Những trẻ có nguy cơ bị huyết áp cao?
Khi nó đến huyết áp cao ai cũng nghĩ rằng đó là bệnh của người lớn. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều trẻ em cũng bị bệnh huyết áp cao, thậm chí còn thấy bệnh này ở trẻ sơ sinh. Vậy cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị bệnh huyết áp cao?
Bệnh huyết áp cao ở trẻ có thể phát triển từ chỗ hoàn toàn không có triệu chứng tới chỗ có biểu hiện nghiêm trọng. Nếu trẻ chưa đến tuổi đi học có huyết áp hơn 120/80mg, trẻ đến tuổi đi học có huyết áp hơn 130/90mg thì chúng bị huyết áp cao.
Hầu hết trẻ được phát hiện khi được kiểm tra sức khỏe đình kỳ. Huyết áp cao ở mức độ nhẹ có thể có những triệu chứng tương đối kín đáo như chậm phát triển, dễ bị kích động, nôn nóng, chóng mệt, cá tính thay đổi, hành động thất thường, không tập trung… Ngoài ra, trẻ còn có thể không biểu hiện triệu chứng gì, đặc biệt là huyết áp cao do hẹp động mạch chủ. Nhưng huyết áp cao trầm trọng cũng biểu hiện những triệu chứng như ở ngườilớn: động kinh, ý thức thay đổi, thị lực kém (nhìn không rõ, thậm chí còn bị mù), thần kinh cục bộ bất thường (liệt nửa người, suy tim). Một số trẻ bị huyết áp cao do viêm động mạch lớn, huyết áp của trẻ rất cao và thường được chẩn đoán khi bị động kinh một lần hoặc liên tục. Hầu hết trong số đó khi chọc tủy, kết quả bình thường nhưng lại phát hiện ra huyết áp rất cao khi đo huyết áp.
Thông thường không phân biệt được triệu chứng của bệnh huyết áp cao với triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, cần phải đo huyết áp cho trẻ khi chúng bị ốm nặng.
Trẻ em cũng có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ em
Video đang HOT
- Béo phì và thừa cân làm tăng khả năng cao huyết áp gấp 3 lần, tình trạng béo phì và thừa cân ngày càng gia tăng và kéo theo đó là nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Mắc các bệnh về thận.
- Bệnh hẹp động mạch thận.
- Bệnh về động mạch chủ
- Xem tivi hay chơi game vi tính quá lâu sẽ có nguy cơ cao huyết áp.
Đối với trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh huyết áp cao. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao ở trẻ sơ sinh là những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Nguyên nhân thường gặp khác ở trẻ sơ sinh là bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ.
Làm gì khi trẻ bị bệnh huyết áp cao?
Khi trẻ bị huyết áp cao, trước hết phải cố gắng để trẻ sinh hoạt bình thường, không nên làm cho chúng nghĩ rằng mình có bệnh, giúp trẻ có lòng tin chiến thắng bệnh tật, không nên làm cho trẻ quá căng thẳng hoặc mệt mỏi. Nếu trẻ bị huyết áp cao cấp tính như bị viêm tiểu cầu thận cấp tính kéo theo huyết áp cao chẳng hạn cần để trẻ nghỉ ngơi hoặc điều trị ở bệnh viện, để tránh dẫn tới bệnh não, xung huyết tuần hoàn cấp tính, suy tim… nguy hiểm tới tính mạng.
Thứ hai, cần đưa trẻ tới bệnh viện tìm nguyên nhân dẫn tới huyết áp cao. Nếu không tìm ra nguyên nhân, mà lại thấy trẻ bị béo phì, gia đình có bệnh sử huyết áp cao thì cần nghĩ tới huyết áp cao bẩm sinh. Khi đó, cần kiểm tra lượng mỡ trong máu, phải hạn chế cho trẻ ăn mỡ và giảm bớt lượng thực phẩm.
Thứ ba, cần phải giảm bớt lượng muối ăn trong thực phẩm vì một trong những nguyên nhân của huyết áp cao là ăn quá mặn.
Thứ tư, điều trị bằng thuốc. Đối với những trẻ bị nhẹ, cố gắng chỉ dụng một loại thuốc hạ huyết áp, có thể dùng kết hợp với nhiều loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với những trẻ bị nặng.
Thứ năm, cần phải chú ý ngăn ngừa việc do huyết áp quá cao mà nguyhiểm tới tính mạng của trẻ. Khi chúng nhức đầu, mắt kém hoặc động kinh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện điều trị hoặc cho dùng thuốc hạ huyết áp, sau khi bệnh ổn định rồi mới đưa tới bệnh viện điều trị.
Theo Vnmedia
3 việc làm sau khi uống rượu bia có thể gây nguy hiểm chết người
Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy lưu ý tránh làm một số việc sau khi uống rượu, bia.
Theo TS. Nguyễn Duy Thịnh (Khoa Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội): Hiện tượng đỏ mặt hay gặp phải khi uống rượu có thể được giải thích như sau: Mỗi người có ngưỡng đáp ứng khác nhau đối với nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn cao sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng dễ bị đỏ lên. Có người khi uống bia rượu đỏ mặt, có người thấy đỏ ở cổ, hay lưng và mắt. Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Thật ra việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc, không quá chén.
Ảnh minh họa
Dễ mắc bệnh gan
Rượu gây nhiều tác hại trên gan, đây là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan. Một trong những căn bệnh dễ thấy nhất là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau ở bụng, mệt mỏi. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan...
Dễ mắc bệnh huyết áp cao
Còn các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) đã thu thập số liệu của hơn 1.700 người và thấy rằng, những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. đã chi ra răng nhưng ngươi bi đo măt khi dùng đồ uống có cồn thường tưu lương kem và có nguy cơ tăng huyêt ap cao hơn nhưng ngươi khac.
Nhom nghiên cưu của TS. Jong Sung Kim Sau khi tiên hanh cân đôi đô tuôi, sô đo cơ thê, thê trang va thoi quen hut thuôc đã đưa ra kết luận, nguy cơ bi huyêt ap cao tăng lên khi nhưng ngươi bi đo măt uông nhiêu hơn 4 chen hang tuân. Đôi vơi trương hơp không bi đo măt, nguy cơ bi huyêt ap cao cũng se tăng lên nêu ho uông rươu bia nhiêu hơn 8 chen mỗi tuân. Huyêt ap cao do uông rươu bia la nguyên nhân chinh gây nên nhưng cơn đau tim va đôt quy vi chung keo gian cac mach mau.
Theo Trí Thức Trẻ
10 nhóm người dễ bị ung thư 'tấn công' nhất Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa. 1 Người uống trà đặc, nóng mỗi ngày Thường xuyên uống trà đặc ở nhiệt độ cao (trên 70 độc C) không...