Nông nghiệp chuyển hướng tích hợp đa giá trị

Theo dõi VGT trên

Dịch COVID-19 kéo dài chưa biết hồi kết, lại thêm xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới với diễn biến khó lường.

Đó là chưa kể đến những khó khăn luôn thường trực mà sản xuất nông nghiệp phải đối diện như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi

Nông nghiệp chuyển hướng tích hợp đa giá trị - Hình 1
Áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại vùng đồng bào Chăm ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Thời gian này đã minh chứng cũng như củng cố thêm sức mạnh của nông nghiệp Việt Nam với các giải pháp phát triển sản xuất linh hoạt, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Chia sẻ về những nỗ lực cũng như những giải pháp ứng phó với những biến động trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh.

Dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua, biến đổi khí hậu cộng thêm xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới diễn biến khó lường; Thứ trưởng có thể cho biết, những yếu tố này ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam như thế nào?

Hơn 2 năm qua, kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu và gần đây là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Những yếu tố trên đã gây ra một số tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nước ta, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tác động trước hết là giá cả vật tư đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… tăng cao. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng trong khi tiêu thụ nông sản gặp khó.

Cùng với đó là chuỗi sản xuất, lưu thông cung ứng vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm bị ảnh hưởng. Việc tiêu thụ sản phẩm nông sản kể cả trong nước và xuất khẩu bị gián đoạn, tác động trực tiếp đến sản xuất và thu nhập của người sản xuất.

Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp và nông dân cả nước, trong hơn 2 năm qua, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí là “trụ đỡ” cho nền kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định xã hội trong lúc đất nước gặp khó khăn.

Điều đó đã được khẳng định trên kết quả cụ thể là: Năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,75%, năm 2021 tăng 2,9%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD, năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD, vượt 6,6 tỷ USD mức Chính phủ giao. Năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, rau đậu các loại 18,6 triệu tấn, thịt hơi các loại 6,69 triệu tấn, sữa tươi gần 1,2 triệu tấn, trứng trên 17,5 tỷ quả, sản lượng thủy sản đạt 8,73 triệu tấn…

Thực tế, những bất ổn trên đang gây nên hệ lụy giá hàng hóa đầu vào sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao, xin Thứ trưởng phân tích những tác động tới ngành nông nghiệp và ngành có những giải pháp gì để ổn định thu nhập cho người nông dân?

Như đã đề cập ở trên, những bất ổn trên đã làm cho giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao. Điều này, dẫn đến một số hệ lụy, tác động trực tiếp tới ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm nói riêng.

Video đang HOT

Đó là, giá vật tư đầu vào tăng, nhất là mặt hàng phân bón đã làm tăng chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm. Giá vật tư đầu vào tăng dẫn đến yêu cầu nguồn vốn đầu tư sản xuất lương thực, thực phẩm tăng trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp và nông dân còn hạn chế.

Hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm giảm do chi phí tăng trong khi tiêu thụ sản phẩm bị gián đoạn. Kết quả là thu nhập và đời sống của nông dân bị ảnh hưởng.

Để ổn định thu nhập cho người nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi nêu trên.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan điều tiết cung – cầu, xuất, nhập khẩu các mặt hàng là “đầu vào” của ngành nông nghiệp; chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư, niêm yết giá. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế vật tư nông nghiệp nhập khẩu.

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh khuyến cáo nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, gia tăng sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bộ chỉ đạo các đơn vị tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường; các địa phương mở rộng tổ chức chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trong nước sản xuất.

Ứng phó với những yếu tố bất thường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo như thành lập hai Tổ công tác đặc biệt của Bộ để thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân, doanh nghiệp và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Các đơn vị cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu với những phương thức, cách làm linh hoạt.

Các cấp ngành luôn động viên nông dân tăng cường các hoạt động tạo nguồn thu từ khu vực phi nông nghiệp ở những nơi có điều kiện.

Nhờ thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thời gian qua tiếp tục được đảm bảo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021 thu nhập bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn đạt khoảng 4,8 triệu đồng so với 6,3 triệu đồng ở khu vực thành thị.

Tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/32021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 có đặt vấn đề đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường. Trong khi đó thị trường thế giới luôn tiềm ẩn những bất ổn, vậy chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu trên, thưa Thứ trưởng?

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn được nêu tại Nghị quyết 34/NQ-CP của Chính phủ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy sản xuất, đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Đồng thời, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”.

Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện định hướng cơ cấu lại ngành theo 3 trục sản phẩm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương. Mục tiêu chung là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước về số lượng, chất lượng và xuất khẩu một số sản phẩm.

Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tiếp tục được quan tâm, nhất là các công trình thủy lợi cung cấp nguồn nước cho sản xuất; các công trình phòng, chống thiên tai bảo vệ kết quả sản xuất; các công trình phục vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất…

Sự đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm cần được tăng cường. Trọng tâm là việc nghiên cứu chọn tạo giống; áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, gắn với truy xuất nguồn gốc; ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm…

Ngành đổi mới hình thức tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm. Theo đó, tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triến kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm theo chuỗi giá trị.

Đi cùng với đó là việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, điển hình như tập trung hoàn thiện chính sách đất đai, quản lý đất trồng lúa; chính sách tín dụng, thương mại hỗ trợ nông dân, các địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, đặc biệt là lúa gạo.

Để đẩy mạnh phát triển hệ thống lưu thông và thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm, chúng ta cần ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông; hệ thống kho dự trữ, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; hệ thống thương mại… để người dân có cơ hội tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức

Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh "vây bủa", đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao.

Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp cận các hình thức thương mại cũng như các thị trường trong nước, quốc tế...

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức - Hình 1

Năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong ảnh: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng).

Khẳng định vai trò "bệ đỡ"

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định: Vai trò của nông nghiệp đã được thể hiện rõ nét trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế; khẳng định vai trò là "bệ đỡ" của nền kinh tế, vừa bảo đảm được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Cũng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2021, ngành Nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tăng tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có lợi thế và giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm... Thực hiện "mục tiêu kép" vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, vừa phòng, chống dịch bệnh, ngành Nông nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế cả nước; kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục - hơn 48,6 tỷ USD, tăng 15% so năm 2020.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường, trong năm 2021, các địa phương đã tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình "cánh đồng lớn"; đồng thời đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương. Sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020; sản lượng rau, đậu là 18,6 triệu tấn, tăng 325,5 nghìn tấn...

Còn Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh thông tin: Năm 2021, chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi, đàn lợn ước đạt 28 triệu con, tăng 7,1% so với năm trước; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%...; sản lượng thịt hơi các loại khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%..., nhờ đó, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả thị trường...

Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Năm 2021 sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Nội tăng 3,46% so với năm trước. Sản lượng lương thực đạt 1,05 triệu tấn, tăng 0,9%. Chăn nuôi tăng trưởng mạnh, sản lượng thịt hơi các loại là 405.417 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã triển khai nhiều mô hình trình diễn sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức - Hình 2

Thu hoạch trứng gà tại một trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Tiên Dương (huyện Đông Anh).

Thích ứng an toàn, linh hoạt

Năm 2022, ngành Nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tác động của dịch bệnh cần thời gian dài để xử lý và tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất cũng như cơ cấu lại các kênh phân phối, kết nối cung - cầu... Mặt khác, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai diễn biến khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ..., đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có giải pháp ứng phó kịp thời và chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế thiệt hại.

Dù có nhiều khó khăn, nhưng năm 2022, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 49 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 2,9-3%... Để đạt được mục tiêu nêu trên, ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) Đinh Cao Khuê đề nghị, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần có giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến sâu các loại nông sản và đa dạng hóa sản phẩm chế biến trên thị trường. Cùng với đó, các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; kéo dài thời gian vay vốn từ 8 đến 10 năm để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào trồng và chế biến nông sản.

Để đạt được mục tiêu chung của cả nước, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,5-3%. Theo đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, các sản phẩm đặc sản; hình thành các hợp tác xã là chủ thể để tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Sở NN&PTNT tiếp tục đề xuất với thành phố ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sơ chế, chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu, bảo quản sản phẩm...

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, năm 2022, ngành Nông nghiệp sẽ thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo các nhóm sản phẩm chủ lực, các ngành, lĩnh vực; đồng thời cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng... Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép rà soát, sửa đổi 87 văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp; qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp duy trì sản xuất, giúp nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ
21:47:27 15/06/2024
TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa đá, đường kính đến 1,5 cm
05:11:49 15/06/2024
Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp
00:08:33 16/06/2024
Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét
00:09:04 16/06/2024
Biết có camera nhưng vẫn móc trộm vàng trong tiệm gội đầu
21:40:25 15/06/2024
Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng
22:55:58 15/06/2024
Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ
23:53:17 15/06/2024
Hà Nội: Cháy nhà dân trong ngõ Trại Cá lúc giữa đêm, đồ đạc bị thiêu rụi
15:50:36 14/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024
Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow
10:09:17 16/06/2024

Tin mới nhất

Không khởi tố vụ án n.ữ s.inh bị cây xanh đè c.hết

15:04:01 16/06/2024
Ngày 10-6, nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ n.ữ s.inh cấp 3 bị cây xanh gãy đổ đè t.ử v.ong.

Cần Thơ lần đầu xuất hiện mưa đá

14:19:32 16/06/2024
Lượng mưa phổ biến 2 - 10mm có nơi trên 10mm. Trong mưa dông đề phòng dông sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lốc xoáy và gió giật mạnh; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Xảy ra hai vụ đuối nước tại Phú Yên khiến 3 thiếu niên t.ử v.ong

10:10:11 16/06/2024
Trước đó, vào ngày 13/6, trên địa bàn xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa cũng xảy ra một vụ đuối nước tại kênh Chính Bắc, huyện Phú Hòa khiến một em nhỏ 11 t.uổi t.ử v.ong.

Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ AI để dẫn dụ "chat nhạy cảm" rồi tống t.iền

16:21:19 15/06/2024
Hiện nay, người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để l.ừa đ.ảo. Công an TP Hà Nội và TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ chat nhạy cảm để cưỡng đoạt tài sản trên mạng xã hội.

Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản

15:08:25 15/06/2024
Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây trên đất nuôi trồng thủy sản được cho tồn tại nhưng phải chuyển đổi toàn bộ diện tích sang đất ở. Chủ biệt thự nói khó khăn về tài chính , chỉ xin chuyển một phần diện tích.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe: Triệt để thì hết chống chế!

11:26:23 15/06/2024
Trong chuyến đi công tác tại Trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên, tôi ám ảnh mãi ánh mắt của phạm nhân N.T.H - một người từng gây tai nạn cho chính đứa con trai ruột của mình.

Thủy điện ở Hòa Bình xả nước bất ngờ, nhiều du khách bị cuốn trôi

08:45:02 15/06/2024
Trong lúc người dân và du khách đang tắm suối, thủy điện Suối Mu ở Hòa Bình bất ngờ xả nước khiến nhiều người bị nước cuốn, may mắn được cứu kịp thời.

Hà Nội: Xe taxi tự bốc cháy giữa đường

05:09:17 15/06/2024
Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 13/6, một xe taxi bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông qua ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Mưa dông, lốc xoáy trên biển Đông và nhiều khu vực trong đất liền

05:06:49 15/06/2024
Các chuyên gia cảnh báo người dân ở các khu vực trên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Ô nhiễm nghiêm trọng từ con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng

05:00:02 15/06/2024
Theo người dân địa phương, nguyên nhân suối Tân bị bức tử nghi bắt nguồn từ một nhà máy chế biến mủ cao su nằm trên đường ĐT 741 (thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng), khu vực đầu nguồn, nơi suối Tân chảy qua.

Phát hiện quả bom 340 kg khi san gạt nền nhà

04:56:02 15/06/2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Yên đã tiến hành lập biên bản hiện trường và biên bản bàn giao hiện trạng quả bom cho Ban Chỉ huy Quân sự xã Lang Thíp.

Có thể bạn quan tâm

Những người mẹ đặc biệt ở Làng t.rẻ e.m SOS Pleiku

Netizen

15:05:57 16/06/2024
Làng t.rẻ e.m SOS Pleiku hiện có 12 người mẹ đặc biệt. Với tấm lòng nhân ái, các chị đã chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho những đ.ứa t.rẻ yếu thế, bất hạnh như con ruột của mình.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

Thế giới

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Vượt gần 1.800 km bắt nghi phạm lừa bán bọ xít đen, chiếm đoạt t.iền cọc

Pháp luật

15:03:13 16/06/2024
Quảng cáo mình có bọ xít đen phơi khô nhằm lừa t.iền cọc rồi chiếm đoạt tài sản, một phụ nữ ở Ninh Thuận đã lừa nhiều người, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

'Cửu Long Thành Trại: Vây thành': Phim hành động Hồng Kông nỗ lực tái sinh

Phim châu á

14:58:35 16/06/2024
Cửu Long Thành Trại: Vây thành (Twilight of the Warriors: Walled In) kể câu chuyện nhân văn đầy kịch tính, với diễn xuất đỉnh cao và những màn đối đầu mãn nhãn của các ngôi sao đình đám.

Em vợ Lê Dương Bảo Lâm mất hồn vía sau va chạm xe tải, cú sốc khó quên

Sao việt

14:56:11 16/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Quỳnh Trang - em vợ Lê Dương Bảo Lâm đăng tải hình ảnh mới. Cô diện trang phục đơn giản, check-in tại nhà riêng cùng người thân. Đính kèm loạt ảnh tươi tắn, em vợ Lê Dương Bảo Lâm cập nhật tình hình hiện tại...

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố

Tv show

14:54:36 16/06/2024
Ca sĩ Quang Bình hiếm hoi xuất hiện, chia sẻ về chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, con trai danh ca Hùng Cường cũng trải lòng về chuyện đổ vỡ hôn nhân và biến cố bệnh tật.

James Su và dàn mỹ nam Thái Lan phá banh hit Baby Monster, CĐM chê thảm hoạ

Sao châu á

14:34:34 16/06/2024
Dù nhận về một số ý kiến trái chiều nhưng SHEESH vẫn được xem là sản phẩm âm nhạc thành công của nhóm nhạc nữ tân binh BABYMONSTER. Ca khúc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.