Nợ nần, cảm giác tội lỗi bủa vây du học sinh tại Canada
Gánh khoản nợ khổng lồ khi du học Canada, sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto sống chật vật, cân nhắc từng đồng và cảm thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi hay bị điểm kém.
Tháng 4/2021, làn sóng đại dịch thứ 2 càn quét Ấn Độ. Hàng người dài xếp hàng chờ nhận thuốc, nhân viên y tế kiệt sức đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, bình oxy. Giữa lúc đất nước ghi nhận 2.000 ca mắc mới, 1.000 trường hợp tử vong mỗi ngày, Shoena Agarwal (18 tuổi ở Delhi) nhận thư từ ĐH Toronto (Canada).
Lúc đó, nữ sinh vừa xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, mẹ và em trai cách ly từ 2 tuần trước vì Covid-19. Họ vẫn vui mừng khi nhìn từ “chúc mừng” – dòng chữ có thể thay đổi cuộc đời Shoena.
“Mọi người nhảy vòng quanh, rất hạnh phúc”, nữ sinh kể lại giây phút “tụ họp” qua cuộc gọi video của gia đình. Họ từng vui mừng như thế cho đến khi phát hiện dù vét hết tài sản cũng không kham nổi 58.160 CAD học phí mỗi năm tại ĐH Toronto.
Học phí của du học sinh cao gấp 10 lần
Bố mẹ Shoena bất lực nói với con gái họ không thể nào chi trả nổi khoản phí đó. Nhưng nữ sinh 18 tuổi không cam lòng để cơ hội đổi đời vụt qua trước mắt.
Viễn cảnh học tại trường hàng đầu Canada, top 20 thế giới như giấc mơ hiện hữu trước mặt. Với tấm bằng ấy, Shoena sẽ có công việc tử tế, cơ hội nhập cư, thoát khỏi áp lực lấy chồng ở quê nhà.
“Nhiều người đã đi rồi trở về, đối mặt với xã hội không muốn nữ giới làm gì nhiều”, Shoena lo sợ dưới áp lực dư luận, cô rồi sẽ bỏ việc, dâng hiến cả đời cho chồng con, gia đình. Đó là điều cô không hề muốn.
Nhiều sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto (Canada) đối mặt với nợ nần, tình trạng pháp lý bấp bênh. Ảnh: The Varsity.
Cô không mong 4 năm ròng rã tiếp theo, cô sẽ băn khoăn liệu đời mình sẽ khác nếu ngày đó, cô chấp nhận lá thư từ ĐH Toronto.
Cuối cùng, gia đình Shoena quyết định dồn hết tiền vốn để lo cho việc học của 2 chị em, vay thêm từ công ty bảo hiểm tư nhân nhằm trang trải 240.000 CAD – số tiền họ dự toán cho tấm bằng.
Thông thường, sinh viên quốc tế ở Canada phải đóng học phí gấp 3-5 lần so với sinh viên trong nước. Nhưng tại ĐH Toronto, con số cao gấp 10 lần.
Năm 2021, sinh viên quốc tế theo học khoa Khoa học và Nghệ thuật (FAS) ở đây đóng 58.160 CAD/năm, mức thu đối với sinh viên trong nước là 6.100 CAD.
Điều này không có gì lạ khi ĐH Toronto là trường thu học phí cao nhất đối với sinh viên quốc tế bậc đại học ở Canada. Thậm chí, người ta mặc định du học sinh ở trường này luôn giàu có, đến trường trên chiếc Bugatti sáng bóng, khoác áo Prada và đựng sách vở trong túi LV.
Dù thực tế, phần lớn trong khoảng 25.000 sinh viên quốc tế tại ĐH Toronto không như vậy. Akaash Palaparthy, học năm 3, từ Ấn Độ, cho biết quen một sinh viên quốc tế khác sở hữu 2 ô tô, một căn nhà tại Canada. Nhưng anh nhấn mạnh du học sinh giàu chỉ là thiểu số.
Video đang HOT
Tháng 9/2021, The Varsity đưa ra báo cáo về sinh viên quốc tế đang chật vật với tiền vé máy bay và thuê nhà. Mạng lưới Vận động cho Sinh viên Quốc tế (ISAN) cũng thông tin một số du học sinh không thể tiếp tục theo học ĐH Toronto vì tài chính.
Năm học 2020-2021, trường dạy online 100% nhưng vẫn tăng 5,3% học phí đối với du học sinh và giữ nguyên mức thu đối với người học trong nước do chính quyền địa phương yêu cầu.
Cuối năm học, thu nhập ròng của trường đạt 726 triệu CAD, hơn 40% trong số đó đến từ học phí du học sinh dù không chỉ thiệt thòi vì học trực tuyến, họ còn gặp khó khăn vì lệch múi giờ, lo âu với việc đóng cửa biên giới và không nhận được trợ cấp từ chính phủ.
Ngoài ra, du học sinh tốt nghiệp gần đây có nguy cơ bị trục xuất khi thị trường lao động ảm đạm vì dịch. Do đó, việc sinh viên quốc tế ở Canada gặp khủng hoảng tinh thần là điều dễ hiểu.
Theo Cao ủy Ấn Độ tại Canada, 8 du học sinh người Ấn đã tự tử kể từ năm 2020. Chuyên gia tin rằng con số thực tế cao hơn do nhiều vụ khác không được báo cáo khi tư tưởng kỳ thị người tự tử vẫn phổ biến.
Cuộc sống du học sinh tại ĐH Toronto không hào nhoáng. Họ vẫn chật vật chi trả mức học phí cắt cổ, bị bóc lột, sống trong tình trạng pháp lý bấp bênh, thiếu hỗ trợ nhất quán từ Canada. Họ đau khổ, mặc cảm, thậm chí mạo hiểm để theo đuổi việc học nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chật vật với các khoản phí
Rebecca Sinne là sinh viên năm nhất từ Nam Phi. Để theo học ĐH Toronto, cô gom góp kinh phí từ nhiều nguồn – cha trả học phí 2 năm đầu, di sản từ ông lo liệu thêm 3 quý và làm thêm để trang trải phần còn lại. Tám tháng trước khi bay sang Toronto, Rebecca vẫn dành 8-11 tiếng/ngày làm thêm tại nhà trẻ.
Gia đình mong cô và em trai tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở đất nước khác. Du học rồi tìm kiếm công việc, định cư là cách để thực hiện mong ước đó.
Cô từng nghĩ đã lo liệu đủ chi phí. Nhưng sau đó, hàng loạt khoản khác phát sinh. Nữ sinh không hề biết phải trả gộp học phí vào tháng 9 và 11 hàng năm, thanh toán từ ngân hàng nước ngoài tốn thêm chi phí chuyển đổi.
Kauel Rajeshkumar Brahmbhatt tìm kiếm học bổng nhưng phần lớn chúng dành cho sinh viên trong nước. Ảnh: The Varsity.
Nhân viên tuyển sinh ĐH Toronto từng đến trường tư vấn cũng không đề cập đến chi phí thực tế cho ăn ở, đi lại ở Toronto. Họ chỉ nói học phí 60.000 CAD, phí ký túc 9.500 CAD và khoảng 5.000 CAD/năm để sinh hoạt, không nói phí đi lại bao nhiêu hay các cửa hàng nằm cách khu ký túc bao xa.
Rebecca nói thêm nhân viên tuyển sinh không minh bạch về khả năng du học sinh được nhận học bổng, những gì họ nói chỉ là lời quảng cáo để mời chào sinh viên.
“Họ cứ nói học ở đây rẻ hơn nhiều so với Mỹ, em nên đến học”, Rebecca cho hay.
Nhân viên tuyển sinh của trường từng nói có rất nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế nhưng không nêu chi tiết. Sau đó, khi tìm hiểu, Rebecca nhận ra sự thật không phải vậy.
Năm học 2021-2022, trường dành 42,6 triệu CAD hỗ trợ sinh viên quốc tế bậc đại học và sau đại học, du học sinh có thể tiếp cận 5.300 học bổng khuyến khích học tập. Một vài trong số đó dành riêng cho du học sinh, còn lại là cho tất cả sinh viên ĐH Toronto.
Kauel Rajeshkumar Brahmbhatt, sinh viên năm nhất từ Kenya, từng tìm kiếm học bổng và phát hiện phần lớn chúng dành cho sinh viên Canada. Học bổng cho du học sinh chỉ khoảng 1.500-2.000 CAD, mức cao nhất là 5.000 CAD – con số quá nhỏ so với học phí họ phải đóng.
Cơ hội giành học bổng giữa các khoa, chương trình không giống nhau. Arthur Hamdani, sinh viên năm 2 từ Indonesia, nhận thấy học bổng cho du học sinh chủ yếu rơi vào khoa Quản lý hoặc Khoa học đời sống trong khi ngành cậu học – Tiếng Anh và Báo chí – lại không có học bổng nào.
Lester B. Pearson là học bổng toàn phần (cả học phí, chi phí sinh hoạt) duy nhất song độ cạnh tranh cao. Rebecca, Kauel, Arthur đều ứng tuyển nhưng không được. Năm 2021, chỉ 37 trong số 2.237 ứng viên nhận học bổng này, tức tỷ lệ chỉ ở mức 1,65%.
Tổn thương tinh thần khi du học
Hiện tại, Shoena học năm nhất tại ĐH Toronto. Cô cho biết học phí du học sinh là vấn đề nhạy cảm vì “quá nhiều giấc mơ gắn chặt với nó”. Nữ sinh chọn đến đây để nhận nền giáo dục tốt hơn, được làm việc, sinh sống ở nơi “tương lai tốt đẹp”.
Cô cảm thấy dễ có cơ hội định cư tại Canada hơn các nước giàu có khác. Vì thế, dù phải trả mức phí cắt cổ, cô vẫn kiên trì.
“Mỗi ngày, tôi phải nỗ lực để chứng mình với bố mẹ rằng mình đang làm điều tốt nhất và số tiền được chi đúng”, Shoena chia sẻ.
Akaash Palaparth làm thêm, cân nhắc từng đồng và cảm thấy sống nặng nề, kiệt quệ. Ảnh: The Varsity.
Cô học hành, làm việc chăm chỉ, cảm thấy có lỗi nếu nghỉ ngơi. Cô muốn khám phá, đi chơi với bạn bè nhưng không thể vì còn khoản vay khổng lồ cần trả.
Điểm số trở nên quan trọng hơn khi sinh viên trả để 5.816 CAD cho mỗi khóa học. Nếu không thi tốt, Shoena đau đớn. Kỳ đầu tiên, cô thi không tốt, không dám kể với bố mẹ khi phần lớn thành viên trong gia đình từng phản đối việc du học.
Chi phí cao khiến không sinh viên quốc tế nào mà The Varsity phỏng vấn bỏ dở khóa học khi đã quá thời hạn hoàn tiền 100% (thường vào tuần thứ 2 của học kỳ). Sinh viên Canada bỏ dở sẽ nhận lại 75% học phí, tức bỏ phí 150 CAD. Nhưng với du học sinh, con số đó là 1.500 CAD.
“Thực sự, chúng tôi rất căng thẳng. Nhiều đêm, tôi vừa học vừa khóc. Tôi thực sự không thể chịu đựng nổi”, Shoena tâm sự.
Với Akaash, nghĩ đến số tiền bố mẹ bỏ ra, cậu không thể rũ bỏ cảm giác tội lỗi. Không khí quanh người cũng trở nên “đặc quánh, nặng nề”. Nam sinh để ý đến từng đồng mình có, cân nhắc mọi khoản chi tiêu và thấy kiệt quệ.
Emeritus John P. Portelli, GS tại ĐH Toronto, nghiên cứu về công bằng xã hội và vấn đề bình đẳng trong giáo dục, thấu hiểu học phí cao đối với sinh viên quốc tế gây căng thẳng, gây ra những vấp váp và “không công bằng cho du học sinh”.
Bản thân GS Portelli đến Canada năm 1977 với tư cách sinh viên quốc tế hệ sau đại học từ Malta, trải qua ngày tháng khó khăn để lo liệu việc học tiến sĩ. Ông từng làm nghề giao hàng trong một mùa hè, bốc hàng từ nhà kho lên xe tải để “sống sót” khi du học.
Chờ đón mùa du học mới
Năm 2022, các nước trên thế giới thực hiện nhiều chính sách đón sinh viên quốc tế, du học sinh Việt mong chờ dịch Covid-19 lắng xuống, để khởi đầu năm học mới tốt đẹp.
Các trung tâm du học, học sinh, sinh viên tại Việt Nam mong chờ vào mùa tuyển sinh mới năm 2022, đây được xem là giai đoạn quan trọng để thị trường du học hồi phục sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lên đường ngay sau Tết
Bùi Quốc Toàn (19 tuổi, ngụ TP HCM) vừa đỗ vòng tuyển sinh sớm của ĐH Northeastern (Mỹ). Ngày 23-1, Quốc Toàn đã đến Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM để hoàn thành thủ tục visa. Em cho biết đang liên hệ và tìm hiểu các hãng máy bay có chuyến sang Mỹ sau Tết để đặt vé.
Trước khi bay, Quốc Toàn sẽ làm xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR để đảm bảo an toàn, sau đó khi nhập cảnh, em tiếp tục thực hiện một lần xét nghiệm nữa. Dù đã tiêm 3 mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhưng Toàn vẫn chuẩn bị tinh thần cách ly tại nơi ở. Để kịp thời gian nhập học, ngay sau Tết, Toàn sẽ bay sang Mỹ.
Cũng như Quốc Toàn, Kim Thảo (20 tuổi, ngụ TP HCM) đã chuẩn bị hành lý, giấy tờ, visa để lên chuyến bay thương mại sớm nhất sang Úc. Thảo cho hay chuyến đi lần này, em đặt rất nhiều mong đợi. Dù còn lo lắng vì tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp nhưng Thảo đã hoãn bay 3 lần, chờ đợi và học trực tuyến gần một năm nên em quyết định sẽ lên đường du học và cẩn trọng khi nhập cảnh. Ngoài những đợt xét nghiệm bắt buộc, Thảo còn chuẩn bị thêm 20 bộ xét nghiệm nhanh để phòng thân.
"Em đã mua vé bay vào ngày 22-2, mong từ đây đến khi lên chuyến bay sang Úc sẽ không có gì thay đổi về chính sách. Ngay khi đến Úc, em sẽ tự cách ly và xét nghiệm sau 3 ngày, 7 ngày. Chi phí đợt này sang Úc khá cao, nên em lựa chọn đường bay chuyển tiếp. Đã thực hiện được ước mơ sau nhiều năm cố gắng, em cảm thấy hạnh phúc và may mắn" - Thảo chia sẻ.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cho phép gia hạn hiệu lực chính sách miễn phỏng vấn đến hết năm 2022 đối với một số đương đơn xin thị thực là du học sinh, giáo sư, nghiên cứu sinh, học giả ngắn hạn, và chuyên gia xin thị thực diện F, M, và J học thuật.
Sinh viên tham gia Ngày hội du học Úc để tìm hiểu những điều kiện mới khi sang Úc và các chương trình học bổng.
Nhiều học bổng chờ đợi
Trong Ngày hội du học Úc được tổ chức tại TP HCM, nhiều trường ĐH đã giới thiệu các chính sách học bổng hấp dẫn từ 10 - 100% học phí. Đại diện khu vực Đông Nam Á của ĐH Canerra, cho biết trong năm 2022, trường sẽ có các mức học bổng từ 10% đến 25% cho sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó là 1.500 AUD cho các chi phí như vé máy bay, chỗ ở...
Còn đại diện Trường ĐH Melbourne thông tin sẽ có những học bổng lên đến 100% hoặc 50%, tùy vào điểm GPA của sinh viên. Và những học bổng này sẽ được trao cho du học sinh theo học bằng hình thức trực tiếp và cả trực tuyến.
Cũng tại buổi hội thảo, đại diện các trường thông tin rằng năm 2022, Chính phủ Úc sẽ cho phép sinh viên quốc tế làm thêm gần như không quy định thời gian. Trong khi đó, trước đây chính phủ nước này sinh viên quốc tế chỉ được làm thêm tối đa 40 giờ/2 tuần.
Theo Campus France, cơ quan của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều chương trình học bổng danh giá của Chính phủ Pháp dành cho sinh viên quốc tế. Nổi bật nhất là chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus, với học bổng toàn phần cho hai năm học. Ở đây, sinh viên quốc tế được đào tạo về hệ thống điện, lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo, điều khiển tự động và điện tử.
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội trải nghiệm môi trường quốc tế và chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhận hai hoặc ba bằng thạc sĩ trong lĩnh vực hệ thống điện hiện đại. Đặc biệt là sinh viên được trải nghiệm học tập ở Pháp và 2 nước châu Âu khác.
SAT cho phép thi trên máy tính và rút ngắn thời gian thi
Theo College Board, đơn vị tổ chức và quản lý SAT (Scholastic Assessment Test), từ năm 2023, thí sinh các quốc gia trên thế giới có thể làm bài thi SAT trên máy tính hoặc máy tính bảng, thời gian làm bài giảm từ 3 giờ xuống 2 giờ. Riêng đối với Mỹ, hình thức thi này sẽ được chính thức áp dụng vào năm 2024. Bài thi SAT sẽ được làm ngắn gọn và đơn giản hơn.
Hiện, các Trường ĐH ở Mỹ có xu hướng loại bỏ điểm thi SAT ra khỏi điều kiện bắt buộc khi tuyển sinh. Động thái này được đưa ra khi dịch bệnh làm gián đoạn, huỷ bỏ các cuộc thi SAT trên toàn cầu.
Du học sinh làm bạn với sách những ngày xa quê Dù lựa chọn ebook hay sách giấy, nhiều du học sinh Việt Nam dành thời gian để bầu bạn cùng trang sách khi chưa thể về nước do tình hình dịch bệnh căng thẳng. Trước khi bay nửa vòng Trái Đất để đi du học, Phạm Trang Hương (sinh viên ngành Báo chí, Đại học La Habana, Cuba) xếp vào trong vali của...