Trớ trêu chuyện du học mùa dịch
Việc gặp phải muôn vàn khó khăn khi du học vào đúng mùa dịch đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch và dự định của nhiều du học sinh Việt Nam.
Du học “online”
Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, du học sinh tại các nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc trở về Việt Nam vì nhiều lý do, như không có chuyến bay, một số nước có lệnh phong tỏa, phải cách ly tập trung… Nếu hoàn thành được thủ tục, thì bạn trẻ đều sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên, việc học tập vẫn tiếp tục diễn ra dưới hình thức trực tuyến khiến cho nhiều du học sinh gặp phải những khó khăn nhất định.
Bạn Nguyễn Quốc Trung, du học sinh năm thứ 2 tại Canada chia sẻ: “Canada và Việt Nam cách nhau 12 tiếng, nên thời gian học thường ngày của mình sẽ bắt đầu từ 12h đêm đến rạng sáng hôm sau. Vì chênh lệch múi giờ quá nhiều, lúc mọi người ngủ thì mình lại học, cộng thêm việc ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính nên không thể tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, chán nản hay mất tập trung trong lớp học. Thực sự nó ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe của mình”.
Có lẽ đây là tình trạng chung đối với tất cả các bạn du học sinh khi học trực tuyến.
Bạn Nguyễn Quốc Trung, du học sinh Canada chia sẻ những khó khăn trong quá trình học trực tuyến tại Việt Nam (Ảnh: NVCC).
Bên cạnh đó, khi đi du học, các bạn sinh viên đều mong muốn được tiếp thu những nền văn hóa mới và giao lưu với những người bạn mới. Bạn Nguyễn Hạnh Chi, du học sinh năm thứ 3 tại Hà Lan chia sẻ: “Việc giao tiếp với các bạn nước ngoài là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp mình phát triển khả năng ngôn ngữ và cải thiện sự tự tin khi giao tiếp với người lạ”.
Tuy nhiên, việc học online đã gây ra những hạn chế nhất định trong việc kết nối giữa con người với con người. Việc thảo luận và trao đổi ý kiến giữa các nhóm gặp trở ngại lớn, tư duy phản biện không được phát huy trong các lớp học.
Thêm vào đó, ngồi học một mình trước màn hình máy tính sẽ không có động lực như ở trên giảng đường, dễ gây cảm thấy uể oải, mệt mỏi dẫn tới tình trạng trì hoãn bản thân. Khi có thắc mắc, thay vì hỏi trực tiếp trong tiết thì sinh viên phải gửi email cho giảng viên và mất một khoảng thời gian mới có được câu trả lời.
Hơn vậy, do tình hình dịch bệnh tại các nước diễn biến khác nhau nên bài tập được giao cũng sẽ thiếu đi tính thực tế hơn trước.
Ngoài ra, vì học qua nền tảng internet nên không thể tránh khỏi trường hợp đường truyền trục trặc hay mất kết nối. Điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình truyền đạt thông tin của giảng viên và quá trình tiếp thu bài giảng của sinh viên.
Video đang HOT
Bạn Nguyễn Hạnh Chi, du học sinh Hà Lan chia sẻ về những trăn trở trong thời gian học trực tuyến (Ảnh : NVCC).
Không chỉ vậy, điều khiến các bạn du học sinh trăn trở nhất chính là không được hỗ trợ học phí trong thời gian học trực tuyến này. Nếu ở Việt Nam chi phí học tập và sinh hoạt một năm sẽ rơi vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng thì khi đi du học chi phí đó sẽ đắt đỏ hơn gấp nhiều lần.
Chỉ riêng tiền học tại các trường nổi tiếng, thuộc hạng cao bên Mỹ trung bình sẽ rơi vào khoảng 50.000 USD/năm (hơn 1 tỷ đồng), các nước châu Âu là 7.000-8.000 Euro/năm (hơn 200 triệu đồng), các nước châu Á như Nhật Bản là 700.000 yên/năm (hơn 140 triệu đồng, Hàn Quốc là 6.000 USD/năm (hơn 140 triệu đồng), Singapore là 10.000 USD/năm (hơn 160 triệu đồng)… tùy thuộc vào ngành học.
Có thể thấy, mức học phí ở các nước đều rất cao. Nhiều người cho rằng khi học trực tuyến, sinh viên không sử dụng cơ sở vật chất, điện nước,… trong khuôn viên trường, hơn nữa dịch bệnh tác động lớn tới nền kinh tế của các nước, vì vậy các trường đại học nên có những khoản hỗ trợ nhất định cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế.
Tuy nhiên, hầu hết các trường đều không có chương trình cắt giảm học phí, khiến cho sinh viên quốc tế lẫn sinh viên trong nước đều cảm thấy không hài lòng. Đặc biệt là tại các nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ,…, sinh viên quốc tế sẽ phải đóng học phí theo năm chứ không đóng theo tháng hay theo kỳ như sinh viên trong nước.
Bên cạnh học phí, tiền nhà cũng là một khoản gây “đau đầu” trong thời gian về nước. Tại Hàn Quốc, mặc dù dịch bệnh, nhưng sinh viên vẫn được phép đi làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng tại các nước khác mức giá thuê nhà vẫn giữ nguyên như cũ. Tại Australia, một số chủ nhà còn chuyển từ hình thức thu theo tháng sang thu theo tuần.
Quay trở lại trường nhưng tiếp tục học 70% trực tuyến
Sau một thời gian học bằng hình thức trực tuyến, cuối tháng 7, đầu tháng 8 là lúc các sinh viên lần lượt đáp chuyến bay đến các nước để chuẩn bị cho kỳ học mùa thu. Vì tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn diễn ra căng thẳng, đại sứ quán không thể hoạt động hết công suất nên việc xin visa cũng mất nhiều thời gian hơn trước.
Bạn Nguyễn Quỳnh Nhi, du học sinh năm thứ 3 tại Thụy Sĩ chia sẻ: “Ở Hà Nội mặc dù số lượng học sinh, sinh viên xin visa đông hơn nhưng được dán ở Hà Nội luôn nên vẫn kịp thời gian học. Còn bạn mình ở trong TPHCM phải đợi gửi sang Malaysia để dán, đến thời điểm hiện tại vào năm học rồi nhưng vẫn chưa có visa để bay sang”.
Bên cạnh visa, tất cả các nước đều yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính trước khi lên máy bay. Trong thời gian dịch bệnh này, các thủ tục nhập cảnh sẽ gắt gao hơn, đòi hỏi các bạn du học sinh phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng.
Các du học sinh Canada chưa tiêm vaccine phải thực hiện cách ly 2 tuần và tự chi trả phí (Ảnh : NVCC).
Tại Canada, nếu chưa tiêm vaccine, các du học sinh phải thực hiện cách ly trong khoảng thời gian 2 tuần và tự chi trả phí cách ly khoảng 15-17 triệu đồng. Việc này đòi hỏi các sinh viên phải căn chỉnh thời gian bay sang sao cho hợp lý để kịp bắt đầu năm học mới.
Còn tại châu Âu sẽ chia ra thành 3 nhóm: nhóm 1 là các nước không có nguy cơ, nhóm 2 là các nước nguy cơ và nhóm 3 là các nước nguy cơ cao. Việt Nam nằm ở nhóm 2, vì vậy sinh viên được phép cách ly tự nguyện.
Còn tại Hàn Quốc hay các nước châu Á khác, du học sinh bắt buộc phải cách ly tại nhà trong vòng 2 tuần tính từ lúc bay sang. Đối với những sinh viên gặp vấn đề chưa thể sang đúng hạn, một số trường có phương án tạo điều kiện nhưng cũng có trường từ chối giải quyết, sinh viên phải chấp nhận nghỉ học một kỳ và nhập học vào kỳ sau.
Vào kỳ học mùa thu này, các trường đã bắt đầu mở lại các học phần trực tiếp tuy nhiên vẫn chưa thực sự trở lại trạng thái bình thường. Sinh viên sẽ học khoảng 30% số tiết trực tiếp tại giảng đường, còn lại 70% vẫn tiếp tục theo hình thức trực tuyến.
Một số lớp số lượng quá đông như tại châu Âu là trên 75 người thì sẽ học hoàn toàn qua hình thức trực tuyến. Trong quá trình học tập, sinh viên cần tuân thủ nhiều quy định về tiêm chủng, cách ly, hạn chế đi lại tùy theo yêu cầu của mỗi quốc gia.
Bên cạnh những suy nghĩ, đắn đo về chất lượng học tập cũng như học phí nay lại có thêm những lo toan về chi phí sinh hoạt trong thời gian này. Đó là những trăn trở chung của tất cả các bạn sinh viên khi đi học ở một quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc được học tập ở những môi trường tốt nhất trên thế giới vẫn mang lại rất nhiều lợi ích cho các bạn du học sinh. Các du học sinh Việt đều mong muốn những khó khăn này chỉ là tạm thời và sẽ có những giải pháp để có thể thích ứng với tình trạng này.
Song bằng Tú tài Mỹ: nhân đôi cơ hội - Nhân đôi lợi thế
Chương trình Tú tài Mỹ của Trường Povidence Country Day - Vietnam Campus do Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool triển khai độc quyền cho phép học sinh được nhận bằng Mỹ ngay khi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam với nhiều lợi thế.
Buổi học trực tuyến cùng cố vấn học tập của Hệ thống trường quốc tế
Thực trạng du học tại Việt Nam trong thời kì "bình thường mới"
Ngày càng nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư giáo dục cho con. Theo thống kê, chi tiêu này chiếm gần nửa tổng chi tiêu trong gia đình. Nhiều phụ huynh sẵn sàng chi 3 - 4 tỷ USD mỗi năm cho con du học - chứng tỏ du học tự túc đang ngày càng phổ biến tại nước ta. Theo Globalvisas, Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 nước có học sinh, sinh viên du học nhiều nhất trên thế giới với con số lên đến 19,000 ngàn người (thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, bộ GD&ĐT năm 2019).
Học sinh được đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, số lượng hồ sơ xin du học của học sinh tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2020 đến nay giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Một phân tích vào cuối năm 2020 của Viện Nghiên cứu Chính sách Công của Mỹ cho thấy số lượng du học sinh đến Mỹ năm học 2020-2021 suy giảm từ 63%~98% so với năm học 2018-2019, rơi vào khoảng 6.000 đến 12.000, thấp nhất kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc (con số đầu tiên được ghi nhận là 7.800 vào năm học 1947-1948).
Theo dự báo, kinh tế khó khăn sẽ còn kéo dài. Trong khi người khác còn ngần ngại, nhiều cha mẹ vẫn mạnh dạn xây dựng "bệ phóng" cho con, chuyển hướng sang giải pháp du học tại chổ để bảo đảm an toàn, tiết kiệm chi phí và vẫn có thể giúp con tiếp thu nền giáo dục quốc tế.
Giải pháp mang tên Song bằng Tú tài Mỹ
Nắm được xu thế và thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ, Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool cho ra mắt chương trình học tại Việt Nam nhưng nhận bằng Tú tài Mỹ, phối hợp với 2 đối tác trường học danh tiếng tại Mỹ là Hudson Global Scholars - thành viên của Quỹ đầu tư giáo dục Sterling Partners, và Trường Providence Country Day - một trong những trường phổ thông uy tín được NEASC kiểm định chất lượng và là đối tác của các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Chương trình Tú tài Mỹ chỉ có tại Hệ thống iSchool
Với lộ trình học tập gồm 6 học kỳ kéo dài 2-3 năm, chương trình học 100% bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh hoàn thành 6 tín chỉ quốc tế để nhận bằng tú tài cùng với 18 tín chỉ chuyển đổi từ chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Mặc dù học tại Việt Nam nhưng các học sinh sẽ được trải nghiệm môi trường giảng dạy chuẩn Mỹ với đội ngũ giáo viên quốc tế cùng cố vấn học tập Việt Nam luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ trong quá trình học tập. Với lợi thế được học tập và tiếp tục phát triển tại Việt Nam, các học sinh sẽ không mất thời gian làm quen và hòa nhập với môi trường mới, tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng từ sốc văn hóa, lệch múi giờ hay thay đổi khí hậu môi trường sống.
Với chi phí chỉ bằng 10% so với du học sớm, thay vì phải mất khoảng 4-5 tỷ cho du học bậc phổ thông tại Mỹ, 5-6 tỷ nếu theo học 12 năm học tại các trường quốc tế tại Việt Nam, chương trình song bằng Tú tài Mỹ được đánh giá là lựa chọn tiết kiệm và hợp lý cho nhiều phụ huynh.
Học trực tuyến cùng cố vấn học tập
Ngoài ra, sự khác biệt lớn của chương trình Song bằng Tú tài Mỹ đó là sau khi hoàn thành khóa học, học sinh sẽ được nhận ngay bằng Tú tài Mỹ song song với bằng Tú tài Việt Nam. Khi đó, các học sinh sẽ có nhiều ưu thế trong việc lựa chọn theo học các trường đại học trong tương lai, đặc biệt là có cơ hội được tuyển thẳng vào các trường Đại học thuộc top 40 của Mỹ.
Thí sinh học tại Việt Nam lấy bằng Tú tài Mỹ để mở rộng cánh cửa du học quốc tế.
Tấm bằng Tú tài Mỹ không chỉ có giá trị như một sự công nhận mà còn là sự chuẩn bị kỹ lưỡng để học sinh sẵn sàng hoà nhập vào môi trường học tập quốc tế. Bởi ngoài bằng cấp, học sinh còn được trang bị đầy đủ kỹ năng và hành trang mà một "công dân toàn cầu" cần có.
Mới 13 tuổi, nam sinh TP.HCM đã tự tìm hiểu rồi giành học bổng của 6 trường ở Mỹ: Tiết lộ cách đặc biệt để gây ấn tượng khi phỏng vấn Thành tích của Đồng Khởi khiến ai cũng phải ngỡ ngàng. 2021 là một năm vô cùng đặc biệt với nam sinh Phan Nguyễn Đồng Khởi (sinh năm 2008), học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, TP Thủ Đức. Ở tuổi 13, nếu nhiều học sinh khác còn đang chưa biết cấp III nên thi trường gì thì Đồng Khởi đã giành được...