Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú chị em có thể chủ động phòng tránh
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú là gì?
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ chính là tuổi người phụ nữ. Hầu hết các bệnh ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.
Một số phụ nữ sẽ bị ung thư vú ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác mà họ biết. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là sẽ mắc bệnh, và không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có tác động như nhau. Hầu hết phụ nữ có một số yếu tố nguy cơ, nhưng hầu hết phụ nữ không bị ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, phòng tránh
- Không hoạt động thể chất: Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh: Phụ nữ lớn tuổi thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
- Uống nội tiết tố: Một số hình thức liệu pháp thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi thực hiện hơn 5 năm.
- Tiền sử sinh sản: Mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú và chưa từng mang thai đủ tháng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Uống rượu: Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư vú của phụ nữ tăng lên khi có thói quen uống nhiều rượu.
Video đang HOT
- Nghiên cứu cho thấy rằng, các yếu tố khác như hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, thay đổi các hormone do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
- Tuổi: Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi; hầu hết ung thư vú được chẩn đoán sau 50 tuổi.
- Đột biến gen: Thay đổi di truyền (đột biến) đối với một số gen nhất định, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ được thừa hưởng những thay đổi di truyền này có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn.
- Tiền sử kinh nguyệt: Kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi .
- Bộ ngực dày: Vú dày đặc có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ, đôi khi có thể khiến bạn khó nhìn thấy khối u trên chụp quang tuyến vú. Phụ nữ có bộ ngực dày dễ bị ung thư vú.
- Tiền sử cá nhân bị ung thư vú hoặc một số bệnh vú không phải ung thư: Phụ nữ đã từng bị ung thư vú có nhiều khả năng bị ung thư vú lần thứ hai. Một số bệnh vú không phải ung thư như tăng sản không điển hình hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ cao hơn nếu có mẹ, chị gái hoặc con gái (người thân cấp một) hoặc nhiều thành viên trong gia đình bên mẹ hoặc bên cha bị ung thư vú. Có người thân nam giới cấp độ một bị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ.
- Điều trị trước đây bằng cách sử dụng xạ trị: Những phụ nữ được xạ trị vào ngực (như điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước 30 tuổi có nguy cơ cao bị ung thư vú sau này trong cuộc đời.
Giảm 25kg trong 6 tháng giúp người phụ nữ phát hiện sớm ung thư
Chị Andrea Richardson (49 tuổi, Anh) đã giảm 25kg trong 6 tháng. Chị cảm thấy rất may mắn vì nhờ thế chị có thể sờ thấy khối u ở ngực trái và phát hiện được sớm bệnh ung thư vú.
Tháng 7/2019, chị Andrea Richardson, 49 tuổi đến từ Coppull, Anh, quyết định đã đến lúc phải bắt đầu giảm cân.
"Tôi luôn trong tình trạng thừa cân kể từ khi có con gái đầu lòng, Elizabeth, vào năm 1997. Khi tôi sinh con gái thứ hai, Isabelle, hiện 18 tuổi thì cân nặng của tôi lên xuống thất thường. Quần áo của tôi ngày càng chật hơn và tôi thậm chí còn không nhận ra rằng mình đã mua những bộ quần áo ngày càng lớn hơn cho đến khi tôi dọn dẹp gọn gàng hơn tủ quần áo vào một ngày ", chị Richardson nói.
Việc giảm 25kg trong 6 tháng đã thay đổi rất nhiều cuộc sống của chị Richardson.
Chị cho biết bước ngoặt lớn của chị là khi một ngày chị ngồi trong xe hơi và cảm thấy không thoải mái.
"Tôi thực sự có cảm giác như bụng tôi đang "ngồi" trên đùi mình", chị Richardson nói.
Sau đó, Richardson tham gia chương trình giảm cân Slimming World và giảm khoảng 25kg trong vòng 6 tháng.
Vào tháng 8/2020, chị nghe nói về nỗi sợ hãi ung thư của một người bạn. Vì thế, chị quyết định tự kiểm tra và phát hiện có một khối u ở ngực trái. Sau khi làm xét nghiệm, các bác sĩ thông báo chị mắc ung thư vú giai đoạn một.
"Khối u thực sự gần với thành ngực của tôi. Nếu tôi không giảm tất cả số cân đó, tôi sẽ không bao giờ phát hiện ra khối u sớm như vậy và câu chuyện của tôi có thể đã rất khác với câu chuyện mà tôi đang chia sẻ hôm nay. Phát hiện sớm, điều trị ung thư vú có tỷ lệ thành công cao hơn nhiều, vì vậy việc giảm đã thực sự cứu sống tôi", chị Richardson nói.
Theo một nghiên cứu của Thụy Điển được công bố trên Science Daily năm 2017, phụ nữ thừa cân và béo phì đối mặt với nguy cơ cao hơn là không tìm thấy khối u ung thư vú cho đến khi các khối u trở nên lớn. Kết quả của cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ có chỉ số BMI cao nên tầm soát ung thư vú thường xuyên hơn.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, chị đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật để cắt bỏ khối u và điều trị xạ trị chuyên sâu. 5 tháng sau khi tìm thấy khối u, chị đã hoàn thành liệu trình điều trị của mình.
5 tháng sau khi giảm cân, chị tự kiểm tra và đã phát hiện một khối u ở ngực trái.
"Nghe có vẻ điên rồ, nhưng tôi cảm thấy may mắn. Bây giờ tôi có cái nhìn mới về cuộc sống. Cuộc sống thực sự rất mong manh và bạn nên trân trọng từng khoảnh khắc, cả điều tốt và điều xấu bởi vì đó là điều tạo nên con người của chúng ta", chị Richardson nói với Fox News.
"Bị ung thư vú đã thay đổi tôi nhưng tốt hơn. Cuộc hành trình của tôi đã dạy tôi đặt bản thân lên hàng đầu và khiến tôi nhận ra rằng tôi mạnh mẽ và kiên cường", chị cho biết thêm.
Richardson hiện tham gia một nhóm hỗ trợ mọi người giảm cân tại địa phương và hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các thành viên khác về việc coi trọng sức khỏe của họ.
"Không có gì phải xấu hổ khi thừa nhận rằng bạn cần được giúp đỡ trong cuộc sống. Tham gia vào nhóm đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Tôi đã thay đổi cách nấu thức ăn của mình, tôi kiểm soát được những gì mình ăn và tôi cảm thấy rất tuyệt", chị Richardson chia sẻ.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Ung thư vú có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú gồm:
- Khối u không đau ở ngực
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
- Có hạch ở hố nách.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác. Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV)...