Nữ ‘đại sứ nhỏ’ nặng lòng với quê hương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa, ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung đã nuôi mơ ước sau này phải làm gì đó để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Trò chuyện với Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung, nữ đảng viên trẻ tuổi hiện theo học tiến sĩ chuyên ngành sinh thái vi sinh tại Israel, tôi mới hiểu tại sao mọi người lại dành nhiều lời khen đến vậy cho cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn đang nghiên cứu một trong những ngành khoa học phức tạp nhất ở quốc gia Trung Đông.
Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung đang học tiến sĩ chuyên ngành sinh thái vi sinh tại Israel. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa, ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung đã nuôi mơ ước sau này phải làm gì đó để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2012, Thanh Dung giành học bổng toàn phần thạc sỹ tại Vương quốc Bỉ, ngành Quản lý tài nguyên biển. Về nước một thời gian, tháng 10/2019, cô tiếp tục giành học bổng tiến sĩ tại Đại học Ben-Gurion of the Negev (BGU) và lên đường sang Israel nghiên cứu chuyên sâu về nuôi trồng hải sản, chuyên ngành hẹp sinh thái vi sinh.
Nằm trên sa mạc Negev ở miền Nam Israel, BGU là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu nổi tiếng, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ vi sinh, công nghệ nano. Với gần 20.000 sinh viên theo học, BGU có 5 chi nhánh ở khắp đất nước và nhiều viện nghiên cứu trực thuộc khác. Chi nhánh nơi Thanh Dung đang theo học nằm ở thành phố Eilat, cực Nam của Israel.
Cô cho biết chuyên ngành sinh thái vi sinh đòi hỏi sử dụng”công nghệ tin sinh” (bioinformatics) – một công cụ tổng hợp sử dụng các ngành toán học ứng dụng, tin học, trí tuệ nhân tạo, hóa sinh… để giải quyết các vấn đề sinh học. Cô chọn ngành học này vì nó có nhiều triển vọng góp phần nuôi trồng hải sản bền vững ở trong nước.
Hơn nữa, Israel là một trong những quốc gia tiên phong trong “công nghệ tin sinh”, có nhiều nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực này. Nghiên cứu và áp dụng bioinformatics trong ngành sinh thái vi sinh hứa hẹn nhiều tiềm năng thúc đẩy nuôi trồng hải sản bền vững, ví dụ như giảm ô nhiễm môi trường biển, giảm sử dụng kháng sinh.
Đây là một đòi hỏi thực tế đang đặt ra tại Việt Nam. Mong muốn của Thanh Dung là sau khi học xong sẽ đóng góp các nghiên cứu chất lượng cao cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học ở trong nước; làm cầu nối hợp tác về khoa học công nghệ giữa hai nước Việt Nam và Israel.
Video đang HOT
Là một lĩnh vực khá mới, ít tài liệu, ít chuyên gia để tham khảo, bioinformatics đòi hỏi người nghiên cứu phải rất nỗ lực mới có thể tìm ra cách tiếp cận và xử lý đề tài mình đã chọn. Một ngày làm việc và học tập điển hình của Thanh Dung gồm: Tiến hành thí nghiệm, xử lý mẫu, ghi chép báo cáo, viết bài báo khoa học, trao đổi nghiên cứu với giáo sư hướng dẫn và các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, cô còn phải đăng ký tham dự và báo cáo tại các hội thảo, seminar để tăng cường học hỏi, trau dồi kỹ năng chuyên môn và mở rộng mạng lưới đồng nghiệp.
Eilat là nơi có khí hậu sa mạc khô nóng điển hình. Mùa Hè ở đây nhiệt độ thường vượt quá 40 độ C. Mỗi năm trung bình có tới 360 ngày nắng nóng. Khí hậu khắc nghiệt, cộng đồng sinh viên quốc tế khá nhỏ. Sinh viên nói tiếng Anh gốc hầu như không có, người Việt càng không. Hồi mới sang, cảm giác lạc lõng cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê như bòn rút năng lượng mỗi ngày.
Tuy nhiên, khó khăn không thể ngăn cản ý chí vươn lên của một cô gái có tính cách độc lập và khả năng thích nghi cao. “Thậm chí, những thách thức đó cũng giúp tôi bước ra ngoài vùng an toàn và kết bạn với những người bản địa, có những trải nghiệm văn hóa mới mẻ”, Thanh Dung tâm sự. Điều may mắn là môi trường học tập và nghiên cứu tại Israel khá tốt. Đa phần các môn học đều thiết thực, được thiết kế giảng dạy dễ hiểu cho người nước ngoài.
Giáo viên nhiệt tình, cởi mở và thẳng thắn. Con người Israel thân thiện và thích giúp đỡ người xung quanh. Cuộc sống và kết quả học tập của Thanh Dung ngày một tiến triển tốt hơn.
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu biết rằng những suy nghĩ tích cực và nghị lực mạnh mẽ đó là của một nghiên cứu sinh trẻ đã có hơn 10 năm tuổi Đảng. Thanh Dung cho biết động cơ thúc giục cô phấn đấu trở thành một đảng viên khi còn là sinh viên đại học cũng không nằm ngoài nhiệt huyết và mong muốn đóng góp sự phát triển của đất nước.
Nhận xét về Thanh Dung, Đại sứ Việt Nam tại Israel, ông Đỗ Minh Hùng cho biết không chỉ nỗ lực tự vươn lên trong cuộc sống và học tập, Thanh Dung còn chủ động tham gia nhiều hoạt động khác, được các trung tâm nghiên cứu ở địa phương đánh giá cao. Xét dưới góc độ này, cô chính là một “đại sứ nhỏ” của Việt Nam trên đất bạn.
Khi được hỏi suy nghĩ gì về Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, với tư cách là một nhà khoa học – đảng viên trẻ, Thanh Dung cho biết năm 2020, bên cạnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến an ninh y tế và kinh tế toàn cầu, Việt Nam còn chịu thiên tai nặng nề từ những trận bão lớn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc kiểm soát dịch bệnh để người dân duy trì đời sống trong điều kiện tốt nhất có thể. Điểm sáng rõ nét nhất là con số tăng trưởng dương của nền kinh tế nước nhà, cùng với tỷ lệ dịch bệnh trong cộng đồng thấp nhất trên thế giới. Đạt được thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cùng quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo, quyết liệt, linh động ứng phó với mọi tình huống biến động.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khoa học và công nghệ đóng vai trò cốt lõi đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Thanh Dung mong muốn các nhà khoa học trong nước được tạo điều kiện tốt hơn nữa để phát huy tính sáng tạo, đóng góp cho nền khoa học nước nhà, đưa Việt Nam hội nhập và phát triển theo xu thế toàn cầu.
Tân Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 33 tuổi: "Có đam mê, mọi thứ đều có thể"
Giảng viên Phạm Chiến Thắng, 33 tuổi, khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong bốn tân Phó Giáo sư trẻ nhất năm nay vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận.
Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020 Phạm Chiến Thắng 33 tuổi
Đã có 42 bài báo khoa học được công bố trong và ngoài nước
PGS.TS. Phạm Chiến Thắng vốn là học sinh chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN). Sau khi tốt nghiệp THPT, Phạm Chiến Thắng theo học Trường ĐHKHTN, khoa Hóa học, hệ Cử nhân tài năng.
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học, Phạm Chiến Thắng ở lại Trường ĐHKHTN, công tác tại khoa Hóa học, đồng thời theo học sau đại học tại Trường. Hoàn thành bậc học thạc sĩ năm 2012, Phạm Chiến Thắng tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại CHLB Đức, bảo vệ luận án tiến sĩ thành công tại Đại học Freie và được Đại học Freie cấp bằng Tiến sĩ năm 2016.
Trở về nước với tấm bằng Tiến sĩ, Phạm Chiến Thắng tiếp tục công việc giảng dạy, nghiên cứu tại khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, Phạm Chiến Thắng lại cặm cụi trong phòng thí nghiệm như bao đồng nghiệp khác.
Làm việc cần mẫn như con ong chăm chỉ, đến nay, Phạm Chiến Thắng đã có 42 bài báo khoa học được công bố trong và ngoài nước, trong đó có 16 bài ông là tác giả chính. Các hướng nghiên cứu chủ yếu của Thắng là: "Phức chất đa nhân, đa kim loại trên cơ sở phối tử axylthioure" và "Phức chất kim loại chuyển tiếp có hoạt tính sinh học".
Cựu học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) luôn bị cuốn hút bởi môn Hóa học
Thích môn Hóa từ năm lớp 8
Tìm gặp tân Phó giáo sư Phạm Chiến Thắng, cảm nhận đầu tiên đây là một người hiền lành, dễ chịu. Trong câu chuyện, ông Thắng rất hay cười, nét cười hiền lành giống như một cậu sinh viên trẻ, vẫn còn rụt rè.
PGS.TS. Phạm Chiến Thắng cho biết, mình bắt đầu thích môn Hóa học từ năm học lớp 8, bắt đầu từ các hiện tượng biến đổi màu sắc. Cứ mỗi ngày một chút, cậu học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) lại thấy bị cuốn hút bởi môn Hóa học hơn. Vào học khối Chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên KHTN, cậu học sinh Phạm Chiến Thắng lại tiếp tục bị "mê hoặc" không chỉ với môn Hóa mà còn ở... các thầy.
"Thầy chủ nhiệm của tôi công tác tại bộ môn Vô cơ, Trường ĐHKHTN. Thầy là một trong những nhà Hóa học hàng đầu. Tôi rất thích phong thái, cách truyền đạt của thầy. Các thầy cô khác cũng đem lại cho tôi nhiều cảm hứng, khiến tôi thích học, học thấy vui. Và thế là, lên đại học, tôi tiếp tục lại theo các thầy" - PGS.TS. Phạm Chiến Thắng chia sẻ.
Tân PGS.TS. Phạm Chiến Thắng thừa nhận mình thuận lợi, may mắn trong công việc và chặng đường phấn đấu khi luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và cả từ các em sinh viên.
"Danh hiệu Phó giáo sư là sự đánh giá một bước đường cố gắng phát triển của mình từ sau giai đoạn Tiến sĩ. Sau đây công việc của tôi vẫn là nghiên cứu, giảng dạy. Tôi đã được anh em, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp vun đắp. Vì vậy tôi cũng sẽ phải vun đắp cho các thế hệ sau" - Tân Phó giáo sư Phạm Chiến Thắng chia sẻ.
Tân PGS.TS. Phạm Chiến Thắng: "Học gì, làm gì cũng phải có đam mê. Khi có đam mê, mọi thứ đều có thể".
Từ lâu nay, tân PGS.TS. Phạm Chiến Thắng đã coi bộ môn Vô cơ, khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, ông có những thầy cô, đồng nghiệp tốt, những sinh viên ham học hỏi. Và đặc biệt, tất cả cùng chung một tình yêu và đam mê với môn Hóa học.
Theo PGS.TS. Phạm Chiến Thắng: "Nhiều người kêu học Hóa khó, nhưng khi đã thích thì bạn sẽ thấy nó rất thú vị. Ứng dụng của Hóa học giúp ích rất nhiều cho đời sống con người. Nói chung, học gì, làm gì cũng phải có đam mê. Khi có đam mê, mọi thứ đều có thể".
Ngôi trường 'siêu gặt hái' thành tích thi Olympic quốc tế Song song với mục tiêu đào tạo nhân tài, công tác giáo dục toàn diện của nhà trường cũng đạt nhiều kết quả ấn tượng, xứng tầm của một địa chỉ giáo dục uy tín bậc nhất trong cả nước. Ra đời trên cơ sở sáp nhập các khối chuyên trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia...