắt đầu quá trình làm luận văn.
Chương trình thạc sĩ giáo dục khác được thiết kế cho các chuyên gia muốn mở rộng kiến thức giáo dục của họ để chuyển sang các vai trò mới.
Khóa học này có tám chuyên ngành: giáo dục nghệ thuật; đánh giá và sư phạm; công bằng, đa dạng và thay đổi xã hội; lãnh đạo và quản lý; giáo dục xóa mù chữ; toán học và giáo dục khoa học; chính sách trong bối cảnh toàn cầu và hạnh phúc của học sinh.
Chương trình tiến sĩ là một khóa học bốn năm tập trung vào nghiên cứu, cho phép các nhà giáo dục chuyên nghiệp thực hiện một cuộc điều tra học thuật liên quan đến vai trò của họ trong giáo dục. Chương trình bao gồm sự kết hợp của các môn học và một luận án dài khoảng 55.000 từ.
2. Đại học Monash
Đại học Monash được thành lập vào năm 1958. Giáo dục được nghiên cứu tại Đại học Monash từ bậc đại học đến sau đại học thông qua chương trình cử nhân hay thạc sĩ.
Chương trình cử nhân giáo dục là một khóa học 4 năm. Sinh viên có thể chọn các chuyên ngành bao gồm giáo dục mầm non và tiểu học, giáo dục hòa nhập, giáo dục trung học và giáo dục sức khỏe và thể chất.
Khóa học được chia làm bốn giai đoạn, bắt đầu với nghiên cứu giáo dục, chuyển sang khám phá chương trình giảng dạy, sau đó tiếp tục nghiên cứu kỷ luật trước khi kết thúc bằng kinh nghiệm chuyên môn.
Chương trình thạc sĩ kéo dài hai năm dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Có 5 chuyên ngành cho sinh viên lựa chọn: giáo dục mầm non; giáo dục mầm non và tiểu học; giáo dục tiểu học; giáo dục tiểu học và trung học; và giáo dục trung học. Trong suốt khóa học này, sinh viên phải hoàn thành thực hành giảng dạy tối thiểu 60 ngày.
Đại học Monash với chương trình đại học kéo dài 4 năm. Ảnh: website nhà trường.
3. Đại học Deakin
Đại học Deakin ở Victoria được thành lập vào năm 1974 và được đặt theo tên của thủ tướng thứ hai của Úc, Alfred Deakin.
Trường cung cấp một loạt các khóa học giáo dục từ bậc đại học đến sau đại học, và tất cả các khóa học giáo dục đều được công nhận bởi Viện Giảng dạy Victoria (VIT).
Chương trình đại học kéo dài 4 năm bao gồm các khóa học về sức khỏe và giáo dục thể chất, giảng dạy tiểu học, giảng dạy trung học, giáo dục nghề nghiệp hay giảng dạy ngôn ngữ.
Các khóa học thạc sĩ giáo dục sau đại học được thực hiện thông qua các lộ trình giảng dạy hoặc dựa trên nghiên cứu, sinh viên có thể chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, từ lãnh đạo giáo dục đến giáo dục hòa nhập chuyên biệt.
Các khóa học này có thời lượng từ một đến hai năm tùy thuộc vào điểm tín chỉ đã chọn và nhiều khóa học có thể được học trực tuyến. Tất cả các khóa học đều liên quan đến kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên tham gia giảng dạy trực tiếp.
Đại học Deakin cung cấp một loạt các chương trình giáo dục từ bậc đại học đến sau đại học. Ảnh: website nhà trường.
4. Đại học Queensland
Đại học Queensland được thành lập vào năm 1909, với cơ sở chính tại Brisbane.
Chương trình cử nhân giáo dục được thực hiện trong nghiên cứu giáo dục tiểu học hoặc trung học, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để thúc đẩy việc học tập và phát triển của trẻ em.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên có thể chọn học tiếp lên chương trình giảng dạy thạc sĩ. Sinh viên cũng có thể lựa chọn chương trình Giáo dục 3 2, trong đó ba năm được dành để nghiên cứu lĩnh vực này ở cấp độ đại học, sau đó là hai năm sau đại học.
5. Đại học Sydney
Đại học Sydney được thành lập vào năm 1850 là trường đại học đầu tiên của Úc. Chương trình cử nhân giáo dục được cung cấp ở cả bậc tiểu học và trung học.
Đây là chương trình kéo dài 4 năm, 3 năm đầu là những kiến thức cơ bản nền tảng để sinh viên tìm hiểu về việc giảng dạy. Năm thứ tư, sinh viên có thể thực tập, giảng dạy tại trường học.
Trường đại học cũng có chương trình học lấy bằng thạc sĩ về chuyên ngành giáo dục kéo dài trong một năm, kèm thêm một luận án cuối cấp .
Nữ sinh vùng cao giành học bổng Mỹ, 18 tuổi đăng nghiên cứu tạp chí quốc tế Vừa tròn 18 tuổi, cô nữ sinh Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã có 2 bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí quốc tế. Tuyết cũng là tác giả nhỏ tuổi nhất được đăng trên tạp chí khoa học này. 18 tuổi với 2 nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế Nguyễn Thị Ánh Tuyết, cựu học sinh chuyên Anh,...