Nữ bác sĩ xinh đẹp nặng lòng với những gương mặt xấu đến “ám ảnh”
Không còn nhận ra đâu là mắt, là mũi, là môi… thậm chí còn tỏa ra thứ mùi khiến cả những người thân yêu nhất cũng phải kinh sợ. Vậy nhưng những gương mặt ấy đã dần hồi sinh sau hàng chục giờ được nữ bác sĩ xinh đẹp – Nguyễn Hồng Nhung – tập trung tất cả trí lực.
BS Hồng Nhung từng liên tục làm việc 18 tiếng
Học chuyên ngành nhãn khoa, thực tập vi phẫu tái tạo gương mặt
Ba là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tài hoa công tác tại bệnh viện Quân đội Trung ương 108, mẹ là bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện Mắt Trung ương, ngay từ nhỏ, bác sĩ Hồng Nhung đã được định hướng theo chuyên ngành bác sĩ mắt.
“Gia đình dứt khoát muốn tôi tránh khoa ngoại, hướng tôi theo nhãn khoa vì công việc nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ”.
Hồng Nhung đã theo đúng con đường ba mẹ định hướng, về bệnh viện Mắt Trung ương làm việc.
Tuy nhiên, cứ hết giờ làm việc, nữ bác sĩ xinh đẹp này lại chạy về bệnh viện 108, “chui” vào phòng mổ để được học hỏi, để được tiếp tục lĩnh hội những kiến thức vi phẫu đã được trải nghiệm trong những năm tháng thực tập.
Một kỷ niệm không thể quên trong năm 3 chuyên ngành y khi Nhung có dịp về Việt Nam thực tập, được tham gia phụ một ca mổ lớn.
“Đứng trước bệnh nhân tôi đã sững sờ vì không thể nhận ra đó là “cái gì”. Khuôn mặt của bệnh nhân bằng tuổi tôi khi đó chỉ là một đống bùng nhùng, không mắt, mũi, môi, chỉ có 2 ống thở luồn vào 2 cái lỗ”.
Và sau 3 lần được phụ mổ và cũng là đồng hành cùng bệnh nhân đó trong suốt quãng đời sinh viên y khoa, cô bác sĩ tương lai đã cảm nhận được sâu sắc sự thay đổi kỳ diệu trong thể xác và tinh thần của người bệnh.
“Lần cuối cùng tôi gặp là khi thấy bạn ấy (bệnh nhân bị tạt axit – PV) chạy nhảy, vui đùa, hát ca ở bệnh viện với khuôn mặt đầy đủ mắt mũi và nụ cười rạng rỡ. Sự sống đã quay về. Tinh thần bạn ấy đã thay đổi hoàn toàn.
Trước khi tôi sang Nga học tiếp, bạn ấy đã viết một bưu thiếp cảm ơn. Bạn ấy chia sẻ rằng lúc bị tạt axit, bạn ấy đã không muốn sống nữa. Tất cả là do gia đình đã cố gắng giữ bạn ấy lại. Nhưng sau các ca phẫu thuật, bạn ấy đã sống tích cực hơn, yêu đời hơn. Hiện bạn đó đã đi làm và là người dịch thuật rất giỏi”.
Video đang HOT
Có lẽ chính sự hồi sinh của nữ bệnh nhân cùng tuổi đó đã khiến cô sinh viên y khoa xinh đẹp quyết định chọn 1 ngã rẽ rất khác sau khi tốt nghiệp.
BS Hồng Nhung rất dễ “mít ướt” trước các hoàn cảnh bệnh nhi
Đam mê hạnh phúc cho bệnh nhân
“Nhiều lần, bố vào phòng mổ đã thấy tôi ở đó. Biết lĩnh vực này vất vả và rất xót con nhưng cuối cùng bố đã phải chấp nhận và dạy tôi về vi phẫu”, BS Hồng Nhung nhớ lại.
Vậy là từ 2011, BS Hồng Nhung chính thức theo đuổi lĩnh vực vi phẫu thuật và về làm bác sĩ tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương tại Hà Nội
Niềm vui của Hồng Nhung không chỉ là những ca tái tạo gương mặt thành công mà là có thêm những người bạn bệnh nhân; được chứng kiến những niềm vui và thành công của những bệnh nhân trẻ đã rất bi quan về tương lai.
Nhớ đến 1 bệnh nhân ung thư trẻ từng không muốn điều trị bệnh, BS Hồng Nhung kể: “Tôi đã phải nói chuyện với bạn ấy nhiều lần, rằng: Nếu em từ chối chữa bệnh thì em sẽ một mình đối diện với căn bệnh đó khi về nhà. Còn nếu em ở đây để điều trị tiếp, em sẽ cùng với các bác sĩ chiến đấu với căn bệnh này, và phần thắng có thể thuộc về mình. Nếu em về, phần thua là 100%”.
Sau đó, ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ thành công.
“Qua từng năm, cuộc sống của bạn ấy tốt dần lên. Mùa xuân vừa rồi, bạn ấy đi chơi, chụp ảnh đăng trên face book rất vui vẻ, xinh tươi. Đấy là những niềm vui tuyệt vời”.
Lúc nào cũng chỉ sợ đau lưng!
Là phẫu thuật sử dụng đến kính hiển vi với độ phóng đại thông thường từ 10 – 20 lần để phẫu tích, khâu nối những mạch máu, thần kinh có kích thước chỉ khoảng 1mm, đường kính bằng những sợi chỉ từ 15 – 42 micron (khoảng 1/10 đường kính của sợi tóc), thời gian để thực hiện một sự kết nối hoàn hảo những mảnh ghép có thể lên tới hàng chục giờ.
Vậy nên 18 tiếng xuyên đêm (từ 9h sáng hôm trước đến 3h sáng hôm sau) là ca vi phẫu dài nhất trong nghiệp vi phẫu đến nay đã 9 năm của BS Hồng Nhung.
“Khi vào công việc, tôi gần như quên hết xung quanh và không có cảm giác mệt mỏi.
Những việc tôi làm là liên quan đến tạo hình, trong đó thẩm mỹ chỉ là một phần rất nhỏ. Thường sẽ có một kíp mổ cắt những khối u trên vùng mặt của bệnh nhân và để lại những khuyết hổng rất lớn, thường không thể đóng lại được, hoặc nếu cố gắng đóng lại thì bệnh nhân không thể có được khuôn mặt bình thường, thậm chí mất hết các chức năng quan trọng trên khuôn mặt.
Nhiệm vụ của tôi là làm sao để đưa một phần cơ thể nào vào đó để vừa đóng được vết thương, phần nào hồi phục chức năng đã bị cắt bỏ đi và trên tất cả là cố gắng trả lại cho họ khuôn mặt nhiều nhất có thể so với trước kia.
Kỹ thuật tạo hình không nối mạch máu sẽ đơn giản nhưng rủi ro cao. Do đó nhờ kỹ thuật nối các mạch máu để nuôi các tổ chức được ghép lại”.
Nhớ lại mang bầu 8 tháng, nữ bác sĩ xinh xắn ấy cười khúc khích: “Bụng khi đó to lắm, làm tay tôi với mãi mới tới mạch máu. Nhiều lúc đang nối mạch máu mà tay rung lên vì em bé trong bụng đạp mạnh quá”.
Đến giờ, để trụ với nghề, BS Hồng Nhung đã đăng ký đi tập luyện thể dục thể thao. Bởi sau gần 10 năm theo đuổi đam mê – vi phẫu cho những bệnh nhân ung thư, nỗi sợ lớn nhất với BS Hồng Nhung không phải là độ khó của ca phẫu thuật mà là nỗi lo đau lưng và mỏi lưng. Mặc dù đang bị tình trạng cơ lưng bên to bên nhỏ do phải cúi quá lâu ở 1 tư thế, nhưng để xêp thời gian đi tập quả là quá khó khi thời gian cho công việc đã kéo dài 8-20h mỗi ngày.
“Mọi người bảo là em tập rất chăm. Tháng nào cũng đủ 3-4 buổi”, BS Hồng Nhung hài hước chia sẻ khi được hỏi.
Chia sẻ về thời gian dành cho gia đình, BS Hồng Nhung chỉ nói: “Con trai tôi (6 tuổi – PV) lúc nào cũng bảo sau này sẽ không làm bác sĩ vì bác sĩ suốt ngày phải đi làm đi trực”.
Vất vả với nghề là thế nhưng nhiều bác sĩ trong ngành không nghĩ Hồng Nhung là bác sĩ phẫu thuật bởi vẻ ngoài vô cùng “tiểu thư”.
“Có người, khi gặp tôi báo cáo về một số ca lâm sàng ở một hội nghị đã hỏi: ‘Ơ, thế làm thật à? Anh nhìn “bé”, anh tưởng chỉ chơi với làm đẹp thôi chứ?.
Ở các hội nghị quốc tế cũng vậy, khi các chuyên gia nhìn thấy tôi, lúc đầu họ có vẻ coi thường vì vi phẫu là một kỹ thuật rất khó, mà trông tôi thì chỉ như sinh viên mới ra trường. Đến khi thực hiện ca vi phẫu, họ thấy tôi làm rất thành công thì lúc ấy mới nhìn nhận khác đi”.
Hẳn là thời gian sẽ khó lòng lấy đi được vẻ đẹp không tuổi nhưng chắc chắn sẽ bồi đắp thêm tài hoa cho nữ bác sĩ đam mê vi phẫu “cháy bỏng” và mang tên của 1 loài hoa rất đẹp – Hồng Nhung.
Trần Phương
Theo Dân trí
Người bệnh đang chết oan vì nhiễm khuẩn bệnh viện
Không bị bệnh tật cướp đi sinh mạng nhưng nhiều người bệnh chết oan vì nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây là một thách thức lớn đối với ngành y ở tất cả các quốc gia trên toàn cầu nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để.
Ngày 7/9, tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn khu vực phía Nam đã góp mặt tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn trong ngoại khoa để tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn cho người bệnh.
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là thách thức lớn đối với y tế toàn cầu
PGS.TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, cho biết: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu ca biến chứng liên quan đến phẫu thuật, trong đó có 1 triệu ca tử vong. Một phần người bệnh tử vong không phải do bệnh lý mà là do nhiễm khuẩn liên quan đến phẫu thuật.
BS Phạm Hữu Đoàn, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bình Dân chia sẻ: Thời gian gần đây, tại Việt Nam xảy ra nhiều sự cố y khoa gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, đây hầu hết là những sự cố không mong muốn do nhiễm khuẩn vết mổ gây ra.
Hiện nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn vết mổ nói riêng đang là mối quan ngại lớn đối với ngành y tế. Nhiễm khuẩn vết mổ sẽ khiến thời gian nằm viện sau phẫu thuật của bệnh nhân tăng 2 đến 3 lần, kéo dài thời gian nằm viện từ 7 đến 10 ngày, tăng gấp 5 lần khả năng bệnh nhân nhập viện trở lại khiến việc sử dụng kháng sinh gia tăng kéo theo đó là tình trạng kháng kháng sinh.
Thực trạng trên đang gây ra gánh nặng viện phí cho người bệnh khi chi phí điều trị tăng lên từ 2 đến 4 lần. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong của người bệnh không giảm mà tăng cao từ 2 đến 3 lần.
Trong bối cảnh cơ sở vật chất, hạ tầng của các bệnh viện tại Việt Nam còn hạn chế, các chuyên gia lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn khuyến cáo, y bác sĩ, nhân viên y tế và thân nhân người bệnh cần thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Vân Sơn
Theo Dân trí
S.O.S Bác sĩ kiệt sức Áp lực công việc kéo dài khiến ngày càng nhiều bác sỹ, nhân viên y tế ở nhiều nước cảm thấy kiệt sức (burnout). Hiện tượng này mang tới những hậu quả rất nghiêm trọng cho hệ thống y tế. 1. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger đã định nghĩa "burnout" là sự...