Nông dân thu vài triệu mỗi ngày nhờ trồng thứ quả xanh đỏ bằng công nghệ mới
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, nhiều nhà vườn tại Lâm Đồng phấn khởi thu về hàng trăm triệu đồng mỗi vụ từ những cây trồng cho quả sắc màu này.
Nhờ tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây công nghệ cao của Hội nông dân tại địa phương, từ năm 2018, ông Nguyễn Văn Tài (52 tuổi) ở phường 8, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bắt được “bí kíp” về kỹ thuật trồng ớt ngọt. Sẵn vườn rau ăn lá nhiều năm không đem lại hiệu quả kinh tế, ông Tài quyết định đầu tư nhà kính, chuyển 1.000m2 trồng rau sang trồng ớt ngọt.
Nhờ nắm rõ kỹ thuật, vườn ớt ngọt của gia đình ông Tài cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày
Do tham gia các lớp tập huấn, lại được đầu tư bài bản, cộng thêm điều kiện khí hậu phù hợp, vườn ớt ngọt của ông Tài phát triển rất tốt. “Ớt ngọt được gia đình trồng trong nhà kính theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt. Trồng trên luống cao 20 cm, rộng 1,5 m, mỗi luống 2 hàng, khoảng cách giữa hàng với hàng 50cm, giữa cây với cây 45-50cm. Khi cây cao từ 35 cm, sẽ được cố định bằng giây để tránh cho cây không bị nghiêng, gãy đổ”- ông Tài chia sẻ
Ông Tài cho biết, chỉ sau 3 tháng ớt ngọt sẽ cho thu hoạch và cho thu liên tục 6-12 tháng. Hiện mỗi ngày vườn ớt của ông đang cho thu khoảng 65kg. Với giá bán tại vườn từ 28-32.000 đồng/kg, mỗi ngày ông Tài đút túi khoảng 2 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm vườn ớt ngọt của ông Tài đem về cho chủ nhân khoảng nửa tỷ đồng
Tương tự, gia đình anh Võ Nguyên Minh Sơn (35 tuổi) đang tập trung chăm sóc lứa ớt chuông baby để đảm bảo tiến độ thu hoạch, giao nông sản cho đối tác.
Khu vườn rộng 3 sào Nam Bộ (3.000m2) của gia đình anh Sơn ở thôn Thái Sơn (xã N’Thôn Hạ, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) được lắp đặt hệ thống nhà kính cùng các trang thiết bị hiện đại. Việc sản xuất được thực hiện một cách tỉ mỉ, cách ly với môi trường bên ngoài để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh.
Dù chưa thu hoạch nhưng vườn ớt chuông của gia đình anh Sơn cũng đã được bao tiêu
Được biết, trước đó gia đình anh Sơn trồng dưa baby. Nay, gia đình anh Sơn quyết định đầu tư vào cải tạo khu nhà kính, lắp đặt thêm máy móc, các trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là trải thảm bạt toàn bộ nền vườn để chuyển qua trồng ớt chuông baby trên giá thể xơ dừa.
Nhờ hệ thống tưới nước tiết kiệm, đèn lưu huỳnh, quạt đối lưu… vườn ớt chuông baby của anh Sơn sinh trưởng rất tốt.
“Ớt chuông baby là cây rau có giá trị kinh tế cao nên vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Tổng chi phí cho 0,3ha khoảng từ 350-400 triệu đồng”, chủ vườn 35 tuổi chia sẻ.
Hiện gần 10 nghìn cây ớt của gia đình anh Sơn đang bước vào giai đoạn phát triển trái và dự kiến cho thu hoạch vào cuối tháng 11.
Video đang HOT
Anh Võ Nguyên Minh Sơn nói: “Trái đang ở độ lớn nhưng bên hợp tác xã đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức 27.000 đồng/kg. Do vậy, việc làm vườn bây giờ là tập trung chăm sóc để đảm bảo ớt chín đúng độ, trái đạt tiêu chuẩn”.
Cũng theo anh Sơn, dự tính vụ này gia đình anh sẽ thu về khoảng 30 tấn. Với mức giá của hợp đồng bao tiêu, 30 tấn ớt chuông baby sẽ thu về hơn 800 triệu đồng. “Mọi việc suôn sẻ, thuận lợi thì lứa ớt này sẽ có lợi nhuận ít nhất 300-400 triệu đồng”, anh Sơn thổ lộ.
Cũng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, ông Bùi Ngọc Cung sinh năm 1971 ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng (Lầm Đồng) được mệnh danh là người đi đầu trong việc thực hiện nông nghiệp thông minh ở xã.
Theo nông dân Bùi Ngọc Cung, nhờ máy móc phân tích và đưa ra các chỉ số phù hợp nên cây trồng phát triển rất mạnh. Ở khu vườn 2ha, từ đầu năm 2019 đến nay, ngoài ớt chuông, gia đình ông còn cho thu hoạch trên 200 tấn nông sản khác gồm cà chua bi, dưa baby, dưa leo Nhật…
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo các chỉ số chăm sóc giúp cây phát triển mạnh, ra trái năng suất
Năm 2019, với 11.000 cây ớt chuông giống Hà Lan, vườn ớt chuông vàng, đỏ của ông Cung đạt sản lượng lên đến 40 tấn quả, ước tính thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.
Được sản xuất theo quy trình VietGAP, áp dụng công nghệ 4.0 nên chất lượng nông sản cao và được một công ty chuyên về rau, củ quả ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ. Trừ các loại chi phí, gia đình ông Cung thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng mỗi vụ.
Từ việc trồng cây công nghệ cao, vườn của ông Cung giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 – 7 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Lưu Vũ Trường Duy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc Lâm cho biết thêm: “Anh Bùi Ngọc Cung là một trong những nông dân điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đơn Dương. Đồng thời anh còn là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Lạc Lâm đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để sản xuất các loại rau hoa theo hướng thông minh, hiện nay toàn bộ hệ thống tưới cho cây trồng trong vườn nhà anh đã được cài đặt phần mềm với hệ thống đo độ ẩm tự động, tưới tự động theo công nghệ 4.0″.
Bỏ đại học làm nông dân, 20 năm sau thành ông chủ thu 36 tỷ/năm
Đang học đại học thì bỏ về trồng nấm gây dựng sự nghiệp theo đam mê của mình, sau 20 năm, anh Triệu Quang Trung sở hữu trong tay nhà máy sản xuất nấm theo công nghệ Hàn Quốc, cho doanh thu lên đến 30-36 tỷ/năm.
Khủng hoảng vì càng làm càng lỗ
Anh Triệu Quang Trung ở thôn Thanh Sơn, xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) là một trong 63 nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2020. Học ngành nghề chế tạo máy của Đại học Giao thông vận tải, nhưng anh lại rẽ ngang và giờ trở thành ông chủ của nhà máy sản xuất nấm theo công nghệ Hàn Quốc, mỗi năm cho doanh thu trên 30 tỷ đồng.
Anh Trung kể, học đến năm thứ 2 đại học, tình cờ được một người quen của gia đình nói chuyện về làm nông nghiệp công nghệ cao, lại có sẵn đam mê về ngành này, nhất là về các loại nấm, anh quyết định bỏ học về làm nông.
Để thực hiện giấc mơ của mình, anh Trung sang Hàn Quốc theo học hệ thực tập sinh 4 năm ngành vi sinh, nấm ăn, nấm dược liệu - một lĩnh vực rất phát triển tại đây. Thời gian đầu đặt chân lên xứ lạ, đến nói tiếng Hàn còn chưa thành thạo, anh vừa phải lo bắt nhịp được việc học, vừa phải làm thêm để có tiền trang trải nên khá vất vả.
Thời gian đầu trồng nấm, anh Trung gặp nhiều khó khăn vì nấm bị hỏng, không ai tin dùng
Quá trình học và làm việc ở Hàn Quốc, anh Trung nhận thấy nghề trồng nấm ở xứ xở kim chi phát triển đã lâu, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn bởi nấm là thực phẩm sạch, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Từ đó, anh ước mơ xây dựng một nhà máy sản xuất nấm sạch quy mô công nghiệp như Hàn Quốc để phục vụ người dân trong nước.
Học xong, anh thực tập ở một trung tâm nghiên cứu nấm ăn, nấm dược liệu tại Hàn Quốc để tích lũy kinh nghiệm.
Đến năm 2014, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, làm thêm, kinh doanh tích cóp được một khoản vốn, anh Trung bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất nấm theo công nghệ Hàn Quốc với diện tích 2.400m2 ở Việt Nam. Thời gian đầu, khó khăn như bủa vây.
Anh Trung kể, nhớ nhất là những năm 2015-2016, anh gần như khủng hoảng vì quá trình sản xuất bị hỏng, nấm mốc gần như toàn bộ, chiếm đến 95%. Lý do là nguồn nguyên liệu đầu vào (mùn cưa, cám gạo, lõi ngô, hạt bông) không đạt tiêu chuẩn, như: độ ẩm quá cao, bảo quản không tốt,... Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm trời, khiến anh thiệt hại tới 2-3 tỷ đồng mỗi năm và cảm thấy chán nản.
Càng trồng nấm càng lỗ. Khi ấy, nhiều lúc thất vọng, song nghĩ mình đã dồn tất cả tâm huyết, công sức, vốn liếng vào nhà máy rồi, giờ không thể bỏ được.
Nghĩ vậy, anh lại xoay xở tiền vốn, vay mượn ngân hàng, bạn bè, anh em họ hàng mỗi người một ít để vượt qua giai đoạn khốn khó này.
Quyết tâm theo đuổi đam mê, anh Trung đã thành công
"Làm 2 năm chưa thấy thu về đồng nào, tối ngày cặm cụi ở nhà máy đến mất ăn mất ngủ. Vợ tôi xót ruột vì từ đầu đã không ủng hộ", anh Trung kể. Người thân, bạn bè anh cũng khuyên nên xem xét đổi hướng, chứ đầu tư vào nông nghiệp vừa vất vả lại mạo hiểm. Song, anh vẫn giữ vững lập trường, quyết làm bằng được.
Anh thuyết phục mọi người hãy tin tưởng vào những gì anh đã học được trong quá trình tu nghiệp tại Hàn. Nếu kiên trì, áp dụng thành công công nghệ trồng nấm Hàn Quốc thì sẽ có nguồn lợi nhuận bền vững.
Trong 2 năm đầu gian nan ấy, để tìm thị trường cho nấm, anh Trung mang từng cây đi giới thiệu, trưng bày ở các đại lý, siêu thị, nhà hàng, khu chung cư. Ban đầu, nhìn những cây nấm đùi gà, nấm sò yến, nấm ngọc châm to trắng, mập mạp, nhiều người nghi ngờ nấm đẹp như vậy chỉ là hàng Trung Quốc. Vì thế, cho họ nấm dùng thử, tặng miễn phí họ cũng không nhận.
Để thuyết phục mọi người, anh Trung mang cả những lọ nấm để nguyên trong khay chưa thu hái cho người mua thấy trực tiếp. Họ ăn thử, có người bảo ăn chưa quen, một số người hiểu về nấm thì thấy ngon và giới thiệu cho anh em bạn bè, người này truyền miệng người kia nên dần dần lượng khách ngày một đông.
"Tuy vậy, số lượng nấm bán ra không đáng kể, chỉ 20-30 kg/ngày. Tính cả sản phẩm mẫu, cho tặng không thu được tiền về và số bị hỏng mốc, trong 2 năm tôi thiệt hại tới 6-7 tỷ đồng", anh Trung xót xa.
Hái không kịp bán, lãi tiền tỷ
Thất bại đã cho anh Trung nhiều bài học quý. Nhờ tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, chất lượng nên những mẻ nấm sau này cho tỷ lệ thành công 90-95%. Đến năm 2017, anh Trung mở rộng diện tích nhà xưởng lên 3.600 m2, tiếp tục phát triển.
Anh Trung cho rằng, sản xuất nấm công nghiệp không phụ thuộc vào thời tiết. Chỉ cần duy trì môi trường nhân tạo ở nhiệt độ 18-20 độ C, phun sương tạo độ ẩm 85-90%. Nhờ đó, nấm có thể sản xuất quanh năm, sản lượng ổn định. Đặc biệt, anh có thể điều chỉnh được lượng nấm theo nhu cầu khách hàng và nâng cao được chất lượng sản phẩm, tránh sâu bệnh.
Mỗi mẻ nấm gồm có 5 giai đoạn: chuẩn bị nguyên liệu, trộn nguyên liệu; hấp thanh trùng; cấy giống; đưa vào ngâm sợi; đưa ra nuôi trồng. Trong đó, khâu đầu tiên là quan trọng nhất, quyết định 90% sự thành công của một mẻ nấm.
Đối với nấm ăn loại ngắn ngày nhất từ lúc cấy giống đến khi thu hoạch hết 45 ngày, loại dài ngày nhất hết 100 ngày, anh Trung cho hay.
Sản xuất dần đi vào ổn định, lượng khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm nấm ngày một tăng. Giờ mỗi ngày anh xuất bán khoảng 5-6 tạ nấm sò yến, nấm đùi gà, nấm ngọc châm trắng, ngọc châm nâu.
Nhà máy của anh Trung hiện cung cấp khoảng 330 tấn nấm/năm, cho doanh thu từ 30-36 tỷ
Ngoài bán lẻ, anh Trung còn cung cấp cho các đại lý, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng ở nhiều tỉnh thành.
Đến nay, diện tích trang trại nấm của anh đã lên đến 5.000m2 với sản lượng đạt 330 tấn/năm. Những năm gần đây, trang trại nấm của anh cho doanh thu 30-36 tỷ/năm, trừ chi phí lãi khoảng 3-3,5 tỷ/năm.
"Tôi thuê thêm 17 người làm ở trang trại, công việc đỡ vất vả hơn so với những ngày đầu. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời điểm nấm tiêu thụ mạnh nhất, khách không đặt sớm là cháy hàng", anh Trung nói. Anh còn hợp tác với một số tập đoàn lớn, các công ty về thực phẩm và mở rộng nhà máy sản xuất nấm ở Bắc Ninh do sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, anh còn sản xuất nấm dược liệu, song sản phẩm này đang trong quá trình làm thử nghiệm để thăm dò thị trường vì đầu ra chưa ổn định.
20 năm theo đuổi đam mê về một mô hình sản xuất nấm hữu cơ hiện đại, với anh Trung, có được thành quả như ngày nay là bao nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi. Điều quan trọng là nhà máy của anh đã cho ra những cây nấm sạch, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam có mặt 180 nước trên thế giới Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt gần 240.000 ha, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2016. Hiện đã có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện phong trào sản suất hữu cơ. Ngày 22/11, tại thành phố Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm tổ chức diễn đàn xúc...