Việt Nam đứng tốp đầu về số du học sinh tại Mỹ
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 6 trong những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ, đứng thứ 2 toàn cầu về số lượng sinh viên theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ.
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 17-11 cho biết theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) mới công bố ngày 16-11, Mỹ tiếp tục là điểm đến hàng đầu của sinh viên quốc tế, đón tiếp hơn 914.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 200 quốc gia trong năm học 2020-2021.
Một chương trình trực tuyến định hướng dành cho du học sinh Việt Nam 2021 trên website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ với 21.631 sinh viên trong năm học 2020-2021. Việt Nam cũng tiếp tục đứng thứ 2 toàn cầu về số lượng sinh viên theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ, chiếm tới gần 11% tổng số sinh viên quốc tế theo học tại các trường này.
Trong 21.631 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, 70,6% học cao đẳng, đại học, 15,6% sau đại học, 12,1% tham gia vào chương trình thực tập không bắt buộc (OPT), và 1,6% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng.
Sinh viên Việt Nam ở Mỹ tiếp tục thể hiện sự quan tâm cao đến các ngành trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (STEM), và Kinh doanh/Quản trị. 46% sinh viên Việt Nam ở Mỹ theo học các ngành STEM và 26,9% theo học các ngành Kinh doanh/Quản trị.
Tính chung trong tổng sinh viên quốc tế, Kỹ thuật vẫn là ngành học phổ biến nhất với 20,9% sinh viên quốc tế theo học trong lĩnh vực này, tiếp theo là các lĩnh vực Toán học, Khoa học Máy tính (19,9%), và Kinh doanh/Quản trị (15,9%).
“Chính phủ, các trường đại học và cao đẳng Mỹ đã thực thi nhiều chính sách linh hoạt giúp tiếp nhận các sinh viên quốc tế trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức học tập một cách an toàn, mang lại cơ hội và sự hỗ trợ cho sinh viên quốc tế trong thời gian khủng hoảng toàn cầu”- Đại sứ quán Mỹ khẳng định.
Quy định làm thêm cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, Nhật, Úc, du học sinh nên biết
Tại Mỹ, Anh, Úc,... sinh viên quốc tế sẽ được phép làm thêm thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần vào kì nghỉ.
Làm thêm trong quá trình du học không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập nhằm cải thiện chi phí sinh hoạt mà còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sống và mở mang các mối quan hệ.
Video đang HOT
Dưới đây là quy định làm thêm đối với sinh viên quốc tế ở một số quốc gia:
1. Mỹ
Tại Mỹ, sinh viên sẽ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ trong phạm vi nhà trường nếu được cấp visa F1 - một dạng visa dành cho sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, các trường cấp 3, đại học, học viện,...
Đối với những sinh viên có nhu cầu làm việc bên ngoài trường học phải xin giấy phép từ Sở di trú Mỹ với điều kiện hoàn thành 1 năm học tại Mỹ, có visa F1 hợp lệ và làm việc những công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học hoặc đi thực tập.
2. Anh
Tại Anh, sinh viên quốc tế toàn thời gian có thể linh hoạt xin việc làm bán thời gian trong thời gian theo học tại một trường đại học hoặc cao đẳng ở Anh.
Các công việc trong trường hầu hết được cung cấp tại các thư viện, nhà sách, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng tập thể dục, lễ tân, quán ăn, hướng dẫn viên trong khuôn viên trường,...với thời gian từ 10-20 giờ/tuần. Trong các kỳ nghỉ và ngày lễ, họ có thể làm việc tới 40 giờ/ tuần.
Những công việc bên ngoài trường bao gồm nhân viên giao hàng, thu ngân, nhân viên điều hành nhập dữ liệu, bồi bàn,...Sinh viên được phép làm việc tối đa 20 giờ trong một tuần ngoài giờ học. Tuy nhiên, trong các kỳ nghỉ, họ có thể làm thêm giờ và cũng có thể chọn làm việc toàn thời gian trong khoảng thời gian đó.
3. Úc
Sinh viên quốc tế tại Úc có thể linh hoạt làm việc bán thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần vào kỳ nghỉ.
Một số công việc làm thêm bán thời gian tại Úc như: gia sư riêng, thu ngân, người giao hàng, phục vụ bàn, pha chế, quản lý chăm sóc khách hàng,... Lương làm thêm ở Úc được quy định trung bình từ 14-20 AUD/giờ (khoảng 250.000 - 350.000 đồng/giờ).
Sinh viên làm việc trên 6 tháng phải đăng kí mã số thuế. Ngay cả khi sinh viên làm việc bán thời gian, nhưng với thu nhập từ 18.200 USD/ năm (khoảng 412 triệu) trở lên, sinh viên sẽ phải trả thuế thu nhập cho năm kết thúc vào ngày 30/6.
Du học sinh Nhật Bản làm thêm phục vụ tại quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Ảnh minh họa: iStock.
4. Nhật Bản
Để đủ điều kiện làm thêm tại Nhật, sinh viên cần xin giấy xác nhận của nhà trường, phải đảm bảo vẫn duy trì kết quả học tập trên lớp và chỉ được đi làm trong thời gian không có giờ học.
Du học sinh tại Nhật Bản được quy định có thể làm việc tối đa 28 giờ/ tuần trong thời gian học tập.
Trong thời gian nghỉ hè hay nghỉ đông, sinh viên có thể làm tối đa 8 giờ/ngày.
Mức lương trung bình khi làm thêm tại Nhật Bản dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/giờ.
Một số công việc cho sinh viên lựa chọn như phát báo, dạy tiếng Việt, nhân viên siêu thị, phục vụ quán ăn, nhà hàng,...
5. Hàn Quốc
Sinh viên du học Hàn Quốc muốn đi làm thêm phải khai báo với nhà trường và văn phòng xuất nhập cảnh. Để có thể xin đi làm thêm, sinh viên phải đăng kí theo học khóa học chính quy và đã học hết một học kỳ (sau hơn 6 tháng).
Sinh viên đại học (D-2) đạt yêu cầu TOPIK sẽ được làm 20 - 25 tiếng trong tuần; cuối tuần (thứ Bảy, Chủ Nhật) làm thêm không giới hạn. (Trường hợp được làm tối đa 25 tiếng trong tuần là sinh viên của các trường đại học uy tín được chứng nhận).
Yêu cầu về TOPIK: sinh viên năm 1,2 cần có TOPIK từ cấp 3 trở lên, sinh viên năm 3,4 và cao học cần có TOPIK từ cấp 4 trở lên.
Sinh viên đại học (D-2) không đạt yêu cầu TOPIK sẽ chỉ được làm 10 tiếng trong tuần, 10 tiếng cho 2 ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ Nhật).
6. Canada
Canada đã có chính sách vô cùng cởi mở với sinh viên du học về vấn đề làm thêm nên Canada đang thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến đất nước này theo học tại các trường.
Sinh viên dù là học ở trường cao đẳng hay đại học, công lập hay tư thục đều có thể làm thêm trong và ngoài trường 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Thậm chí, sinh viên không cần phải xin giấy phép làm việc (work permit).
Số giờ lý tưởng cho sẽ giao động từ 12-16 giờ. Có 3 loại hình công việc phổ biến cho du học sinh bao gồm: làm việc trong trường, làm thêm công việc ngoài trường và làm việc trong chương trình co-op (thực tập sinh).
Một số công việc bán thời gian hàng đầu cho sinh viên tại Canada là: trợ giảng, tài xế Uber, kế toán, trợ lý bán hàng, đầu bếp, pha chế,...với mức lương trung bình từ 13-25 CAD/ giờ (tương đương 240.000 - 460.000 đồng/giờ).
7. New Zealand
Tại New Zealand, thời gian làm thêm của sinh viên quốc tế là 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Để xem bản thân có được phép tìm việc làm thêm hay không và làm ở đâu, sinh viên cần kiểm tra thông tin trên visa du học của mình.
Sinh viên bậc thạc sĩ hoặc tiến sĩ có thể làm việc toàn thời gian trong khi họ đang theo học.
Tùy theo công việc, khả năng tiếng Anh và năng lực làm việc của mình, sinh viên sẽ được trả mức lương xứng đáng. Thu nhập bình quân dao động từ NZ$13 - NZ$16/giờ (tương đương với 220.000 - 260.000 đồng/giờ).
Trả thuế là điều bắt buộc. Mức thuế hiện tại dành cho những người có mức thu nhập dưới NZ$14,000/năm (khoảng 230 triệu đồng) là 10,5%. Trước khi bắt đầu làm thêm, mỗi sinh viên cần lấy số IRD từ cục thuế của New Zealand (Inland Revenue).
Giấc mơ Australia xa vời vì mắc kẹt trong dịch Hàng chục nghìn sinh viên quốc tế đăng ký vào các trường đại học Australia gần 2 năm trước vẫn chưa thể nhập cảnh. Sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng vì chờ đợi trong mỏi mòn. Khi Sovia Gill (23 tuổi, Ấn Độ) nghe tin Australia sẽ mở cửa biên giới quốc tế từ tháng 11, cô choáng ngợp trong...